Bật mí về đề thi lớp 10 tại TPHCM năm 2021
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM sẽ giảm bớt các câu hỏi phân hoá, câu hỏi khó ở cả 3 môn thi là những “bật mí” mới đây của Phó Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Văn Hiếu.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM sẽ giảm câu hỏi khó và độ phân hoá. Ảnh: Hải Nguyễn
Đảm bảo đủ chỗ học
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, hiện tại, TPHCM đã và đang kiểm soát tốt dịch COVID-19. Chính vì thế, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 vẫn sẽ diễn ra vào thời gian đã công bố trước đó, cụ thể là trong hai ngày, ngày 2.6 và 3.6.
Năm nay, TPHCM có 99.569 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, có 83.324 thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh 10, bao gồm cả thường, chuyên và tích hợp. Số chỉ tiêu lớp 10 vào 114 trường THPT trên địa bàn thành phố năm nay là 67.989 chỉ tiêu. Ngoài ra, trong năm học 2021-2022, toàn thành phố còn có 45.430 chỉ tiêu lớp 10 tại 122 trường THPT ngoài công lập, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp nghề, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn thành phố.
Về ôn thi trong tình hình dịch bệnh, ông Hiếu cho biết, các trường THCS có thể tổ chức ôn tập trực tiếp cho học sinh lớp 9 theo hình thức chia các nhóm nhỏ ôn tập trong từng môn thi, theo nhu cầu của học sinh, không tổ chức đông, đảm bảo giãn cách để phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, dù ôn tập bằng hình thức nào dù trực tuyến, trực tiếp, hoặc kết hợp cả hai phương án này thì hiệu trưởng các trường THCS phải xây dựng kế hoạch cụ thể, nhằm hỗ trợ học sinh khối 9 ôn tập hiệu quả, đảm bảo tốt phòng chống dịch COVID-19.
Giảm câu hỏi khó
Về nội dung đề thi, chủ trương của Sở GDĐT thành phố là kỳ thi sẽ vẫn giữ nguyên cấu trúc đề đã công bố từ đầu năm. Tuy nhiên, về ma trận đề, số lượng các câu hỏi phân hoá, câu hỏi khó ở cả 3 môn thi tuyển sinh sẽ được giảm bớt, các câu hỏi ở mức độ cơ bản, thông hiểu và nhận biết sẽ tăng lên. Thế nhưng, vẫn đảm bảo mức độ phân hoá để thực hiện tốt công tác tuyển sinh.
Đề thi vẫn sẽ được ra theo hướng vận dụng, đưa các kiến thức sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó, khi ôn tập, học sinh và giáo viên cần bám sát vào chương trình GDPT hiện hành, học sinh nắm thật chắc các kiến thức cơ bản ở chương trình THCS, nhất là ở bậc lớp 9, ôn tập theo hướng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề liên quan thực tiễn, không nên học tủ, học vẹt.
Video đang HOT
Theo ông Hiếu, đây là thời điểm ôn tập nước rút trước khi các em bước vào Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Vì vậy, hơn bao giờ hết, rất cần phụ huynh có sự đồng hành, theo sát các em trong quá trình ôn tập, đảm bảo sức khoẻ, sự điều độ trong quá trình học, không đặt nặng áp lực cho các em.
Ngoài ra, học sinh cần có một kế hoạch ôn tập khoa học, không thức quá khuya. Việc học là cả một quá trình xuyên suốt cả năm. Việc ôn tập hiện nay chỉ là giúp các em kiểm tra lại các nội dung học tập, các mốc thời gian, điểm lại các nội dung kiến thức, chỗ nào chưa nắm chắc thì nắm lại, chỗ nào đã nắm chắc thì củng cố thêm.
Các em hãy cứ bình tĩnh trong ôn tập, tự tin ôn theo các kiến thức mà thầy cô hướng dẫn, xây dựng và rà soát lại các nội dung kiến thức. Khi bước vào kỳ thi, phải đọc thật kỹ đề, làm đến đâu chắc đến đó. Đặc biệt là dù ôn tập bằng hình thức nào, các em cũng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, đảm bảo sức khoẻ, tự tin bước vào kỳ thi, ông Hiếu dặn dò.
Hơn 15.000 thí sinh rớt công lập
Theo thông tin do Sở GDĐT TPHCM công bố mới đây, năm nay, TPHCM có 99.569 học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, có 83.324 thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh 10, cụ thể 75.854 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 thường; 6.485 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên; 985 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 chương trình tích hợp.
Như vậy, với tổng số 67.989 chỉ tiêu vào 114 trường THPT công lập sẽ có hơn 15.000 thí sinh rớt công lập.
Ôn thi môn Địa lí: Làm thế nào để lấy điểm tối đa?
Để đạt được điểm số cao ở môn Địa lí, giáo viên lưu ý học sinh cần rèn luyện thành thạo kĩ năng xem và trả lời câu hỏi Atlat. Bên cạnh đó, cố gắng lấy điểm ở câu hỏi nhận biết và thông hiểu.
