Bất ngờ khi thống kê chi tiêu 32 triệu/tháng cho 2 con, đôi vợ chồng ở Hà Nội nhanh chóng rà soát lại từng khoản để phát hiện giải quyết ngay những điều này
Theo chị Thanh Hường chia sẻ: “Các bậc phụ huynh khác cũng thử đặt bút tính chi tiết chi phí cho các con chắc chắn sẽ phát hiện nhiều bất ngờ đấy”.
Hai vợ chồng bất ngờ vì chi phí nuôi 2 con tới 32 triệu/tháng
Việc nuôi con, đặc biệt là với các gia đình đang sống tại thủ đô chưa bao giờ là đơn giản. Chi phí đắt đỏ, sinh hoạt phí cao, cộng thêm tiền học phí, học thêm luôn khiến các gia đình phải đau đầu để cân đối chi tiêu, làm sao cho con có môi trường phát triển tốt nhất nhưng vẫn nằm trong khoản tài chính mà bố mẹ có thể chu cấp được.
Mới đây, chị Thanh Hường (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) cũng đã chia sẻ bảng thống kê chi tiêu cho 2 bé trong vòng 1 tháng được chị ghi chép lại. Bất ngờ thay, chi phí cho hai bé tất tần tật lên tới 32 triệu. Trong đó một bé đang học Tiểu học và một bé đang học mẫu giáo lớn. Một con số khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Bảng chi tiêu 1 tháng cho 2 con (1 học Tiểu học và 1 học mẫu giáo lớn) của chị Thanh Hường.
Liên hệ với chị Thanh Hường, chị cho biết: “Số tiền nuôi 2 bé được mình phân bổ đều hàng tháng, có tháng ít, có tháng nhiều, nên tính chính xác của con số chỉ là tương đối trong tháng đó mà thôi.
Gia đình mình cũng là một gia đình bình thường như bao gia đình khác. Thu nhập của hai vợ chồng hiện giờ chủ yếu từ làm công ăn lương. Mình làm ở công ty nước ngoài, chồng là công chức nhà nước, tiền lương vừa đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.
Con số trung bình 32 triệu/tháng nuôi hai con, nhìn qua nhiều người thấy giật mình, nhưng mình tin là nếu các bố mẹ sinh sống và nuôi con ở những thành phố đắt đỏ như ở Hà Nội, đa số sẽ hiểu và đồng cảm với con số đấy”.
Ưu tiên lựa chọn tốt nhất cho con nhưng trong tầm kiểm soát
Vợ chồng chị Thanh Hường đều thống nhất từ khi có bé đầu tiên là cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất trong khả năng để nuôi dưỡng và dạy dỗ con. Cố gắng đảm bảo con được học ở môi trường giáo dục tốt, con được rèn luyện thể chất và các kỹ năng mềm phù hợp.
Video đang HOT
Cả hai vợ chồng chị luôn tôn trọng sở thích và nhu cầu của con, định hướng nhưng không bắt ép, nên khi con không thích học môn năng khiếu gì, bố mẹ sẽ cho con nghỉ. Nếu môn năng khiếu theo đề xuất của con phù hợp với tính cách và túi tiền của bố mẹ, bố mẹ cũng ủng hộ.
Gia đình chị Thanh Hường.
Các cụ có câu “Đói cũng phải cho con đi học”. Theo chị Thanh Hường: “Bố mẹ có thể ăn ít đi một chút, mặc bình dân một chút, nhưng việc học và ăn của con thì không xuề xòa được”. Bởi lẽ, mỗi gia đình sẽ có một quan điểm chi tiêu khác nhau. Nhưng chị Hường cũng tin rằng các phụ huynh khác trong lớp của con chị nói riêng và các phụ huynh ở Việt Nam nói chung sẽ dành rất nhiều tâm huyết cho việc nuôi dưỡng giáo dục con.
Chị Hường cho biết, mình rất ít đắn đo trong việc quyết định cho con học thêm một kỹ năng gì, nhưng khá chặt chẽ trong việc mua sắm đồ đạc cho con. “Hai bạn nhà mình quần áo chỉ mặc đồ giảm giá sản xuất của Việt Nam, ba lô đi học quy định 2 năm mua một lần, hỏng một chút cũng phải cố dùng. Điều này vừa là giảm chi phí, vừa để mình dạy con tính tiết kiệm và yêu quý đồ dụng học tập.
Con mình thỉnh thoảng cũng khó chịu và so sánh, vì các bạn ở lớp thay cặp sách ít nhất 1 năm 1 lần, quần áo toàn được mẹ order từ nước ngoài về. Những lần con thắc mắc mình đều cố gắng giải thích để con hiểu và trân trọng đồ dùng của mình, và quý giá trị đồng tiền”.
