Bắt nạt trực tuyến: Gây nên stress, trầm cảm, tăng động… cho học sinh
Bắt nạt trực tuyến, một hình thức mới của việc bắt nạt được thực hiện trên mạng internet thông qua các thiết bị điện tử, đang ngày càng phổ biến trong học đường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
ThS. Nguyễn Thị Bích Hạnh, ThS. Nguyễn Thị Phương Trang, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã có nghiên cứu khảo sát, phân tích thực hiện trên 500 học sinh trung học phổ thông (THPT) thông qua việc sử dụng Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến (Cyber Victim and Bullying Scale) của tác giả Bayram Cetin (2011) và dụng thang đo BASC-2 SPR-A: hệ thống đánh giá hành vi trẻ em, phiên bản 2 để khảo sát mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và việc bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh.
Báo động tình trạng bắt nạt trực tuyến ở học sinh
Gây hậu quả: stress, lo âu, trầm cảm, tăng động…
Theo nhóm giảng viên này, bắt nạt trực tuyến (BNTT) là hành vi bắt nạt gián tiếp có chủ đích được thực hiện bằng tin nhắn, hình ảnh hoặc video thông qua các thiết bị điện tử được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm một cách riêng tư hoặc công khai nhằm mục đích làm tổn hại về mặt tinh thần, tâm lý và danh dự của người khác (nạn nhân).
Nhóm nghiên cứu cho biết, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm làm rõ ảnh hưởng của việc bị BNTT đối với sức khỏe tâm thần của học sinh THPT để góp phần vào việc xây dựng các chương trình phòng ngừa, can thiệp BNTT.
Nghiên cứu được tiến hành trên 500 học sinh tại 2 trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng gồm 1 trường công lập và 1 trường dân lập được lựa chọn theo nguyên tắc chọn mẫu tiện lợi. Trong đó có 156 học sinh lớp 10, 173 học sinh lớp 11 và 169 học sinh lớp 12. Khách thể nghiên cứu gồm 281 học sinh nữ (56,2%) và 219 học sinh nam (43,8%).
Kết quả phân tích số liệu cho thấy có 32,9% học sinh không bao giờ bị BNTT, 22,1% học sinh hiếm khi bị BNTT, 28,4% học sinh thỉnh thoảng bị BNTT, 7,7% học sinh thường xuyên bị bắt nạt và 9% học sinh rất thường xuyên bị bắt nạt trên mạng.
Mức độ bị bắt nạt trực tuyến của học sinh THPT
Được biết, nhóm nghiên cứu không đưa ra tỉ lệ các học sinh mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần mà chỉ sử dụng số liệu thô để tìm hiểu tương quan với việc bị BNTT.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu cho hay, ở những học sinh bị bắt nạt, kết quả phân tích cho thấy có tương quan thuận ở mức thấp của các vấn đề cảm xúc như stress, lo âu, trầm cảm và vấn đề hành vi như tăng động, khả năng kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.
Cụ thể là một số ít học sinh càng bị bắt nạt nhiều thì càng cảm thấy stress, lo âu và thậm chí là có triệu chứng của trầm cảm.
Kết quả này có thấy, việc bị bắt nạt dù là trên thế giới ảo nhưng lại có ảnh hưởng thực đến tâm lý của học sinh. Đồng thời, ở một số học sinh càng có biểu hiện tăng động, khả năng kiểm soát kém hoặc bất thường cũng có nguy cơ cao trong việc trở thành đối tượng để bắt nạt.
Đối với những học sinh bị bắt nạt bằng lời trên mạng, kết quả cũng cho thấy có mối tương quan thuận giữa stress lo âu trầm cảm, tăng động, khả năng tự kiểm soát kém và tính bất thường với việc bị bắt nạt.
Ở những học sinh là nạn nhân của những hành vi ngụy tạo trên mạng, kết quả cho thấy không có tương quan giữa việc bị bắt nạt và các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên cũng tương tự như việc bị bắt nạt bằng lời, một số ít học sinh càng bị bắt nạt bởi những hành vi ngụy tạo trên mạng thì càng có nhiều vấn đề về stress, lo âu, tăng động, khả năng kiểm soát kém và tính bất thường.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy việc bị BNTT nói chung hay bị bắt nạt bởi các hình thức bằng lời và bằng hành vi ngụy tạo trên mạng nói riêng đều có tương quan thuận với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm, tăng động, khả năng kiểm soát kém và tính bất thường.
Từ kết quả nghiên cứu ta cũng thấy rằng khả năng kiểm soát kém hoặc tính bất thường trong hành vi có thể là yếu tố nguy cơ làm gia tăng việc trẻ trở thành mục tiêu của BNTT.
