Bất chấp cảnh báo của bác sĩ “Nguy hiểm lắm!”, mẹ đã quyết giữ con dù mới sinh mổ được 7 tháng
Mang bầu lần 2 sau khi sinh mổ con đầu mới được 7 tháng tuổi, người mẹ trẻ rơi vào bất an, hoang mang tột độ và càng lo lắng hơn khi nghe lời khuyên của bác sĩ…
“Chưa một giây nào mình có suy nghĩ sẽ bỏ con đi”
“ Nếu ngày đó mẹ nghe theo lời khuyên của bác sĩ thì giờ đây mẹ đâu có con để mà ôm, để mà khoe với mọi người. Khi mẹ biết có con, con còn chưa có tim thai, anh Min mới chỉ 7 tháng tuổi… Thương cả hai anh em! Hai ngày liền mẹ đã nằm mơ là mẹ không có bầu con, con chỉ là giấc mơ thôi…
Bác sĩ bảo ‘Em nên suy nghĩ kĩ nha, vết mổ chỉ mới 7 tháng thôi. Nguy hiểm lắm!’. Vậy mà mẹ đã liều và tin rằng con sẽ cùng mẹ cố gắng, con sẽ giúp mẹ vượt qua cho đến ngày con chào đời…”.
Những dòng chia sẻ đầy chân thành và đong đầy cảm xúc của người mẹ trẻ Trần Hương (sinh năm 1993, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng) đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của các mẹ bỉm sữa. Hầu hết các mẹ đều rất sợ cảnh “đẻ dầy” vì ai cũng biết rằng sinh và nuôi con vất vả biết nhường nào. Đặc biệt, với các mẹ sinh mổ, mang thai lần hai khi con còn chưa đầy 1 tuổi thì điều đó còn đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, khi biết tin mình có thai lần hai khi bé lớn mới chỉ 7 tháng tuổi, là 7 tháng kể từ khi sinh mổ lần 1, chị Hương đã vô cùng hoang mang và lo lắng.
Chị Hương mang bầu lần hai khi con trai đầu lòng mới được 7 tháng tuổi (Ảnh: NVCC).
Nhớ lại thời điểm phát hiện mình có thai sau khi sinh mổ lần đầu mới được 7 tháng, chị Hương cho biết: “ Ngày đó, mình thấy trong người cảm giác rất lạ, cái lạ y như lúc mình có bé Marvin (con trai lớn của chị Hương, tên thân mật là Min) vậy… Mình mua que thử mà mãi 2 hôm sau mình mới dám thử. Đến khi thử thì mình không dám mở mắt để xem kết quả. Sau khi thấy que thử, mình thật sự rất hoang mang, không tin vào sự thật. Hai hôm liền mình toàn nằm mơ, mình mơ rằng việc mình có bé chỉ là mơ mà thôi… Mình rất bất an, lo lắng cho cả 3 mẹ con“.
Rồi khi siêu âm, nhận được lời khuyên của bác sĩ “ Em nên suy nghĩ kĩ nha, vết mổ chỉ mới 7 tháng thôi. Nguy hiểm lắm!“, chị Hương càng thêm lo lắng. Nhưng cũng như biết bao người mẹ khác đang mang giọt máu quý giá của mình, người mẹ trẻ cho biết “ chưa một giây nào mình có suy nghĩ sẽ bỏ con đi“.
Chị Hương tâm sự “chưa một giây nào mình có suy nghĩ sẽ bỏ con đi”, dù biết chặng đường phía trước đầy gian nan và mạo hiểm.
Với tâm trạng của một người mẹ đang nuôi con nhỏ, từng trải biết bao đau đớn trong lần sinh nở đầu tiên và những vất vả khi đang nuôi con nhỏ, chị Hương tìm đọc các bài báo, các thông tin trên mạng xem có ai cũng rơi vào hoàn cảnh như mình không để tìm hướng đi trong lúc đang tột cùng lo lắng. Giữa lúc đó, chị Hương may mắn bắt gặp một hội nhóm của các mẹ nuôi bú song song, nơi chia sẻ kinh nghiệm của rất nhiều mẹ đã và đang trải qua hoàn cảnh tương tự như chị. Thế là chị vững tin và quyết định giữ con lại, dù biết phía trước là cả một chặng đường đầy mạo hiểm và gian nan.
Kết thúc hành trình mang thai lần hai trong “nín thở” bằng trái ngọt
Được biết, trong lần sinh con trai đầu lòng – bé Marvin vào tháng 3/2017, chị Hương đã trải qua 24 giờ đau đẻ quằn quại nhưng mãi tử cung vẫn chỉ mở 3 phân. Các bác sĩ thăm khám nhận thấy thai khá to so với cơ thể chị, vì vậy đã chỉ định mổ lấy thai.
