Bắt đầu ghi chép bằng app thông minh, mẹ Hà Nội đã tìm thấy khoản tốn kém nhất trong chi tiêu của mình mà bấy lâu không nhận ra
Cách sử dụng app quản lý chi tiêu không mới nhưng vẫn mang lại hiệu quả về quản lý tài chính cho các bà nội trợ.
Không ít người gặp phải vấn đề về tài chính và luôn đau đầu để làm sao không “vung tay quá trán”. Bởi lẽ, ai cũng muốn có tài chính dồi dào hơn thì bên cạnh việc tăng cường thu nhập cũng cần quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.
Thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ thói quen cá nhân. Chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu cách quản lý tài chính thì sẽ bớt gặp rắc rối với các khoản chi tiêu bất hợp lý của mình.
Phương pháp nhiều người chọn là sử dụng sổ tay chi tiêu để liệt kê các nguồn thu nhập và khoản chi. Cuối tháng sau khi tổng kết sẽ biết được rằng mình đã tiêu tiền vào những việc gì, việc nào cần thiết việc nào không rồi từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho tháng sau.
Đây cũng là cách mà mẹ Thu Trang (Hà Nội) mới áp dụng. Chị Trang cho biết: “Từ một lời giới thiệu của người bạn đã dùng app và lời khuyên của nhiều mẹ giàu kinh nghiệm hoạch định chi tiêu gia đình, rằng đối với vấn đề tài chính để tự do và tự chủ thì cần có sự hoạch định rõ ràng, tránh trường hợp “được bữa nào xào bữa ấy”.
Mình thấy đây là quan điểm đáng học hỏi để lên kế hoạch cho cuộc sống của mình tốt hơn. Ngoài ra, mình cũng tò mò muốn biết vì sao vừa nhận lương hay cầm 1 đống tiền xong mà vèo phát không biết đi đâu mất hết nên đã thử ghi chép bằng ứng dụng chi tiêu” .
Cái khó là phải ghi chép đầy đủ các khoản tiêu dù “lắt nhắt” nhất
Ảnh: NVCC.
Cái khó của người mới dùng ghi chép chi tiêu là việc note các khoản lắt nhắt. Bạn luôn phải xác định chăm chỉ ghi chép, tiêu khoản gì phải ghi luôn khoản đó dù chỉ vài nghìn thì mới quản lý được chính xác tổng số chi tiêu trong tháng là bao nhiêu.
Nghe thì đơn giản nhưng áp dụng hơi khó khăn. Vì theo chị Trang, không phải khoản nào cũng to để mà nhớ, lúc đi chợ, lúc cà phê cà pháo, lúc mua đồ chơi, quần áo cho con… tiêu xong về quên sạch, nghĩ mãi không nhớ ra đã tiêu gì để mà ghi chép.
Đây không phải là nhược điểm của ứng dụng quản lý chi tiêu mà muốn quản lý chi tiêu bằng app thì đều phải chịu khó ghi chép như vậy.
Video đang HOT
Choáng với số tiền đã chi nhưng nhận ra cách giải quyết
Ảnh minh họa.
Khi mới bắt đầu sử dụng app quản lý chi tiêu, Trang thực sự choáng với số tiền mà mình đã chi. Trang không phải là người chi tiêu bừa bãi, không “nướng” vào quần áo, mỹ phẩm nhiều.
” Trước giờ cứ nghĩ tiền học hành của con, ăn uống là nhiều nhất nhưng không phải. Cái phần chiếm % lớn nhất là chi tiêu hàng ngày, xem kĩ lại thì toàn những khoản lắt nhắt khoảng vài trăm nghìn nhưng lại rất nhiều và ngày nào cũng có, thành ra cộng lại ra con số lớn “, Trang cho biết.
Trong quá trình theo dõi chi tiêu, Trang nhận ra mình tiêu tiền không phung phí nhưng bản thân lại thấy cần thiết phải lập kế hoạch tài chính rõ ràng hơn. Một số khoản chi chưa thực sự cấp bách có thể dời lại đến tháng có nguồn thu cao hơn. Chẳng hạn như tháng này nguồn thu của gia đình bạn đang giảm, vậy thì không nên đi du lịch hay la cà mua sắm…
Phát hiện ra nhiều nhược điểm khi sử dụng cách ghi chép này
Ảnh: NVCC.
Về các tính năng, các ứng dụng ghi chép chi tiêu đều chưa liên kết ngân hàng. Phần danh mục liệt kê khá chung chung. Ví dụ như chi tiêu hàng ngày nghe khá mông lung. Bạn muốn note cụ thể tiêu gì chi gì lại phải vào phần ghi chú.
Ngoài ra cách phân chia danh mục còn chưa hợp lý. Ví dụ ăn uống và chi tiêu hàng ngày thì đi siêu thị, đi chợ sẽ note vào chi tiêu hàng ngày nhưng thực ra trong đó có cả chi phí cho đồ ăn thức uống và mua sắm các đồ dùng thiết yếu dùng cho cả tháng…
Một điểm nữa là có 1 số khoản chi cả cục/năm ví dụ như học phí của con thì không biết note vào đâu, nên nếu muốn tính kĩ thu – chi của cả gia đình thì phải tự chia và note vào hàng tháng.
Cách khắc phục trong thời gian tới
Nhìn lại các khoản đã chi trong 1 tháng, Trang thấy toàn khoản không thể cắt giảm. Tuy nhiên, nếu lập ra 1 kế hoạch chi tiêu khoa học hơn, chẳng hạn theo quy tắc 50/20/30 thì chắc chắn sẽ có phần dư ra cho tiết kiệm, dự phòng hay đầu tư chẳng hạn.