Tình trạng đáng báo động
Nhóm nghiên cứu cho biết, từ kết quả nghiên cứu về tỉ lệ học sinh bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có thể thấy hiện tượng BNTT là một vấn đề đáng báo động ở địa phương này khi có đến 7,7% học sinh thường xuyên bị bắt nạt và 9% học sinh rất thường xuyên bị bắt nạt trên mạng.
Do đó, nhóm nghiên cứu có kiến nghị, các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm nhiều hơn đến học sinh để kịp thời phát hiện nếu các em đang là nạn nhân của BNTT hoặc đang thường xuyên có những hành vi bắt nạt bạn khác.
Đồng thời, học sinh nam cần được quan tâm hơn học sinh nữ khi phòng ngừa BNTT vì học sinh nam có xu hướng nhiều hơn trong việc trở thành thủ phạm của BNTT.
Nhà trường cùng cán bộ tâm lý học đường cần tổ chức các lớp tập huấn về BNTT cho học sinh, giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu là mình đang bị BNTT, các cách sử dụng internet an toàn và chiến lược ứng phó khi bị BNTT.
Các học sinh cần tự ý thức về các hành vi của mình để không vô tình hoặc cố ý trở thành thủ phạm của BNTT. Học sinh cần sử dụng internet với mục đích lành mạnh và thời gian hợp lý, biết cách tự bảo vệ mình khi tham gia vào cộng đồng mạng.
Về mối liên hệ giữa BNTT và sức khỏe tâm thần (SKTT), kết quả nghiên cứu cho thấy ở một số ít học sinh càng bị BNTT nhiều thì có mức độ biểu hiện về stress, lo âu, trầm cảm, tăng động, khả năng kiểm soát kém và tính bất thường càng cao.
Bên cạnh đó, lớp, mức độ truy cập, thời gian truy cập và mức độ biểu hiện tăng động là những yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán tần suất học sinh có hành vi bắt nạt trực tuyến; stress, lo âu và thời gian truy cập internet là những yếu tố độc lập có ý nghĩa dự đoán tần suất học sinh bị bắt nạt trực tuyến.
“BNTT có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể là yếu tố nguy cơ gia tăng hành vi bắt nạt hoặc hậu quả của việc bị bắt nạt. Do đó, trong phòng ngừa và can thiệp BNTT, sàng lọc các học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần như stress, lo âu … có thể giúp xác định đối tượng cần tập trung. Từ đó áp dụng những biện pháp can thiệp phù hợp” – nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Nhật Hồng ( ghi)
Theo Dân trí
Học sinh rối loạn tâm thần vì áp lực học hành
Áp lực học hành, thi cử, mặc cảm gia đình nghèo khó là những nguyên nhân dễ dẫn đến rối loạn tâm thần ở học sinh THPT.
"Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 TP.HCM tiếp nhận không ít học sinh (HS) THPT đến khám rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm)" - TS-BS Đinh Vinh Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, BV Nhân dân 115, cho biết.
Sợ "xanh mặt" kỳ thi cuối cấp
Vốn thông minh, dí dỏm, H. (nam sinh lớp 12 một trường THPT trên địa bàn quận 10, TP.HCM) luôn được bạn bè quý mến. Tuy nhiên, gần đây H. thường bị mất ngủ, đau đầu, đau nhức cơ thể, chóng mặt, thiếu tập trung trong giờ học, kết quả học tập giảm sút thấy rõ.
Sau khi được đưa đến BV khám, các bác sĩ nhận định H. stress khá nặng do phải "nhồi nhét" quá nhiều bài vở. Chưa hết, áp lực kỳ thi cuối cấp và kỳ thi THPT quốc gia cũng là nguyên nhân đẩy H. rơi vào tình trạng trên. "Sau khi tìm được nguyên nhân khiến H. bị stress, bác sĩ đã tư vấn cùng gia đình tháo gỡ những điểm mấu chốt. Sau thời gian ngắn, nếu tình trạng không cải thiện, các bác sĩ buộc phải dùng thuốc" - BS Quang cho biết.
Trường hợp tiếp theo là của M. (nữ sinh lớp 10 một trường THPT trên địa bàn quận 1, TP.HCM), bị rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi nhập học chừng hai tháng. Do hoàn cảnh khó khăn nên hằng ngày M. đến trường bằng chiếc xe đạp cọc cạch, trang phục không được mới, đẹp như các bạn nữ cùng trang lứa. Mặc cảm vì gia cảnh nghèo khó, M. hầu như tách rời bạn bè.
