Bảo vệ tim lúc giao mùa
Thời tiết giao mùa đôi khi trở thành hiểm họa cho người mắc bệnh tim mạch, bởi những biến chứng nguy hiểm dễ dàng xảy ra như huyết áp tăng, đột quỵ…
Cảnh giác khi thời tiết thay đổi
Sự thay đổi thời tiết có thể tác động, kích thích hàng loạt người, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu của não và gây nhức đầu, đau lưng, nhức xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính, sự thay đổi thời tiết sẽ làm bệnh nặng lên. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, những bệnh nhân tim mạch cần được theo dõi định kỳ, đặc biệt là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Cảnh giác với bệnh động mạch vành: Bị mưa, lạnh hay nắng nóng đột ngột dễ dẫn tới bệnh động mạch vành. Khi khí hậu thay đổi, khí áp không ổn định, lúc đó tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu oxy. Khi các động mạch vành xuất hiện các mảng xơ vữa và bị vỡ ra sẽ gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành các cục huyết khối gây tắc nghẽn. Động mạch vành bị tắc sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Hậu quả của nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào độ rộng của vùng nhồi máu, vùng cơ tim bị thiếu máu càng nhiều thì chức năng của tim càng giảm mạnh, dễ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Một vùng cơ tim bị hủy hoại do thiếu máu
Đề phòng tai biến mạch máu não: Trong các bệnh lý tim mạch thì cơn tăng huyết áp kịch phát là một trong những nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Sự biến thiên của huyết áp trong 24 giờ đã tác động đến sự hình thành bệnh lý tai biến mạch máu não. Người ta thấy rằng, 3 giờ sáng là lúc huyết áp xuống thấp nhất, nhịp tim giảm và hô hấp cũng giảm. Vào lúc 5 giờ sáng, huyết áp tăng nhanh, tim đập mạnh và nhịp thở đều. Quãng thời gian từ 18-19 giờ cũng là thời điểm huyết áp tăng cao trong ngày. Những đặc điểm sinh lý trên khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, dễ làm nhiều người đang khoẻ mạnh bình thường đổ bệnh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bảo vệ tim lúc giao mùa
Video đang HOT
Để có một trái tim khỏe mạnh, hãy luôn quan tâm tới trái tim của mình bằng các cách sau:
1. Có một lối sống lành mạnh, điều này rất quan trọng và được nhắc tới nhiều cho tất cả lối sống của bạn về cơ thể hay tinh thần, làm việc và nghỉ nghơi hợp lí, tránh những trạng thái căng thẳng, bực bội…
Sống lạc quan, tránh căng thẳng, bực bội
2. Theo dõi, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ một cách thích hợp để tạo ra một khả năng thích nghi với thời tiết: bảo vệ các vùng cổ, ngực khi thời tiết thay đổi. Hay một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, điều chỉnh ở đây là việc kiểm soát, hạn chế rối loạn lipid máu, ngăn ngừa tình trạng tăng huyểt áp…
3. Có chế độ ăn uống hợp lí: Ăn đủ các chất, cân đối giữa các hàm lượng như glucose, lipid, protit theo một chu trình khoa học, bổ sung các loại khoáng chất, các loại vitamin có trong các loại rau, củ, quả. Hạn chế các chất béo và cholesterol có hại. Ăn mặn sẽ tạo ra việc giữ muối, giữ nước làm tăng lưu lượng tuần hoàn khiến trái tim phải hoạt động nhiều, là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch. Vì vậy trong bữa ăn nên có chế độ ăn nhạt, thanh đạm.
Nên có chế độ ăn nhạt, thanh đạm
4. Tránh các yếu tố có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia vì hút thuốc lá nhiều khiến bạn có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ, ung thư… không hút thuốc lá để tránh các rủi ro liên quan tới các bệnh về tim mạch.
5. Luyện tập hợp lí. Những bài tập vừa sức, hơp với điều kiện của từng người tập thể dục tốt cho sức khỏe nói chung và tôt cho trái tim nói riêng. Với chế độ tập luyện thường xuyên, sẽ làm điều hòa khí huyết trong cơ thể. Nên vận động một các hợp lí, phù hợp với sức khỏe, các bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội… Chú ý không nên tập ở những nơi quá lạnh hay quá ẩm.
Mai Hương – Theo chuyên trang tim mạch – Tạp chí Sống Khỏe, ảnh web MD)
Việc vệ sinh mũi cho bé khi giao mùa
Trong những ngày giao mùa, tình trạng thời tiết khó chịu thường khiến cho mũi của con bạn hay bị khò khè, khó thở vì có nhiều gỉ mũi. Các mẹ hãy vệ sinh mũi cho con thật sạch sẽ theo n hững cách sau đây nhé.
Trời lạnh, thời tiết hanh khô, rất nhiều bé bị chứng gỉ mũi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn mất vệ sinh, khiến bé khó chịu. Với những bé nhỏ không thể tự hỉ mũi được sẽ gây tắc đường thở làm cho bé khó ngủ và bú kém.
Có nhiều cách để làm sạch gỉ mũi cho bé như: dùng tăm bông, ống bơm hút. Nhưng khi dùng tăm bông, đầu bông quấn không chắc sẽ rơi lại gây dị vật đường thở ống bơm hút có thể gây trầy niêm mạc mũi của bé và không thể vệ sinh được bên trong ống bơm hút sẽ gây nhiễm trùng làm bệnh lâu khỏi hơn. Thậm chí, nhiều người vừa nhìn thấy con nhỏ có gỉ mũi là dùng tay hoặc giấy ăn khều ra - đây là phương pháp hoàn toàn sai trong việc vệ sinh cho bé.
Để vệ sinh gỉ mũi an toàn cho bé yêu trong những ngày chuyển mùa, các bà mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
1. Rửa tay sạch bằng nước ấm.
2. Đặt bé ngồi trước ánh sáng, hoặc dùng đèn pin loại nhỏ soi vào mũi bé để nhìn được rõ.
3. Nhẹ nhàng dùng tay giữ đầu của bé hơi ngửa lên.
4. Dùng tăm bông có thấm chút nước hoặc nước muối sinh lý, nhè nhẹ đưa vào lỗ mũi, xoay vòng để làm sạch gỉ mũi của bé. Lưu ý, tăm bông sử dụng phải là loại dành riêng cho trẻ em. Bạn lưu ý là vệ sinh mũi thì sử dụng bông tăm loại nhỏ và khi lấy gỉ mũi cầm thật sát đầu bông để tránh lỡ tay xọc sâu vào mũi bé, ngoáy một vòng là sạch bong, sau đó nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý.
Các phụ huynh cần lưu ý:
- Nước muối sinh lý (NaCl 9%) thường được các mẹ dùng để rửa mũi cho bé, làm dung dịch mũi loãng ra và giữ cho niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường- Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho bé nằm ngửa hay ẵm ngửa bé, xịt 1-2 lần vào mũi bé. Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.
- Đối với bé lớn, có thể dùng bình rửa mũi, nói bé nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.
- Để hút sạch mũi: bé lớn, cho bé xỉ sạch nhiều lần. Bé nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi bé lau mà không làm bé khó chịu).
Theo SKDS
Cẩn thận với đột quỵ khi giao mùa Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường, số bệnh nhân bị tai biến mạch não có xu hướng gia tăng. Để giành cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bệnh cần phát hiện sớm, xử trí nhanh, đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu. Phát hiện ra đột quỵ Theo GS. TS. Nguyễn...