Quy tắc 50/20/30 cụ thể như sau:
- 50% thu nhập của bạn được dùng cho các chi phí thiết yếu trong cuộc sống như tiền ăn, ở, đi lại, thanh toán hóa đơn tiện ích.
- 20% sẽ dùng để tiết kiệm, trích lập dự phòng rủi ro, trả nợ.
- 30% còn lại dùng cho các chi tiêu cá nhân như du lịch, giải trí, mua sắm.
Ngoài ra, chị Trang đưa lời khuyên các mẹ nên sử dụng một app quản lý chi tiêu cho mình và gia đình, nhìn lại sẽ nhận ra “lỗi” chi tiêu của mình ngay. Bạn sẽ không có cảnh viêm màng túi hay là băn khoăn tiền đi đâu hết. Từ đó bạn cũng có động lực thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm, dành dụm hơn.
Ảnh: NVCC
Quy tắc tiết kiệm hiệu quả cho người mới đi làm, dù lương thấp vẫn có được món tiền đáng kể trước tuổi 25
Quy tắc 6-3-1 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Li Xun một youtuber người Đài Loan, có nhiều video chia sẻ về bí quyết tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý tài chính. Anh không lớn lên trong một gia đình giàu có, không có nền tảng tài chính từ trước nhưng đã tiết kiệm được 1 triệu tân đài tệ (khoảng 810 triệu đồng) trước tuổi 25.
Li Xun.
Qua kinh nghiệm của bản thân, bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Li Xun đã đưa ra quy tắc quản lý tài chính hiệu quả cho người mới ra trường đi làm như sau:
Quy tắc 6-3-1 cho người mới làm quen với quản lý tài chính
Tiết kiệm tiền và vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống hạn chế chi tiêu không phải là điều dễ dàng ai cũng làm được. Chính vì thế bạn phải có thời gian làm quen dần dần. Quy tắc 631 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Theo quy tắc này, dù mức lương của bạn nhiều ít ra sao, hãy phân bổ nó thành 3 phần:
- 60% lương dành cho chi phí sinh hoạt, bao gồm tất cả các khoản tiêu dùng.
- 30% lương dành để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm này đã đạt được con số nhất định, bạn có thể tiếp tục chia nhỏ nó ra thành 2 phần. 15% để tiết kiệm và 15% để đầu tư. Đầu tư là một cách giúp quỹ tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn nhiều lần.
- 10% còn lại dành cho đề phòng rủi ro, chủ yếu là mua bảo hiểm. Không may bị ốm hoặc gặp tai nạn, bạn sẽ phải chi trả phí y tế khá đáng kể. Nếu không có bảo hiểm hỗ trợ, bạn sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm của mình.
Trường hợp những người mới đi làm, dường như 60% chi phí tiêu dùng vẫn là chưa đủ. Thực tế lúc này 10% đề phòng rủi ro có thể được lên kế hoạch sau. Bạn hãy phân bổ 10% ấy cho 2 quỹ còn lại, được kết quả 65% lương dành cho mục đích tiêu dùng và 35% để tiết kiệm.
Có một điểm mấu chốt mà bạn cần nhớ đó là quỹ tiết kiệm không bao giờ được thấp hơn 30%, nếu không tốc độ tiết kiệm tiền của bạn sẽ rất chậm.
Quy tắc 4-3-3 cho giai đoạn sau
Sau khi đã có khoảng thời gian làm quen với quản lý tài chính và ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, bạn có thể chuyển sang quy tắc 433.
Theo đó 40% đầu tiên bạn hãy dành để đầu tư sinh lời, 30% tiếp theo phục vụ việc tiết kiệm và 30% còn lại mới là để chi dùng.
Bạn đừng nghĩ rằng 30% cho tiêu dùng là thấp. Phần vì đã quen với các phương án chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ không còn quá nhiều ham muốn mua sắm. Phần nữa khi mức lương tăng lên, 30% lương lúc này không còn giống 30% lương lúc đầu nữa.
Trong giai đoạn này, công việc và cuộc sống của bạn đã ổn định hơn, cũng như bạn đã có được món tiền tiết kiệm nhất định. Ưu tiên hàng đầu khi đó không phải là tiết kiệm nữa mà là đầu tư. Có những kế hoạch đầu tư sáng suốt sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên nhanh chóng.
Phân bổ tiền lương là yếu tố mấu chốt
Dẫu sử dụng quy tắc nào thì việc phân bổ tiền lương cũng là yếu tố mấu chốt giúp bạn tiết kiệm được tiền. Tránh trường hợp chi dùng quá mức, dù lương cao nhưng chẳng tiết kiệm nổi đồng nào. Bạn có thể sử dụng nguyên tắc phân bổ nêu trên với các nguồn thu nhập khác nhau, không nhất thiết phải là với tiền lương.
Thay đổi ngay 6 thói quen nhỏ trong sinh hoạt này, đó là tiền đề quan trọng để bạn trở nên giàu có Việc thay đổi chúng giúp bạn tiết kiệm được tiền, đó chính là bước đầu tiên và dễ dàng nhất trong quản lý tài chính. Nobori Norio là một chuyên gia quản lý tài sản nổi tiếng người Nhật Bản, tác giả của cuốn sách "Nghệ thuật để kiếm được 300 triệu yên ở tuổi 33" (khoảng 63 tỷ đồng). Anh sinh năm...