Mang thai khi con đầu còn rất nhỏ, đồng nghĩa với việc chị Hương vừa phải chăm con nhỏ, vừa phải giữ sìn sức khỏe thật cẩn trọng vì ai cũng biết vết mổ cũ chưa lành được bao lâu chính là mối đe dọa lớn nhất. Ngoài việc thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, chị Hương chọn cách lắng nghe cơ thể mình. Chị đặc biệt chú trọng trong việc ăn uống, không ăn quá nhiều, hạn chế tinh bột vì sợ mẹ sẽ tăng cân nhanh mà nguy hiểm, thay vào đó, chị uống thật nhiều nước, ăn trái cây, quả óc chó, uống bột ngũ cốc… để con được thông minh, khỏe mạnh…
Video đang HOT
“Nếu ngày đó mẹ nghe theo lời khuyên của bác sĩ thì giờ đây mẹ đâu có con để mà ôm, để mà khoe với mọi người…”.
Chia sẻ về hành trình mang thai lần hai khi mới sinh mổ được 7 tháng, bà mẹ Đà Nẵng cho biết: “ Rất may mắn là lần mang thai này sức khỏe của mình khá ổn, mình không bị ốm nghén lắm. Riêng vết mổ cũ thì có lẽ do độ đàn hồi da của mình khá tốt, cộng thêm mình mang bầu khi tuổi còn trẻ nên vết mổ cũ nhanh lành, không gây đau đớn hay biến chứng gì cho đến khi bụng to, sát ngày sinh…“.
Thấm thoát 38 tuần thai trôi qua. Ngày 16/7/2018 chị Hương vào viện sinh mổ chủ động vì lúc này vết mổ đã rất căng, nếu để thêm nữa có thể nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Vậy là kết thúc hành trình mang thai trong “nín thở” lo lắng, người mẹ trẻ đã được đón đứa con thứ 2 chào đời khỏe mạnh. Chị đã trải qua 2 lần sinh mổ liên tiếp chỉ trong vỏn vẹn hơn 1 năm, chính xác là 16 tháng. Đau đớn thì rất nhiều, lo lắng không thể nào kể hết nhưng cho đến hiện tại, chị Hương đã hạnh phúc tâm sự: “ Quả ngọt mẹ nhận được là mỗi sáng thức giấc con đều cười rất tươi với mẹ“.
Nhưng đó cũng chỉ là bước khởi đầu của một chặng đường đầy gian nan. Sinh và nuôi 2 con cách nhau chỉ hơn 1 tuổi, chị Hương tâm sự: “ Thực sự là quá vất vả, không lời nào tả hết được. Nhưng mình may mắn là có ông xã luôn giúp đỡ, động viên nên mọi mệt mỏi rồi cũng qua hết. Thêm vào đó, mình luyện cho con ăn – ngủ khoa học theo nếp easy để có thời gian dành cho cả hai con“.
Hiện tại, người mẹ trẻ vẫn cho hai con bú song song, không sử dụng một giọt sữa công thức nào.
Ngoài ra, bà mẹ 2 con cũng tâm sự rằng ngay từ khi mang bầu lần hai, chị Hương đã quyết định nuôi bú song song, dẫu vấp phải không ít lời phản đối gay gắt, thậm chí chửi mắng từ bạn bè, người thân. Song vượt lên tất cả, đổi lại chị đã nhận được thành quả xứng đáng mà vô cùng ngọt ngào: “ Nhờ nuôi bú song song, mình cũng đỡ vất vả hơn khi chăm cùng lúc hai con nhỏ. Và đó cũng là cách để con trai lớn không cảm thấy bị ‘ra rìa’ khi có em. Hiện tại, hai bé rất khỏe mạnh và thương yêu nhau…“.
Khi được hỏi về việc có lời khuyên nào dành cho các mẹ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, bà mẹ Đà Nẵng cho biết: “ Các mẹ cứ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng… Tất nhiên luôn phải thăm khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, nhưng quan trọng không kém là lắng nghe cơ thể mình nữa. Và cũng đừng ngần ngại chia sẻ, nhờ sự trợ giúp của người thân. Rồi khó khăn nào cũng qua đi hết“.
Theo Helino
9 bí quyết để hồi phục nhanh sau mổ đẻ
Mỗi trường hợp sinh mổ đều khác nhau. Việc phục hồi có thể mất nhiều thời gian hơn với những trường hợp mổ đẻ cấp cứu.
Nhiễm trùng, các vấn đề với vết mổ, và các bệnh lý nền, như đái tháo đường, cũng có thể làm cho thời gian hồi phục lâu hơn. Điều quan trọng nhất để hồi phục nhanh hơn là hỏi bác sĩ về những gì dự kiến sẽ xảy ra và sau đó làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Đi bộ ngắn, thường xuyên giúp giảm nguy cơ cục máu đông.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp quá trình hồi phục sau mổ đẻ diễn ra nhanh hơn:
1. Nghỉ ngơi nhiều
Nghỉ ngơi là điều cốt yếu để hồi phục sau bất kỳ phẫu thuật nào. Tuy nhiên đối với nhiều bậc cha mẹ mới sinh con, việc nghỉ ngơi gần như không thể khi có mặt một em bé sơ sinh sơ sinh trong nhà. Trẻ sơ sinh giờ giấc rất thất thường và có thể chỉ ngủ 1 hoặc 2 giờ mỗi lần.
