Bất ngờ có thêm một hậu quả của COVID-19: Bệnh nhân đã khỏi bỗng rụng răng mà không hề đau

Theo dõi VGT trên

Trong khi cả thế giới háo hức chờ đợi những loại vắc-xin COVID-19 đầy tiềm năng, thì một số bệnh nhân đã khỏi bất ngờ báo cáo một “dư chấn” kinh khủng mà chưa ai biết đến. Đó là răng của họ tự nhiên rơi ra.

Có lẽ năm 2020 và đại dịch do virus corona mới vẫn chưa ngừng làm cho con người sửng sốt. Bởi ngay khi cả thế giới tưởng rằng chúng ta gần như hiểu hết về đại dịch rồi, sắp có vắc-xin rồi, thì một số bệnh nhân từng bị bệnh lại báo cáo thêm một hậu quả mới.

Đầu tháng này, khi Farah Khemili, 43 tuổi, ở Voorheesville (New York, Mỹ) cho một cái kẹo bạc hà vào miệng thì cô chợt thấy cảm giác lạ lạ: Một chiếc răng ở hàm dưới lung lay dữ dội.

Farah nói cô chưa rụng chiếc răng vĩnh viễn nào. Thế mà ngay hôm sau, cái răng tự rơi ra khỏi miệng cô. Không chảy máu. Cũng không đau.

Bất ngờ có thêm một hậu quả của COVID-19: Bệnh nhân đã khỏi bỗng rụng răng mà không hề đau - Hình 1

Bệnh nhân đã khỏi COVID-19 bỗng bị rụng răng mà không chảy máu, không đau. Ảnh minh họa: Rivervista.

Mắc COVID-19 từ mùa Xuân năm nay, Farah đã khỏi bệnh và cô tham gia vào một nhóm hỗ trợ online, vì cô gặp rất nhiều triệu chứng kéo dài: Đau cơ, đau thần kinh, đờ đẫn…

Chưa có bằng chứng rõ ràng nào rằng virus corona mới gây rụng răng. Nhưng trong số những người tham gia nhóm hỗ trợ online nói trên, có những bệnh nhân khác nói rằng răng họ bị rơi ra sau khi khỏi COVID-19. Ngoài ra, lợi (nướu) của họ trở nên nhạy cảm, răng bị mẻ hoặc chuyển màu ghi. Đây là những triệu chứng mới tinh ở những bệnh nhân đã khỏi, ngoài những vấn đề đã được ghi nhận trước đây như rụng tóc, sưng ngón chân

Bất ngờ có thêm một hậu quả của COVID-19: Bệnh nhân đã khỏi bỗng rụng răng mà không hề đau - Hình 2

Việc bệnh nhân chịu nhiều hậu quả kéo dài khiến các bác sĩ cũng căng thẳng. Ảnh minh họa: New York Times.

Video đang HOT

Một số nha sĩ cho rằng, vì chưa có đủ dữ liệu, nên không chắc rằng việc rụng răng ở bệnh nhân đã khỏi đó có phải chỉ do COVID-19 thôi hay không.

Nhưng nhiều chuyên gia cũng cho rằng, các bác sĩ, đặc biệt là nha sĩ, nên chú ý đến khả năng này, bởi vì số người nhiễm COVID-19 trên thế giới, cụ thể là ở Mỹ, vẫn đang tăng nhanh, mà số người bị sẵn các bệnh về răng miệng (dù bệnh nhẹ) thì lại rất nhiều. Nếu đúng là virus corona mới còn gây thêm rụng răng nữa thì việc điều trị càng tốn kém gấp bội.

Chẳng hạn, Farah có thể phải tái tạo xương ở chỗ răng bị rụng, chi phí sẽ khoảng 50.000 đôla (hơn 1,1 tỷ đồng).

Bất ngờ có thêm một hậu quả của COVID-19: Bệnh nhân đã khỏi bỗng rụng răng mà không hề đau - Hình 3

Chi phí cho việc điều trị sẽ rất tốn kém, nếu bệnh nhân đã khỏi COVID-19 lại còn rụng răng. Ảnh minh họa: New York Times.