Tô đậm những phần quan trọng
Thầy Hồ Ngọc Quang - Trường THPT DTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, tổng thể sách giáo khoa Địa lí 12 được chia ra làm 4 phần: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế và địa lí vùng kinh tế . Các phần này đều có mối liên hệ qua lại với nhau. Do đó, học sinh cần hệ thống kiến thức trong từng chủ đề, bài cụ thể.
Theo thầy Quang, sau khi đã hệ thống các bài học, có thể đi vào chi tiết từng bài. Đối với mỗi bài cũng có thể hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ...
Thầy Quang lưu ý học sinh kĩ năng Atlat chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong bài thi. Ảnh: NVCC.
Để ghi nhớ kiến thức được lâu và sâu, học sinh có thể dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Đây cũng là cách để nhớ mà không nhất thiết phải cầm SGK học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp các em hệ thống lại bài học.
Dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu sẽ có ở tất cả ở các bài học của lớp 12. Đây là mức độ mà học sinh, đặc biệt là bạn có học lực trung bình cần chú trọng nhằm nắm chắc kiến thức. Bởi, khả năng lấy điểm đối với dạng câu hỏi này là khá lớn.
Với dạng câu hỏi vận dụng, vận dụng cao, thầy Quang lưu ý học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí... Từ đó giúp hình thành các năng lực cần thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
Theo thầy Quang, đề thi có thể xuất hiện một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích các hiện tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư và môi trường... phù hợp với khả năng của học sinh. Đây là những câu hỏi rất thực tiễn.
Đồ hoạ: An Nhiên
Kĩ năng Atlat chiếm tỉ lệ tương đối lớn
Theo thầy Quang, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, câu hỏi sử dụng kĩ năng Atlat Địa lí Việt Nam chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Đây là số điểm tương đối lớn và khả năng lấy điểm dễ dàng đối với các sĩ tử.
Do đó, thầy Quang lưu ý đối với dạng câu hỏi này học sinh cần đọc kĩ ký hiệu theo yêu cầu. Bởi trong Atlat Địa lí Việt Nam có phần ký hiệu riêng cho từng trang. Chính vì vậy, học sinh phải nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản , nông nghiệp , công nghiệp , lâm ngư nghiệp...
Thầy Quang cũng nhắc nhở học sinh, tất cả những câu hỏi trắc nghiệm có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó... đều có thể dùng bản đồ của Atlat để trả lời. Các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, học sinh cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.
Đối với các câu hỏi liên quan đến biểu đồ, thầy Quang cho hay, cũng có một số cách hỏi như chọn phương án đúng hoặc sai đối với 4 nhận xét đã có. Bên cạnh đó, sẽ có những câu hỏi xác định nội dung thể hiện, thực chất là tên của biểu đồ, hoặc xử lí số liệu từ biểu đồ.
Tương tự như làm việc với số liệu thống kê, để trả lời những câu hỏi dạng này, thầy Quang khuyên học sinh cần tiến hành quy trình chung với 3 bước.
Cụ thể, xem xét kĩ biểu đồ đã cho, như dạng biểu đồ, các số liệu ... Sau đó, tìm ra mối liên hệ hoặc quy luật giữa các đối tượng Địa lí được thể hiện trên biểu đồ. Từ đó, học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu của câu hỏi.
Thầy Quang khuyên các sĩ tử nên rèn luyện việc khai thác biểu đồ có trong bản đồ của Atlat. Theo đó, đối với địa lí ngành kinh tế , thông thường mỗi bản đồ đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn...). Bên cạnh thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích đối với các ngành nông-lâm nghiệp của các ngành kinh tế. Chính vì vậy, học sinh cần biết cách khai thác biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải nhớ nhiều số liệu .
Trước khi bước vào kì thi, thầy Quang khuyên các sĩ tử bình tĩnh, tự tin, cố gắng hoàn thành tốt bài thi của mình.
"Thay vì học tủ, học vẹt các em nên hệ thống hoá lại từng phần kiến thức từ tổng thể đến chi tiết. Bởi đối với địa lí vùng kinh tế thì khối lượng kiến thức là khá nhiều. Nếu học sinh không có phương pháp cụ thể sẽ khó khăn trong quá trình ghi nhớ và áp dụng vào bài thi", thầy Quang chia sẻ.
Cũng theo thầy Quang, đối với bài thi trắc nghiệm, học sinh chỉ có điểm khi chọn được câu trả lời chính xác nhất. Do đó, khi làm bài các em cần bình tĩnh, chọn 1 đáp án chính xác duy nhất. Trong quá trình làm bài, các sĩ tử nên làm những câu hỏi dễ trước, câu khó sau.
Ôn thi mùa dịch: Giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng hợp lực Ở thời điểm gấp rút chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều trường học phải thay đổi "chiến lược" ôn tập cho học sinh, đảm bảo vừa an toàn, vừa hiệu quả. Tiến tới các kỳ thi an toàn, hiệu quả. Hình thức dạy và ôn trực tuyến lại phát huy tác dụng, đòi hỏi cả...