Chỉ một thời gian ngắn sau nhập học, M. luôn sống trong trạng thái buồn rầu, nhớ trước quên sau, cáu gắt, dễ nóng giận. Đáng lo hơn, M. thiếu tập trung học hành, luôn nghĩ mình vô dụng, không đáng sống và đã có lúc nghĩ đến cái chết. Lo sợ M. có hành động tiêu cực, gia đình vội đưa M. tới BV để được thăm khám. "M. bị trầm cảm do stress kéo dài. Tình trạng khá nặng nên bác sĩ phải dùng thuốc điều trị" - BS Quang cho biết về sức khỏe của M.
TS-BS Đinh Vinh Quang đang khám cho một học sinh lớp 12 bị trầm cảm. Ảnh: TRẦN NGỌC
Học sinh lớp 12 bị rối loạn tâm thần nhiều nhất
"Tỉ lệ các rối loạn tâm thần và yếu tố liên quan ở học sinh THPT tại TP.HCM" là tên đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Thái Thanh Trúc và Vũ Thị Ly Ly Ngọc (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) vừa được trình bày tại hội nghị khoa học do BV quận Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức mới đây.
Tháng 5-2018, nhóm đã khảo sát 1.114 HS tại ba trường THPT trên địa bàn TP.HCM, thu được 1.089 phiếu hợp lệ đánh giá các rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm). Kết quả cho thấy hơn 35% có vấn đề liên quan đến stress, HS có vấn đề liên quan đến lo âu và trầm cảm lần lượt là 59% và gần 39%. Các rối loạn tâm thần ở HS bậc THPT phần lớn dưới dạng kết hợp hai hoặc ba rối loạn với nhau: Trên 24% chỉ bị một rối loạn tâm thần (stress, lo âu hoặc trầm cảm); hơn 20% gặp phải hai vấn đề rối loạn tâm thần (stress và lo âu, trầm cảm và lo âu, stress và trầm cảm); gần 23% mắc cùng lúc stress, lo âu và trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận tỉ lệ HS lớp 12 bị stress và trầm cảm cao hơn HS lớp 10 (lần lượt hơn 1,29 lần và 1,31 lần). Nguyên nhân do HS lớp 12 có khối lượng bài vở lớn, lượng kiến thức tiếp thu nhiều, chưa kể áp lực kỳ thi cuối cấp và kỳ thi THPT quốc gia. Đáng lưu ý, HS cảm nhận kinh tế gia đình ở mức nghèo có tỉ lệ stress cao hơn 1,5 lần so với những em khác.
Theo BS Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh và trị liệu tâm lý, giám định viên pháp y tâm thần, HS bậc THPT, nhất là các em lớp 12 do áp lực học hành, thi cử nên dễ bị rối loạn tâm thần. Ban đầu là stress, sau đó đến lo âu và cuối cùng là trầm cảm. Ở mức độ nhẹ, mỗi khi nghĩ tới chuyện học là các em lo lắng, bồn chồn. Khi trầm cảm trung bình, các em thường than thở sao mình lại kém cỏi hơn người khác. Thậm chí có em muốn chết vì học hành cực quá, có em lên kế hoạch tự tử. Ở mức độ nặng sẽ là nghĩ đến cái chết bằng cách này hay cách khác.
"Để ngăn ngừa các em bị rối loạn tâm thần, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con, động viên con học hết mình nhưng đừng quá áp lực về điểm số, học thì học nhưng chơi cứ chơi. Đặc biệt, đừng so sánh sức học của con với người khác, phải hiểu sức học của con ở mức độ nào để tránh đặt ra mục tiêu quá sức" - BS Khuyên khuyến cáo.
Stress, lo âu, trầm cảm ở HS bậc THPT nếu được giải quyết sớm các em vẫn học tập tốt, sức khỏe bình thường. Ngược lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến thể chất, tinh thần và học lực như mất ngủ, lo âu, ăn uống kém... Tình trạng kéo dài sẽ khiến các em dễ có suy nghĩ và hành động tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết.
TS-BS ĐINH VINH QUANG, Trưởng khoa Nội thần kinh, BV Nhân dân 115 TP.HCM
TRẦN NGỌC
Theo plo.vn
Báo động tình trạng học sinh trầm cảm, tự tử Hàng loạt học sinh đang bị rối loạn tâm thần bởi những áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chuyện tình cảm. Các chuyên gia y tế cảnh báo nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời, xu hướng học sinh trầm cảm có ý nghĩ tự tử sẽ ngày càng "khủng khiếp". Thời gian qua, liên tiếp những...