Với chị Hường, chị sẽ không quá áp lực trong việc nuôi dạy con vì chị tự thấy bản thân không quá cầu toàn, không đặt nặng quá nhiều tham vọng vào con, không cho con đi học vì sự hơn thua, mà vì để con vui, được sống và học tập theo đúng sở thích và sở trường của con.
Cả hai vợ chồng chị Thanh Hường đều thống nhất quan điểm muốn để con vui, được sống và học tập theo đúng sở thích và sở trường của con.
Với chị: “Đứa trẻ ở nông thôn nếu có ý chí, sau này vẫn có thể thành công hơn những đứa trẻ thành thị. Đứa trẻ học trường tư chắc gì đã giỏi giang hơn đứa trẻ trường công. Nhưng điều đó không có nghĩa là để tiết kiệm chi phí mình sẽ giảm phần đầu tư học hành cho con, có khi còn phải đầu tư thêm nữa nếu thực sự cần thiết.
Cách duy nhất là bố mẹ kiềm chế chi phí cá nhân của mình và cố gắng tăng thu nhập, làm việc chăm chỉ hiệu quả hơn. Bố mẹ chăm chỉ làm ăn không chỉ để nuôi dạy con tốt hơn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội”.
Thừa nhận bảng chi vượt kiểm soát 25% so với dự tính và phương án giải quyết đề ra
Kế hoạch chi tiêu cho con đầu năm nay của chị Thanh Hường chỉ tầm 25 triệu/tháng cho 2 bé đổ xuống, nhưng thực tế tính ra vượt 25% làm chị cũng phải suy nghĩ. Và đúng là cũng có một số khoản hơi thừa thãi, có thể giảm xuống như việc mua đồ dùng sách vở.
Trung bình hai tháng chị Hường cho con ra nhà sách mua truyện và sách tham khảo một lần. Mỗi lần cả mẹ và con mua cũng khá tốn kém, vì sách nào cũng hay cũng thấy hữu ích, không muốn bỏ quyển nào cả. Nhưng nhiều quyển về con đọc vài trang đầu là chán, có quyển còn mới nguyên chưa đọc lần nào.
“Đầu năm mình thường dự trù kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong một năm đó. Bản thân mình cũng phải tự chỉnh đốn lại chi tiêu cá nhân. Từ ngày bạn thứ hai học mẫu giáo lớn, mình cắt giảm tiền shopping quần áo mỹ phẩm, hai năm nay rồi gần như mình không đi spa, giảm bớt chi phí tập gym,…
Tính ra số tiền tiết kiệm đó cũng có thể đóng học phí một học kỳ cho con. Chi phí cho con luôn là ưu tiên số một và chiếm phần lớn trong ngân sách này. Mình dành khoảng 60% chi phí nuôi con cho việc học chính khóa, ngoại khóa, sách truyện và các hoạt động trải nghiệm; 25% cho việc ăn uống đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; còn lại cho du lịch, quần áo, thuốc men,…”.
Ngoài ra, chị Hường cũng đang nghĩ tới việc cắt giảm phần du lịch theo hướng hạn chế du lịch dài ngày sang chảnh ở các resort vì cả hai bạn nhà chị đều rất thích đi resort mà hướng đến du lịch trải nghiệm ngắn ngày.
Hạn chế du lịch dài ngày sang chảnh ở các resort mà hướng đến du lịch trải nghiệm ngắn ngày để tiết kiệm chi phí và giúp con có thể tiếp thu nhiều điều bổ ích hơn.
Phần học của con cả hai vợ chồng đang cố gắng ổn định ở mức chi phí hiện tại vì với điều kiện thu nhập bây giờ, gia đình chị Hường rất khó để nuôi con cao hơn 32 triệu/tháng.
Cũng theo chị Thanh Hường, nhiều người sau khi đọc bảng chi phí của chị chia sẻ cũng có sự “sốc nhẹ ban đầu”. Nhưng sau khi tính thử, một số bà mẹ còn kêu trời vì chi phí nuôi hai con của họ còn cao hơn kha khá với con số của chị đã chia sẻ (ít nhất từ 5 triệu/ bé).
Con số này cao hơn như thế nào do điều kiện kinh tế mỗi gia đình, rất khó so sánh. Tuy nhiên, theo chị Hường: “Các bố mẹ khác cũng thử đặt bút tính chi tiết chi phí cho các con cả năm và phân bổ đều, chắc chắn sẽ có nhiều bất ngờ đấy”.