Người mẹ nên luôn cố gắng ngủ khi bé ngủ, hoặc có người nhà giúp đỡ để có thể tranh thủ chợp mắt.
Bạn sẽ rất dễ cảm thấy choáng ngợp bởi việc nhà hoặc tiếp đón khách khứa. Nhưng hi sinh giấc ngủ cho việc nấu nướng hoặc dọn dẹp nhà cửa có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Sẽ hợp lý hơn nếu cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt
2. Nhờ giúp đỡ
Chăm sóc em bé sơ sinh đòi hỏi nhiều công sức. Việc chăm sóc em bé sau một ca phẫu thuật lớn có thể khiến bạn kiệt sức, và không phải tất cả những người mẹ mới sinh đều có thể xoay xở làm điều này một mình. Hãy nhờ sự iúp đỡ của chồng, , hàng xóm, người thân hoặc bạn bè.
Sẽ rất hữu ích nếu tìm được người giúp nấu nướng hoặc trông em bé trong khi người mẹ nghỉ ngơi hoặc tắm gội.
3. Xử lý cảm xúc
Sinh con có thể là một trải nghiệm cảm xúc cho tất cả những người tham gia.
Những người mẹ sinh cấp cứu hoặc sinh con sau chấn thương, cũng như những người phải mổ đẻ dù không muốn, có thể phải xử lý những cảm xúc khó khăn về ca sinh.
Những cảm xúc mới này có thể làm cho quá trình chuyển sang làm cha mẹ trở nên khó khăn hơn so với những người khác, và có thể gây ra những cảm giác dằn vặt và xấu hổ.
Nhiều người sẽ được lợi nếu được giúp đỡ để xử lý những cảm xúc này.
Hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ trị liệu. Nhận hỗ trợ sớm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và có thể giúp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được điều trị nhanh hơn.
4. Đi bộ thường xuyên
Nên bỏ tập tạ và tập thể dục aerobic cường độ cao trong vài tuần đầu tiên sau mổ. Thay vào đó, đi bộ có thể giúp giữ gìn vóc dáng và duy trì sức khỏe tâm thần tốt.
Đi bộ cũng làm giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề về mạch máu hoặc tim. Một số bạc cha mẹ mới con thích đi bộ với những người đồng cảnh ngộ trong một nhóm, hoặc gặp gỡ hàng xóm khi cùng đẩy em bé đi đạo.
5. Quản lý đau
Không cần phải chịu đau trong khi đương đầu với những đòi hỏi khác của việc chăm sóc em bé. Bạn phải uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Nếu thuốc không tác dụng hoặc nếu đau nhiều hơn, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
6. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Một số bác sĩ sẽ yêu cầu người mẹ tự đo nhiệt độ sau mỗi 24 giờ để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để xem có cần làm như vậy hay không.
Ngoài ra, cũng phải lưu tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác, như sưng, đau dữ dội, vệt đỏ ở vết mổ hoặc rét run. Liên lạc với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu nếu các triệu chứng này xuất hiện.
7. Chống táo bón
Sự kết hợp của thay đổi nội tiết tố, cơ bụng yếu, và nằm nhiều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón nặng có thể gây đau và việc rặn có thể làm tổn thương vết mổ.
Uống nhiều nước và hỏi bác sĩ về việc uống các thuốc nhuận tràng. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, như trái cây và rau, có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
8. Nhận sự hỗ trợ để nuôi con bằng sữa mẹ
Đẻ mổ có liên quan đến nguy cơ cao gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cha mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công, ngay cả khi gặp phải những thách thức, chẳng hạn như phải tách khỏi em bé sau khi sinh. Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ không thuận lợi, người mẹ nên nhờ sự giúp đỡ.
Nếu người mẹ còn đang bị đau, hãy ngồi trong một chiếc ghế thoải mái, có tựa và sử dụng đệm cho con bú, hoặc cho con bú ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp cho con bú dễ dàng hơn.
9. Tìm sự giúp đỡ cho các vấn đề lâu dài
Một số phụ nữ bị đau kéo dài sau mổ đẻ. Một số khác bị yếu cơ, tiểu không tự chủt hoặc trầm cảm. Những vấn đề này là phổ biến, và không nên cảm thấy xấu hổ nếu bị như vậy. Cũng không cần thiết phải im lặng chịu đựng.
Nếu các triệu chứng vẫn diễn ra sau làm hẹn khám cuối cùng sau sinh, người mẹ mới nên liên lạc với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh. Họ có thể chuyển bnaj đi khám chuyên khoa hoặc cho lời khuyên để giải quyết các triệu chứng ở nhà.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Rách bàng quang khi mổ lấy thai, sản phụ tử vong chưa đầy 12 giờ vì băng huyết sau sinh Với tiến bộ khoa học kĩ thuật và y học hiện tại, chuyện sinh nở đã an toàn hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những sự cố đáng tiếc xảy ra, như trường hợp của sản phụ 39 tuổi ra đi vì bị băng huyết sau sinh dưới đây là một ví dụ. Khi mang thai lần đầu, sản phụ có...