Bắt giam nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ( Bộ Công an) vừa bắt giam ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT để điều tra tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.
Căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án, ngày 22/7/2024, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với 5 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các bị can bị khởi tố. Ảnh: Bộ Công an
Các bị can gồm: Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Văn Thuấn, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Hoàng Văn Khoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Hồ Đức Hợp, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Yên Bái; Lê Công Tiến, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
CQĐT cũng khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét đối với các bị can Bùi Đoàn Như, nguyên Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái và Lê Duy Phương, nguyên chuyên viên chính Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi hành các quyết định, lệnh tố tụng đối với các bị can nêu trên.
CQĐT đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra đối với các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; rà soát, xác minh, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Kết thúc điều tra vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo kết thúc điều tra vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Ngày 5/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an là đơn vị thụ lý điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan theo Quyết định tách vụ án hình sự số 11/QĐ-CSKT-P2 ngày 12/11/2023 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 1114/QĐ-CSKT-P2 ngày 14/5/2024 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên tòa xét xử.
Căn cứ Khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự số: 13/QĐ-CSKT-P2 và đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cùng ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Thông báo số 5714/TB-CSKT-P2 gửi Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết việc kết thúc điều tra vụ án hình sự.
Do vụ án có số lượng người bị hại lớn, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết về việc kết thúc điều tra vụ án nêu trên.
Vì sao hàng loạt cựu cán bộ sai phạm nộp ngay tiền khắc phục hậu quả? Thời gian gần đây, đối với các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng xảy ra với số tiền thiệt hại lớn, đặc biệt lớn, thì quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị can, bị cáo đa số tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Nộp khắc phục hậu quả ở giai đoạn điều tra Vừa qua, sau khi...