Chưa vội có con, vợ chồng trẻ bị nói "tịt"
Nhieu nguoi quan điem cuoi nhau ve cu phải nhanh nhanh có con thì moi ben lau, moi bình thuong. Còn chúng toi khong nghĩ vạy, chỉ là thay đủ yeu thì cuoi.
Chúng toi ket hon khi còn khá trẻ, toi vua ra truong đi làm chua đay hai nam, còn anh cũng chua đen 30. Chúng toi van muon dành nhung nam tháng thanh xuan theo đuoi su nghiẹp và nhung trải nghiẹm thú vị nhu du lịch, phim ảnh, học them kỹ nang moi.
Vì vạy, sau cuoi, vo chong toi quyet định sẽ ke hoạch 3 nam. Bo mẹ hai ben khong may đong ý. Mẹ chong thì muon som có cháu be bong. Còn mẹ đẻ thì so toi bị dị nghị hay nhà chong trách quo. Chong toi đã đung ra nói chuyẹn voi cả hai gia đình, thuyet phục rang chúng toi van còn trẻ và còn nhieu du định can hoàn thành cũng nhu muon xay dung kinh te truoc khi đón chào thành vien moi. Ong bà cũng dan xuoi, ton trọng quyet định của con.
Nam đau troi qua trong bình yên. Dù đôi lần bắt gặp những câu gợi ý hơi phiền phức của họ hàng, người quen như "đẻ đi cháu ơi, thời buổi này nhiều người khó con lắm" hay "thế còn ham chơi à hay sao mà kế hoạch?".
Từ năm thứ 2 trở đi, tần suất nhận được những lời tọc mạch nhiều lên và mức độ bất lịch sự cũng tăng lên. Tôi đi chợ cùng mẹ chồng, bà bán rau quen của mẹ nhìn tôi tỏ vẻ lo âu: "Thế vẫn chưa có gì à? Hay mày cau điếc". Mẹ chồng nét mặt sa sầm, kéo tôi đi chỗ khác. Còn tôi thì phải mất mấy phút mới hết sốc vì mình bị chửi quá độc địa.
Còn các bà dì họ của tôi thì có hành động rất kỳ cục - "Nào lại đây dì xoa bụng cho nhanh có con". Họ còn nhắc nhở bố mẹ tôi nên bảo ban chúng tôi đi khám kẻo để lâu ngày là "tịt". Lẽ nào chúng tôi được ăn học tử tế, có đầy đủ trình độ, văn minh lại không biết tự chăm sóc, kiểm tra lấy sức khoẻ mà đợi họ nhắc khéo.
Những sự vô duyên trên không làm hai vợ chồng lung lay kế hoạch, chỉ là tôi thấy bực tức vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý bố mẹ chúng tôi. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện có cháu, vẻ mặt các ông bà lại buồn xo, rồi cứ tìm cách lảng sang chuyện khác để họ đừng đoán già đoán non, đừng đưa ra những lời độc mồm nữa.
Vì thương bố mẹ hai bên nên cuối cùng chúng tôi quyết định đẩy kế hoạch có cơn lên sớm hơn nửa năm. Đúng như dự kiến, mới chỉ "thả cửa" 2 tháng, tôi đã có tin vui. Chúng tôi kiểm tra sức khoẻ sinh sản và bồi bổ thường xuyên, tự tin mình có đầy đủ yếu tố để có con dễ dàng và bình thường.
Khỏi phải nói bố mẹ chúng tôi rất vui, chỉ đợi tôi qua tam cá nguyệt thứ nhất để đi khoe mọi người. Khi biết tin, nhiều người vui vẻ chúc mừng gia đình, cùng có người dửng dưng nói "Thế à?", dù trước đó họ tỏ ra rất sốt sắng hỏi han ly do vì sao vợ chồng tôi chưa có con.
Có người còn vô duyên đến nỗi hỏi thằng mặt hai vợ chồng cách chữa vô sinh. Không ngờ, đến lúc có bầu rồi tôi vẫn bị người ta nói ra nói vào là mình có vấn đề trong chuyện sinh nở.
Không hiểu sao trên đời lại có những người bất lịch sự đến vậy. Đến khi nào thì mọi người mới chịu hiểu con cái là quả ngọt chứ không phải là áp lực?
Những tai nạn giường chiếu cực nguy hiểm, chuyên gia hiến kế xử lý tình huống Khi tình dục thăng hoa, không làm chủ được cảm xúc dễ dẫn đến những tai nạn giường chiếu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai bên. Vì thế, mỗi cặp vợ chồng nên cẩn thận, đừng khiến "cuộc yêu" trở thành những cơn ác mộng và nỗi sợ hãi. Gãy dương vật Đây là một trong những...