Nhưng kể cả những bệnh nhân sống lành mạnh cũng chưa chắc “thoát” được hậu quả này. Một người tên là Diana Berrent cho biết, con trai 12 tuổi của cô cũng bị rụng một cái răng vĩnh viễn sau khi đã khỏi COVID-19 được vài tháng. Bác sĩ của cậu bé nói trước đó cậu không có bệnh lý gì về răng.

Và còn nhiều người khác nữa kể về việc họ bị rụng răng mà không chảy máu, không đau. Một bệnh nhân nữ bị rơi răng khi đang ăn kem. Một người tên là Eileen Luciano ở Edison (New Jersey) bị rụng răng hàm trên vào đầu tháng này, khi đang dùng chỉ nha khoa.

Bất ngờ có thêm một hậu quả của COVID-19: Bệnh nhân đã khỏi bỗng rụng răng mà không hề đau - Hình 4

Các chuyên gia kêu gọi mọi người không chủ quan, vì còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết hết về đại dịch. Ảnh minh họa: Baltimore Sun.

Bác sĩ William W. Li ở một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu các bệnh về mạch máu nói, việc răng rụng mà không chảy máu chút nào là bất thường. Điều đó chứng tỏ có thể có vấn đề ở các mạch máu tại lợi (nướu răng). Rất có thể virus corona mới đã phá hủy những mạch máu vốn giúp giữ cho răng “sống” được, nên bệnh nhân bị rụng răng mới không đau chút nào.

Trong khi các bác sĩ cho rằng còn rất nhiều điều để nghiên cứu về COVID-19, thì Farah hy vọng rằng câu chuyện của cô sẽ như một lời cảnh báo để mọi người đừng chủ quan với căn bệnh này.

Phổi nhân tạo đột phá trong nghiên cứu về virus SARS-CoV-2

Những lá phổi nhân tạo tí hon, được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm từ các tế bào gốc trưởng thành, cho phép các nhà khoa học theo dõi cách thức virus SARS-CoV-2 lây nhiễm vào phổi.

Phổi nhân tạo - đột phá trong nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 - Hình 1


Phổi nhân tạo được coi là bước đột phá trong nghiên cứu về virus SARS-CoV-2. Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Duke và Đại học Cambridge (Anh) đã sản xuất phổi nhân tạo trong hai nghiên cứu độc lập và riêng biệt để kiểm tra sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Mô hình "phổi sống" mô phỏng các túi khí nhỏ lấy oxy mà chúng ta hít thở, được biết đến là nơi diễn ra tổn thương phổi nghiêm trọng nhất do virus chết người này gây ra. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình này để kiểm tra sự lây lan của SAS-CoV-2, từ đó cho phép họ thử nghiệm các loại thuốc tiềm năng và hiểu rõ hơn lý do tại sao một số người mắc bệnh lại có những biểu hiện nặng hơn những người khác.

Trong cả hai nghiên cứu, mô hình phổi cực tiểu 3D được phát triển từ các tế bào gốc giúp sửa chữa các phần sâu nhất của phổi khi SARS-CoV-2 tấn công, được gọi là tế bào phế nang. Theo nhóm nghiên cứu Cambridge, các mô tế bào mà SARS-CoV-2 nhắm tới, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm chính là các phế nang nói trên.

Họ trích xuất các tế bào phế nang từ mô hiến tặng và lập trình lại chúng trở lại giai đoạn "tế bào gốc" trước đó và buộc chúng phát triển thành các cấu trúc 3D giống như phế nang, mô phỏng hoạt động của mô phổi quan trọng. Sử dụng kết hợp hình ảnh huỳnh quang và phân tích di truyền tế bào đơn lẻ, họ có thể nghiên cứu cách các tế bào phản ứng với virus.

