Bắt đầu với những thay đổi nhỏ này để không lo về ung thư đại trực tràng
Trái cây, rau và ngũ cốc chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong phòng chống ung thư.
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới và gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng nằm trong số 5 bệnh ung thư thường gặp, có xu hướng gia tăng.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho biết, ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%. Tuy nhiên có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế.
Một số yếu tố nguy cơ không thể phòng tránh
Giới: Nhiều nghiên cứu thấy rằng ung thư đại tràng gặp nhiều ở nữ hơn nam (1,2:1). Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư trực tràng ở nam cao hơn nữ (1,4:1).
Tuổi: là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng. Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nhóm mắc bệnh cao nhất là 60-69.
Yếu tố di truyền: hội chứng di truyền phổ biến nhất có liên quan đến ung thư đại trực tràng là hội chứng đa polyp mang tính chất gia đình (FAP), hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không polyp (HNPCC).
Một số hội chứng hiếm gặp như juvenile polyposis, hội chứng Peutz-Jegher.
Viêm đại trực tràng mạn tính, đặc biệt là bệnh Crohn.
Một số yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh
Theo bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, chế độ ăn ít chất xơ, giàu chất béo: Ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có thể liên quan đến chế độ ăn ít chất xơ, có nhiều chất béo và calo.
Ít vận động: Có thể tăng nguy cơ gây ung thư đại trực tràng. Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ này.
Bệnh tiểu đường: Những người bị tiểu đường có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.
Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng và tăng nguy cơ tử vong vì ung thư đại trực tràng khi so với những người có cân nặng bình thường.
Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có thể có nguy cơ cao bị ng thư đại trực tràng
Video đang HOT
Rượu: Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ ng thư đại trực tràng.
Xạ trị điều trị ung thư: Liệu pháp xạ trị vào vùng bụng để điều trị ung thư trước làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Thay đổi lối sống giúp phòng ung thư đại trực tràng
Bạn có thể thực hiện các thay đổi sau để có một lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng cho bản thân và gia đình:
- Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Trái cây, rau và ngũ cốc chứa vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong phòng chống ung thư.
- Hạn chế uống rượu: Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày cho nam giới và 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.
- Bỏ thuốc lá: Cai thuốc lá không những giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng mà còn giảm nguy cơ nhiều loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư hạ họng…
- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày. Tập luyện thường xuyên còn giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Chế độ ăn uống khoa học kết hợp với thể dục hợp lý sẽ giúp bạn có một cân nặng hợp lý, tránh được béo phì và các bệnh có nguy cao khi thừa cân, trong đó có ung thư.
9 nhóm người có nguy cơ bị ung thư cao nhất: Hãy sớm biết để phòng tránh cẩn thận
Theo các BS trên kênh BS Gia đình (TQ), những nhóm người sau đây có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với những người khác. Nếu bạn nằm trong danh sách thì nên để ý cẩn thận.
Tế bào ung thư phát triển từ đột biến gen trong tế bào bình thường. Ung thư do di truyền là một quá trình không thể đảo ngược, nhưng những thói quen xấu có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều này là hoàn toàn có thể ngăn ngừa và kiểm soát được.
Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư, chúng ta phải làm tốt công việc phòng ngừa của mình. Công việc phòng ngừa này sở dĩ phải thực hiện triệt để hơn những người khác là vì mục đích đảm bảo rằng bạn có thể sống cuộc sống của mình một cách an toàn hơn.
Những nhóm người có nguy cơ bị mắc ung thư cao nhất
1. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
Nhiều bệnh ung thư phổ biến có khuynh hướng di truyền nhất định, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi.
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư này ở những người cùng thế hệ hoặc con cháu sẽ cao hơn người bình thường vài lần.
2. Những người luôn thức khuya
Cứ 10 người trẻ thì có 8 người có thói quen thức khuya, một số là do phải thức khuya vì lý do công việc, một số thì thức khuya để xem bóng đá hoặc theo đuổi các chương trình truyền hình, giải trí hoặc trò chơi điện tử...
Tuy nhiên, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, làm mất cân bằng bài tiết hormone, làm cho quá trình sửa chữa tế bào bị cản trở, lâu dần sẽ làm thay đổi gen tế bào, từ đó dẫn đến ung thư.
