Bắt khẩn cấp chủ tài khoản facebook rao bán tiền giả
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) và Công an Hà Nội vừa thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Hà Văn Lâm (25 tuổi, ở thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức), để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Công an cho biết, Lâm là nghi phạm đã đăng thông tin đổi tiền polyme giả trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua. Theo lời rao của Lâm trên trang facbook “Sang Ngoc” để mua được 12 triệu đồng tiền giả người mua phải trả 3 triệu đồng tiền thật.
Qua quá trình khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ thẻ ATM dùng để nhận tiền lừa đảo, điện thoại và máy tính xách tay.
Ảnh sử dụng đăng trên facebook để lừa đảo
Như đã thông tin trước đó, khoảng tháng 11/2015, Cục C50 (Bộ Công an) đã phát hiện tài khoản Facebook “Sang Ngoc” với hơn 700 người theo dõi, có đăng thông tin rao bán tiền giả với tỷ lệ: 500.000 đồng tiền thật mua được 1,7 triệu đồng tiền giả; 1 triệu đồng tiền thật được 3,5 triệu tiền giả; 3 triệu đồng tiền thật mua được 12 triệu tiền giả….
Theo yêu cầu của chủ nhân facebook “Sang Ngoc”, khách hàng khi có nhu cầu phải giao dịch từ 500.000 đồng trở lên và chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Đã có bị hại chuyển tiền giao dịch cho “Sang Ngoc”, tuy nhiên ngay sau đó facebook này đã cắt liên lạc và chặn facebook của người giao dịch.
Truy tìm theo dấu vết, các trinh sát đã phát hiện nơi cư trú của chủ nhân facebook và được biết đối tượng kinh doanh điện thoại đồng thời có cửa hàng tại quận Bắc Từ Liêm.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Lâm đã khai nhận hành vi của mình. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Công lý
Công khai rao bán tiền giả: Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phân biệt
Sau khi khẳng định việc rao bán tiền giả trên mạng có dấu hiệu lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn người dân cách phân biệt tiền giả.
Bán tiền giả trên mạng có dấu hiệu lừa đảo
Trong mấy ngày gần đây, mạng xã hội, cụ thể là facebook xuất hiện khá nhiều quảng cáo đổi tiền. Điều đáng nói, đây không phải "dịch vụ" đổi tiền mừng tuổi thông thường mà là "dịch vụ" đổi tiền giả lấy tiền thật.
Những quảng cáo này xuất hiện khá nhiều trên các hội nhóm và các chuyên trang rao vặt, buôn bán ở Facebook với nhiều mức đổi khác nhau như 1 triệu tiền thật đổi 3 triệu tiền giả, thậm chí có nơi còn cho 1 triệu tiền thật đổi tới 7 triệu tiền giả, nhưng phổ biến nhất vẫn là 1 triệu tiền thật đổi 5 triệu tiền giả.
Video đang HOT
Các đoạn quảng cáo này đều khẳng định loại tiền giả này giống y hệt với tiền thật, giống tới 98% nhưng chỉ khác là các tờ tiền có cùng mệnh giá đều có cùng 1 dãy số seri. Những quảng cáo này khiến dư luận lo lắng.
Tiền giả đang được rao bán công khai
Đứng trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc mua, bán, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, lưu hành tiền giả là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua điều tra, các đối tượng kể trên có dấu hiệu lừa đảo, chứ không hẳn thực hiện hành vi buôn bán tiền giả.
"Thời gian qua, khi xuất hiện hiện tượng rao bán tiền giả trên mạng xã hội facebook, các cơ quan chức năng đã điều tra, làm rõ. Đến nay chưa có thông tin đã có những giao dịch mua, bán tiền giả qua mạng được thực hiện, những thông tin rao bán như vậy là có dấu hiệu lừa đảo" - Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm trong trường hợp phát hiện có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả dưới bất kỳ hình thức nào, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức, cá nhân thông tin kịp thời cho cơ quan công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Ngân hàng Nhà nước nơi thuận tiện nhất để xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Cách phân biệt tiền giả
Ngay sau khi phát hành đồng tiền và đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn thường xuyên thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các đặc điểm bảo an của tiền thật, giúp người dân nắm rõ để dễ dàng phân biệt tiền thật, tiền giả.
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông tin tuyên truyền về tiền Việt Nam thông qua việc in ấn, phát hành cuốn tài liệu và áp phích "Tiền Việt Nam và cách nhận biết" để cung cấp miễn phí cho người dân thông qua tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền đoàn thể từ TW đến địa phương trên toàn quốc.
Ngoài ra, nội dung về tiền Việt Nam và nhận biết tiền thật, tiền giả cũng được đăng tải trên website của Ngân hàng Nhà nước và một số báo in như Thời báo ngân hàng, Nông thôn ngày này, Công an nhân dân,...