Phổi nhân tạo - đột phá trong nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 - Hình 2


Các nhà nghiên cứu đã tự sao chép một tế bào gốc ở phổi để tạo ra hàng nghìn tế bào và một cấu trúc giống bong bóng giống như các mô thở của phổi người. Ảnh: Daily Mail

Khi các mô hình 3D tiếp xúc với SARS-CoV-2, virus bắt đầu nhân lên nhanh chóng, lây nhiễm toàn bộ tế bào chỉ 6 giờ sau. Nhóm nghiên cứu Cambridge giải thích rằng sự nhân lên này cho phép virus lây lan khắp cơ thể, lây nhiễm sang các tế bào và mô khác. Cùng lúc đó, các tế bào bắt đầu sản xuất interferon - loại protein hoạt động như tín hiệu cảnh báo cho các tế bào lân cận kích hoạt hệ thống phòng thủ của mình. Sau 48 giờ, các interferon kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm sinh - tuyến phòng thủ đầu tiên và các tế bào bắt đầu chống lại nhiễm trùng. 60 giờ sau khi nhiễm trùng, một tập hợp con của các tế bào phế nang bắt đầu bị phá hủy, dẫn đến chết tế bào và tổn thương mô phổi.

Mặc dù các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy những thay đổi đối với các tế bào phổi diễn ra chỉ trong vòng 3 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, nhưng các triệu chứng lâm sàng của COVID-19 hiếm khi xảy ra nhanh chóng và đôi khi có thể mất hơn 10 ngày sau khi nhiễm virus thì mới xuất hiện. Nhóm nghiên cứu nói rằng có một số lý do cho việc này. Có thể mất vài ngày kể từ khi virus xâm nhập vào đường hô hấp thì nó mới tấn công được phế nang.

Tiến sĩ Young Seok Ju từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc giải thích rằng phải có một tỷ lệ đáng kể các tế bào phế nang bị nhiễm virus trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng.

"Chúng ta có thể giải đáp nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, chẳng hạn như hiểu được tính nhạy cảm của gien đối với SARS-CoV-2, đánh giá khả năng lây nhiễm tương đối của các virus đột biến và làm sáng tỏ quá trình gây hại của virus trong tế bào phế nang của con người", ông nói.

Phổi nhân tạo - đột phá trong nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 - Hình 3


Tiến sĩ Young Seok Ju giải thích rằng phải có một tỷ lệ đáng kể các tế bào phế nang bị nhiễm virus trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng. Ảnh: Daily Mail

"Chúng tôi hy vọng sẽ sử dụng kỹ thuật của mình để phát triển các mô hình 3D này từ các tế bào của những bệnh nhân đặc biệt dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như người già hoặc người bị bệnh phổi, và tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra với mô của họ", Tiến sĩ Lee cho biết thêm.

Nhóm nghiên cứu Duke sẽ sử dụng mô hình phổi 3D của họ cùng với các kỹ thuật khác, chẳng hạn như thay đổi bất kỳ nucleotit nào trong mã di truyền của virus COVID-19 theo ý muốn. Họ đã có thể điều chỉnh các nucleotit trên để tạo ra một "phiên bản phát sáng" của virus để tiết lộ chính xác vị trí của nó trong mô hình phổi nhỏ.

Giống như các nhà nghiên cứu Cambridge, nhóm nghiên cứu Duke phát hiện ra rằng khi bị nhiễm virus, các thể nội bào khởi động phản ứng viêm do interferon làm trung gian. Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng kiến cơn bão cytokine của các phân tử miễn dịch mà phổi tạo ra để chống lại virus. Sau đó, họ cũng so sánh các mô hình hoạt động gien giữa các phổi nhỏ với các mẫu từ sáu bệnh nhân COVID-19 nặng.