3. Những người uống rượu nhiều
Uống rượu nhiều đương nhiên sẽ làm tổn thương cơ thể, không chỉ làm tổn thương dạ dày, gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú và u ác tính.
Ngoài ra, ung thư đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa trên và ung thư đại trực tràng cũng liên quan đến thói quen uống rượu.
4. Những người hút thuốc nhiều
Trên bao bì thuốc lá nào cũng ghi là hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng nhiều người phớt lờ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thuốc lá có hơn 60 chất có hại, được chứng minh là có thể gây ung thư.
Do đó, những người hút thuốc lá nhiều và tiếp xúc với môi trường khói thuốc dễ bị ung thư.
5. Những người ăn quá nhiều thịt
Hiện nay chất lượng cuộc sống được nâng cao, thịt đã trở thành món ngon không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình, đặc biệt là tiệc nhậu. Nhưng một số người vì đó mà duy trì thói quen ăn quá nhiều thịt, trong bữa ăn phải có thịt.
Trong một thời gian quá dài như vậy sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và ung thư gan.
6. Những người béo phì
Béo phì là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bề ngoài của bạn, vóc dáng đồ sộ thiếu thẩm mỹ, mà còn đối mặt với 3 nguy cơ cao là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư thực quản.
7. Những người thiếu hụt vitamin thường xuyên
Cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin mà chỉ có thể lấy từ thức ăn. Vitamin có thể bảo vệ các tế bào biểu mô và ngăn ngừa ung thư.
Thiếu vitamin A cơ thể dễ bị ung thư dạ dày hoặc ung thư phổi. Thiếu vitamin B2 dễ dẫn đến ung thư thực quản.
8. Những người bị trầm cảm, tâm trạng nặng nề
Những người thường xuyên buồn phiền, tủi thân, đau khổ và suy nghĩ tiêu cực thường sẽ rơi vào tình trạng u uất trong lòng, luôn chôn chặt đáy lòng khi gặp chuyện, hoặc kiềm chế quá mức, tâm trạng chán nản, không muốn tâm sự với người khác, không chịu trút bỏ cảm xúc, lâu ngày sẽ suy giảm chức năng miễn dịch, gây rối loạn nội tiết, do đó có thể dẫn đến các bệnh ung thư ở hệ tiêu hóa và ung thư ống mật.
9. Những người tiếp xúc với một số lượng lớn chất gây ung thư
Một số người bị ung thư liên quan đến nghề nghiệp của họ. Công nhân làm việc trong môi trường có bức xạ và công nhân nhà máy in có thể bị ung thư do tiếp xúc lâu dài với một số chất gây ung thư.
Những người thường xuyên uốn, nhuộm tóc, ăn đồ quá chua, đồ nướng, ở trong môi trường nhiều khói cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư.
Lời khuyên thêm:
Bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ tiềm ẩn về ung thư, nhưng những người có nguy cơ cao mắc ung thư cần đến bệnh viện để tầm soát ung thư thường xuyên, chẳng hạn như CT đối với ung thư phổi, chụp nhũ ảnh đối với ung thư vú, siêu âm alpha-fetoprotein đối với ung thư gan, nội soi dạ dày đối với ung thư dạ dày, nội soi đại tràng đối với ung thư đường ruột.
Kiểm tra định kỳ chính là chìa khóa để kiểm soát ung thư hiệu quả bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, từ bỏ những thói quen xấu.
Ngoài ra, một số bệnh ung thư có liên quan đến vi rút. Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư, ví dụ như vắc xin viêm gan B có thể ngăn ngừa ung thư gan và vắc xin HPV có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
Điều chỉnh kịp thời những thói quen sinh hoạt không tốt như ăn đồ quá cay nóng, uống quá nhiều bia rượu, ngồi lâu, thức khuya,... Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho các cơ quan nội tạng và đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ung thư.
5 bộ phận cơ thể dễ trở thành "mục tiêu" của ung thư Ung thư có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 5 vị trí dễ bị căn bệnh này "ghé thăm" và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Dạ dày Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn, lấy chất...