Bật mí 2 món ăn phòng loãng xương, cải thiện tình trạng đau khớp
Phòng ngừa loãng xương và các bệnh về khớp bằng món ăn hàng ngày là cách đơn giản và có hiệu quả lâu dài.
Chế độ luyện tập quá sức, thực hiện các động tác không đúng cách, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì… là những nguyên nhân cơ bản khiến các bệnh về xương khớp mỗi ngày một gia tăng.
Tùy vào từng bệnh về xương khớp cụ thể mà có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, căn bệnh xương khớp nào cũng sẽ gây ra sự đau đớn, khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày.
Các bệnh về xương khớp mỗi ngày một gia tăng – Ảnh minh họa: Internet
Để nâng cao sức khỏe của hệ xương khớp, chúng ta cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, luyện tập sao cho hợp lý. Bên cạnh việc bổ sung vào bữa ăn hàng ngày những thực phẩm giàu canxi (cải bó xôi, nấm hương, cá hồi, tôm), bạn nên thường xuyên dùng các món ăn dưới đây để ngăn ngừa loãng xương, giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp gây ra.
Nguyên liệu
100 gram đậu nành
500 gram giò heo
Gia vị: Hành lá, ngò rí, gừng, muối, đường, hạt nêm
Video đang HOT
Cách chế biến món canh giò heo nấu đậu nành
Đậu nành vo sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút sao cho mềm. Giò heo cạo lại cho thật sạch rồi rửa với nước muối pha loãng. Tiếp đến, nấu xoong nước sôi rồi cho giò heo vào chần khoảng 5 phút rồi vớt ra để riêng.
Cho giò heo vào xoong, thêm khoảng 1 lít nước, mở nắp và nấu trong vòng 20 phút. Sau đó, cho đậu nành vào, trộn đều, tiếp tục nấu thêm 10-15 phút. Khi đậu nành đã chín mềm, nêm nếm gia vị vừa miệng, thêm hành lá, ngò rí và thưởng thức.
Canh giò heo nấu đậu có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương – Ảnh minh họa: Internet
Món canh giò heo nấu đậu bổ sung canxi cần thiết cho hệ xương, thích hợp cho chị em ở giai đoạn mãn kinh. Đồng thời, thành phần dinh dưỡngtrong giò heo rất tốt cho sự phát triển của dịch khớp, phòng chống loãng xương. Thường xuyên ăn canh giò heo nấu đậu còn giúp da dẻ tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Chè đậu xanh nấu bách hợp tươi
Nguyên liệu
50 gram ý dĩ nhân
25 gram đậu xanh
100 gram bách hợp tươi
Gia vị: Đường
Cách chế biến món chè đậu xanh nấu bách hợp tươi
Đậu xanh vo sạch, ngâm trong nước lạnh khoảng 1 giờ sao cho thật mềm. Bách hợp tách cánh, xé bỏ màng trong rồi dùng chút muối bóp nhẹ. Sau đó, rửa sạch bách hợp để loại bỏ vị đắng.
Tiếp đến, cho đậu xanh vào xoong cùng ý dĩ nhân, bách hợp tươi, thêm ngập nước. Nấu đến khi đậu mềm nhừ, nở bung thì cho lượng đường vừa đủ vào, khuấy đều. Tiếp tục nấu khoảng 10 phút cho đường tan hoàn toàn rồi múc ra chén thưởng thức.
Chè đậu xanh nấu bách hợp tươi giúp cải thiện chứng sưng đau ở khớp gối – Ảnh minh họa: Internet
Sau khi ăn tối, bạn hãy ăn 1 chén chè đậu xanh nấu với bách hợp tươi để tráng miệng và tốt cho sức khỏe hệ xương khớp. Món ăn có tác dụng chữa âm hư, nóng trong, cải thiện tình trạng sưng đau ở khớp gối.
Theo phunusuckhoe
Nhảy 6 phút một tuần có thể giúp xương chắc khỏe hơn
Các chuyên gia kêu gọi phụ nữ trung niên nên thực hiện bài tập nhảy bật lên khỏi mặt đất 30 cái mỗi lần trong vòng 2 phút, 3 lần một tuần, để ngăn ngừa bệnh loãng xương, theo Mail Online.
Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học phát hiện ra việc nhảy lên khỏi mặt đất có thể tạo đủ lực và sức căng lên cơ bắp chân và hông nhằm ngăn ngừa tình trạng loãng xương xảy ra do tuổi tác.
Tiến sĩ Gallin Montgomery, từ Đại học Manchester Metropolitan (Anh), đã thử nghiệm các bài tập trên 14 phụ nữ trong độ tuổi 50, cho biết: Những động tác này thực sự dễ dàng và có thể thực hiện thoải mái tại nhà, theo Mail Online.
Nghiên cứu cho thấy nhảy mỗi lần 30 cái, 3 lần một tuần, có thể có lợi để ngăn ngừa loãng xương.
Những người phụ nữ trong nghiên cứu đã đạt được kết quả tốt nhất từ bước nhảy phản công, nhảy vung cao tay, bật lên khỏi mặt đất.
Việc hạ chân xuống mặt đất kết hợp với sự căng thẳng trên cơ bắp của người tham gia, được đo bằng các điện cực, đã chứng minh là đủ để củng cố hệ xương. Các phép đo tương tự của tác động của cơ bắp và lực cũng đã được thấy trong các nghiên cứu trước đây.
Bác sĩ Montgomery cho biết hiệu quả của các bài tập tương đương với mức tăng ròng khoảng 2% mật độ khoáng xương mỗi năm, có thể đủ để tránh bệnh loãng xương.
Tập thể dục tác động cao đòi hỏi xương phải làm việc nhiều hơn, do đó kích thích các tế bào tăng trưởng.
Hơn 20% phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương, so với gần 7% nam giới. Một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương vì tình trạng này, theo Mail Online.
Mặc dù tập thể dục giúp tăng cường xương nhưng phụ nữ trung niên, đối mặt với nhu cầu công việc và chăm sóc con, cháu và cha mẹ già, thường ít có thời gian để luyện tập.
Thông thường, nếu chỉ đi bộ thì không đủ cho sức khỏe của xương và các nhà khoa học hy vọng rằng điều này khuyến khích nhiều phụ nữ thực hiện được tại nhà chỉ trong vài phút.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng những người lớn tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu các bài tập mới, theo Mail Online.
Theo thanhnien.vn
Không muốn gãy xương khi về già, từ hôm nay bạn nên làm điều này để phòng tránh Bạn hãy tiếp thu những quan niệm mới và tạm biệt những quan niệm cũ để có xương chắc khỏe nhé! Khái niệm cũ: Nghỉ ngơi là tốt nhất Suy nghĩ mới: Đi lại xung quanh là cần thiết Khái niệm cũ vẫn đúng trong với bệnh xương khớp cấp tính. Nhưng với bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh nên đi lại...