Ralph Baric, đồng tác giả bài báo của Duke, cho biết ông sẽ sử dụng lá phổi nhỏ để hiểu rõ hơn về một chủng SARS-CoV-2 mới được gọi là D614G đã trở thành phiên bản mạnh hơn của virus này. Chủng D614G, xuất hiện ở Italy, có một protein tăng đột biến khiến nó dễ lây nhiễm hơn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổiUng thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi
05:43:27 18/12/2024
Chớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào ngườiChớ dại hâm lại 3 loại đồ ăn này, nguy cơ rước độc vào người
10:02:29 18/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Đột quỵ đứng đầu bảng nguyên nhân gây tử vong tại Việt NamĐột quỵ đứng đầu bảng nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam
09:10:22 17/12/2024
Gieo hạt giống "lạ", chàng trai trồng được củ đậu nặng gần 10kg gây sững sờGieo hạt giống "lạ", chàng trai trồng được củ đậu nặng gần 10kg gây sững sờ
06:51:18 18/12/2024
Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025Vaccine chống ung thư của Nga dự kiến chính thức lưu hành đầu năm 2025
15:45:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?
06:59:08 19/12/2024

Tin mới nhất

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Bệnh nhân sởi tăng cao, tỉnh Bình Dương 'thúc' tiêm nhanh vaccine

Bệnh nhân sởi tăng cao, tỉnh Bình Dương 'thúc' tiêm nhanh vaccine

09:00:36 19/12/2024
Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh, chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chủ động phòng ngừa loãng xương trước khi quá muộn

Chủ động phòng ngừa loãng xương trước khi quá muộn

08:58:41 19/12/2024
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng phòng ngừa loãng xương cần bắt đầu từ việc thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe xương khớp.
'Hồi sinh' cánh tay đứt rời cho nữ công nhân

'Hồi sinh' cánh tay đứt rời cho nữ công nhân

08:56:02 19/12/2024
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã kích hoạt báo động đỏ, chạy đua với thời gian để phẫu thuật nối thành công cánh tay trái đứt rời cho nữ công nhân ở Hà Tĩnh bị tai nạn lao động.
Bé gái 7 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi ăn cháo

Bé gái 7 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi ăn cháo

08:30:49 19/12/2024
Người dân cần lưu ý, nếu có biểu hiện nghi ngờ hóc dị vật như đau, tức, khó thở vùng họng, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt

Phân biệt nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt

08:29:02 19/12/2024
Thực tế, đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi hay người có bệnh nền mà còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khiến người bệnh mất cơ hội điều trị kịp thời và để lại di chứng nặng n...
Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?

Rượu vang tốt hay không tốt cho tim mạch?

08:27:07 19/12/2024
Sau một năm áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, xét nghiệm nước tiểu được lặp lại - nếu nho hoặc rượu vang được tiêu thụ trong khoảng năm ngày trở lại đây, xét nghiệm sẽ phát hiện ra chất này.
Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu

Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali máu

08:24:38 19/12/2024
Hạ kali máu là một rối loạn điện giải phổ biến không được quan tâm nhiều như tăng kali máu. Hạ kali máu có liên quan đến bệnh tim, suy thận, suy dinh dưỡng và sốc.
Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

08:20:19 19/12/2024
Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu.
Ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín

Ngộ độc, tổn thương não do sưởi ấm bằng than trong phòng kín

08:18:22 19/12/2024
Ngay khi tiếp nhận, các bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc để điều trị hồi sức tích cực, thở oxy dòng cao. Hiện tại, cả 4 bệnh nhân đều tỉnh táo và đang được theo dõi tiếp.
Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới

05:51:15 19/12/2024
Trước đây, để điều trị phình động mạch não, người bệnh thường phải đi đến các TP lớn, không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn khiến việc chăm sóc sau can thiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất

05:48:08 19/12/2024
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cháy quán cà phê: Bác sĩ kể "đêm trắng" cấp cứu nhiều nạn nhân ngạt khói

Vụ cháy quán cà phê: Bác sĩ kể "đêm trắng" cấp cứu nhiều nạn nhân ngạt khói

Pháp luật

09:23:26 19/12/2024
23h ngày 18/12, Phòng điều phối, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội nhận được cuộc gọi báo cháy ở một ngôi nhà trên đường Phạm Văn Đồng từ người dân.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?

Sao châu á

08:56:25 19/12/2024
Hyun Bin tham dự show truyền hình sau 13 năm. Tại đây, tài tử đã có nhiều chia sẻ về sự nghiệp và cuộc sống gia đình với Son Ye Jin.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Thế giới

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.