Ngân hàng Nhà nước cho biết để khẳng định tờ tiền là thật hay giả, người tiêu dùng cần kiểm tra các đặc điểm bảo an, tối thiểu từ 3 - 4 yếu tố, cụ thể:
1. Soi tờ tiền trước nguồn sáng (kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị)
Những dấu hiệu này được nhận biết thông qua việc soi tờ tiền trước nguồn sáng. Hình bóng chìm xuất hiện phía trên mệnh giá, cạnh số seri.
Hình định vị xuất hiện trên tờ 500.000 đồng thật với hai mặt khớp khít, các khe trắng đều nhau.
Tiền thật: Các yếu tố này sẽ được nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.
Dây bảo hiểm nằm bên cạnh cửa sổ lớn, có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN". Ở mệnh giá 50.000 đồng, dây bảo hiểm ngắt quãng, ghi cụm số 50.000. Ở tiền 10.000 đồng, dây bảo hiểm ghi 10.000 VND.
Tiền giả: Các dấu hiệu trên không rõ nét hoặc có sự sai lệch trong viết các mệnh giá.
2. Vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm)
Tiền thật: Kỹ thuật in nổi, khắc lõm được thực hiện trên cả hình ảnh lẫn nét chữ tại mặt trước và mặt sau của tờ tiền.
Ba vị trí kiểm tra kỹ thuật in lồi, khắc lõm trên mặt trước tờ tiền polymer.
Ở mặt trước, dấu hiệu in nổi xuất hiện tại vị trí chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, mệnh giá bằng chữ và bằng số, dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
Trong khi đó, người dân có thể kiểm tra độ nổi của kỹ thuật in tiền thật tại dòng chữ " NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM", mệnh giá bằng chữ và bằng số, phong cảnh ở mặt sau mệnh giá từ 100.000 đồng trở lên.
Tiền giả: Cầm loại tiền này, vuốt nhẹ tay sẽ thấy trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.
3. Chao nghiêng tờ tiền (kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, hình ẩn nổi)
Tiền thật: Khi chao nghiêng tờ bạc, hình ảnh OVI sẽ đổi màu mực từ vàng sang xanh lá (đối với tiền 500.000 đồng), từ vàng sang xanh đậm (với tiền 200.000 đồng) và từ vàng đỏ sang xanh lục đậm (với tiền 100.000 đồng).
Các yếu tố bảo an kỹ thuật cao trên tờ tiền polymer của Việt Nam cũng được nhiều nước, trong đó có Mỹ, áp dụng.
Dây bảo an (IRIODIN) là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao nghiêng. Dây bảo an này xuất hiện trên mọi mệnh giá tiền polymer.
Ngoài ra, khi đặt tờ bạc nằm ngang tầm mắt, hình ẩn nổi "VN" sẽ hiện rõ ở mệnh giá 200.000 đồng, 10.000 đồng và chữ "NH" ở mệnh giá 50.000 đồng và 20.000 đồng.
Tiền giả: Với khả năng làm giả như hiện nay, trên tờ tiền có thể xuất hiện yếu tố OVI nhưng khi chao nghiêng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật.
Với dây bảo an, tiền giả có thể không có, hoặc có nhưng chỉ xuất hiện màu vàng, không ánh kim như tiền thật.
4. Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn)
Tiền thật: Các cửa sổ lớn trên tờ tiền sẽ in dập nổi tinh xảo, thông thường là mệnh giá nằm trong một hình elip. Cửa sổ nhỏ sẽ chứa hình ẩn, chỉ xuất hiện nếu nhìn tới nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa...).
Tiền giả: Hình ẩn trên tờ tiền kém tinh xảo, không có hình ẩn trên cửa sổ nhỏ khi nhìn dưới nguồn sáng đỏ như bóng đèn sợi đốt hay ngọn lửa.
Hình ẩn trên cửa sổ nhỏ chưa từng xuất hiện trên tiền giả.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý, tiền giả được in trên nilon nên dễ bị bai giãn hoặc rách khi kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ tiền.
"Nắm rõ đặc điểm bảo an của tiền thật; luôn kiểm tra đồng tiền khi giao dịch và chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam", Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân.
Theo Công lý
Rao bán tiền giả trên mạng và mánh lừa ẩn giấu Một số đối tượng thừa nhận việc rao bán tiền giả trên mạng là "ảo" nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền thật. Trên mạng xã hội liên tục xuất hiện một số địa chỉ facebook cá nhân đăng tải công khai thông tin đổi tiền polymer giả với mệnh giá: 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng. Facebook có nickname Bích...