Bật mí tác dụng không ngờ của lá tía tô với trẻ sơ sinh vào mùa hè
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc một số bệnh như ho, sốt hay rôm sảy vào mùa hè. Không cần dùng nhiều thuốc hãy sử dụng phương pháp dưới đây sẽ đánh bay những căn bệnh này ở trẻ.
Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Thực hư vấn đề này thế nào?
Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.
Lưu ý: Bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé, khi bé bị sốt ra mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc đồ thoáng mát cho bé, dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé tránh tình trạng để mồ hôi ướt người bé lâu dễ gây cảm lạnh.
Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô
Dưới đây là các bước cụ thể để thực hiện bài thuốc hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.
Đối với trẻ bú mẹ: Lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.
Đối với trẻ uống sữa công thưc: Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô
Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.
Chuẩn bị:
20gr lá tía tô
5-10g hoa đu đủ đực
5gr hoa khế
Video đang HOT
5gr đường phèn
Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước. Cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần. Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml (nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.
Tác dụng của lá tía tô trong điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu da bé bị ngứa, mụn nhọn chỉ tắm đều đặn một tuần sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.
ưu ý, không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ dễ gây nhiễm khuẩn.
Cách nấu nước lá tía tô tắm cho bé:
Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn nước lấy nước loại bỏ phần lá.
Theo www.phunutoday.vn
Bác sĩ Nhật gợi ý các cách bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ trong mùa hè
Muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng cắn... là những rắc rối liên quan đến làn da của trẻ rất phổ biến vào mùa hè, mùa nắng nóng.
Mùa hè được con là "kẻ thù số 1" với làn da mịn màng, mỏng manh của trẻ nhỏ. Dưới đây, bác sĩ người Nhật Katsuhiro Keiko, công tác tại một phòng khám gia đình ở Adachi-ku, Tokyo, sẽ chia sẻ kinh nghiệm để đối phó với những rắc rối về làn da trẻ trong những ngày hè nóng nực này.
Cháy nắng
Bác sĩ Keiko giải thích cháy nắng là làn da bị bỏng bởi ánh nắng mặt trời. Những tia cực tím chiếu vào làm làn da trở nên đỏ ửng, đau rát. Trong trường hợp xấu có thể xuất hiện những mụn nước sưng phồng.
Tránh để làn da trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoảng thời gian nắng gay gắt trong ngày (Ảnh minh họa)
Việc đi ra ngoài vào mùa hè quá lâu hay đến những nơi có ánh nắng gay gắt sẽ rất dễ dẫn đến bị cháy nắng. Với trẻ nhỏ, cách tốt nhất là tránh để làn da trẻ phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải đội mũ, che chắn cho trẻ khi đi ra ngoài. Ngoài ra, màu trắng sẽ ít phản xạ với tia cực tím hơn nên hãy chọn những bộ quần áo sáng màu cho trẻ. Từ 10h sáng đến 2h chiều là lúc ánh nắng có cường độ rất mạnh nên hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào khoảng thời gian này.
Trong trường hợp trẻ bị cháy nắng, nếu vết cháy quá nặng, gây ra rộp nước và sốt trong vòng 24h phải đưa đi bệnh viện. Nếu nhẹ hơn, làn da bé chỉ bị nóng rát thì hãy dùng khăn lạnh đắp lên da trong vài giờ. Ngoài ra, khi bị cháy nắng, làn da sẽ bị khô, ngứa nên hãy giữ ẩm cho da trẻ.
Bị côn trùng cắn
Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là đến những nơi có nhiều côn trùng (thường là muỗi), nếu trẻ bị cắn phải kiểm soát không cho trẻ gãi, bởi càng gãi thì tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ, làn da bé càng dễ viêm nhiễm gây phồng, rộp nước, tạo mủ.
Để phòng tránh côn trùng đốt như muỗi đốt, cha mẹ hãy mặc áo quần dài tay cho bé hoặc sử dụng thuốc chống côn trùng loại an toàn với trẻ nhỏ.
Nếu trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần nhanh chóng rửa vết cắn của trẻ ngay với nước sạch (Ảnh minh họa).
Khi ở trong phòng hay ngoài vườn nơi có nhiều muỗi, cha mẹ hãy tìm những sản phẩm chống côn trùng có nguồn gốc thiên nhiên để xịt hoặc đặt trong phòng. Nên nhớ đặt những thứ này xa tầm tay trẻ nhỏ.
Trong trường hợp trẻ bị côn trùng cắn, cha mẹ cần nhanh chóng rửa vết cắn của trẻ ngay với nước sạch. Hãy đọc các chú ý khi sử dụng các loại thuốc thoa, bôi.
Vì trẻ em không thể kiểm soát được như người lớn nên đôi khi sẽ gãi rất nhiều làm cho các vết cắn ngứa ngáy, lan rộng ra, phồng rộp làm mủ. Trong trường hợp quá ngứa, tình hình da xấu đi thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Rôm sảy
Đặc trưng của rôm sảy ở trẻ là làn da bé sẽ bị nổi những mụn li ti kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Nếu như cào vào những vùng rôm sảy này sẽ tạo thành những mụn rộp đỏ, gây lở loét.
Bác sĩ Keiko gợi ý bố mẹ phải lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ, mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi (chất liệu cotton) là những cách tốt để hạn chế tình trạng rôm sảy. Hơn nữa, nếu trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của rôm sảy như ngứa thì hãy cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ để dù có gãi thì cũng không bị nhiễm khuẩn.
Lau mồ hôi thường xuyên cho trẻ, mặc quần áo dễ thấm hút mồ hôi (chất liệu cotton) là những cách tốt để hạn chế tình trạng rôm sảy (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi sau khi đi ra ngoài chơi thì nhất định phải tắm cho trẻ, thay đồ sạch hoặc dùng khăn lau mồ hôi đi để tránh gây viêm nhiễm.
Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy nhiều, hãy cắt móng tay ngắn để hạn chế trẻ cào vào vùng bị rôm. Nếu đã cào xước, vi khuẩn xâm nhập vào gây sưng phồng, mẩn đỏ thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tình trạng nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện.
Bị bỏng do những vật dụng vui chơi
Vào mùa hè, công viên là nơi được nhiều trẻ em yêu thích. Thế nhưng, những mối nguy hại không tưởng từ đây có thể đem lại rất nhiều rắc rối. Vốn dĩ trẽ em rất nghịch ngợm, việc chúng sờ mó, cầm nhặt những vật dụng hay chơi những trò chơi ngoài nắng thường ít được người lớn quan tâm kỹ.
Chẳng hạn như chiếc cầu trượt vốn được đặt ngoài nắng, khi phơi nắng lâu khiến toàn bề mặt rất dễ gây ra bỏng. Vì vậy, bố mẹ cần phải kiểm tra những đồ vật hay thiết bị trước khi để con chơi. Nếu chơi cầu trượt hãy mặc quần dài cho con để tránh ma xát với bề mặt nóng.
Bố mẹ cần phải kiểm tra những đồ vật hay thiết bị trước khi để con chơi (Ảnh minh họa).
Trong trường hợp lỡ bị bỏng, hãy nhanh chóng làm lạnh nhanh vết thương. Cách tốt nhất là làm lạnh bằng đá nhưng nếu không có đá trong tay hãy làm lạnh bằng nước sạch.
Nếu da trẻ bị phồng rộp lên, hãy chắc chắn rằng không làm vỡ những bóng nước này vì nó gây ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Mụn nước
Khi cào vào các chỗ bị ngứa do bị côn trùng cắn hay các vết thương bị lở loét, vi khuẩn xâm nhập vào gây ra hiện tượng ngứa ngáy, làm nổi những cục mụn bọc nước, làm mủ bên trong.
Không nên tự điều trị khi phát hiện trẻ bị mụn nước (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Keiko cho biết điều quan trọng khi bị mụn nước là phải giữ cơ thể sạch sẽ, rửa tay kỹ với xà phòng, cắt ngắn móng tay để tránh làm xước miệng vết thương. Những chỗ ngứa ngáy do côn trùng cắn thì càng phải rửa sạch sẽ. Đặc biệt phải chú ý đến tay của trẻ vì chúng rất hay vào trong mũi, điều này sẽ làm nguy cơ lây lan vùng bị nổi mụn nước.
Không giống như những căn bệnh khác, ngay khi thấy những dấu hiệu như vùng da bắt dầu chuyển sang ngứa, nổi nhiều mụn nước ti li hoặc đỏ ửng, làm mủ, cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện chứ không được tự tiện bôi thuốc vào để tránh trường hợp nhiễm trùng và lan rộng.
Nguồn: Mamari
Theo Helino
5 bí quyết đơn giản giúp bé tránh xa rôm sảy vào mùa hè mẹ nào cũng nên biết Mùa hè đến, không ít bà mẹ phải đâu đầu, mệt mỏi tìm cách trị rôm sảy cho con. Chẳng cần đi đâu xa, chỉ với 6 bí quyết đơn giản dưới đây bạn hoàn toàn có thể cùng con tạm biệt rôm sảy đáng ghét. Thông thường, phần lớn những nốt rôm sảy sẽ tự lặn sau một thời gian nhưng đôi...