Bảo vệ chính mình trong thời đại tiền mã hóa đang lên ngôi
Tiền điện tử đang bùng nổ trở lại tại Việt Nam khi các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của đồng tiền này. Trong khi đó, nhà nước và chuyên gia liên tục cảnh báo về các rủi ro có thể xảy ra, bao gồm cả tội phạm mạng.
Giá của bitcoin đã tăng đến 57,000$ mỗi đồng và với sự xuất hiện của Pi – một đơn vị tiền điện tử mới – và các đơn vị tiền ảo khác, thị trường tiền điện tử Việt Nam trong đầu năm 2021 chứng kiến một lượng lớn các nhà đầu tư mới. Một khảo sát khách hàng toàn cầu được thực hiện bởi Statista cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Nigeria.
Thị trường tiền ảo sôi động – cơ hội cho tội phạm mạng
Với hàng triệu đô la được giao dịch mỗi tháng, các sàn giao dịch tiền điện tử đang là miếng mồi ngon với tội phạm mạng. Các hành vi gian lận trên giao dịch điện tử bao gồm thu thập thông tin của nhà phát triển và nhà đầu tư; tấn công bằng phần mềm độc hại, lừa đảo, mã độc, thông báo giả mạo, điều hướng đến website giả, DDoS, v.v… và đánh cắp khoá bảo mật ví điện tử.
Một băng nhóm tội phạm mạng khét tiếng nhắm vào tiền điện tử là Lazarus và các thành viên. Từ năm 2019, các cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu Kaspersky cho thấy Lazarus đứng sau những vụ tấn công gần đây tại Singapore.
BlueNoroff, “thành viên gia đình” Lazarus chuyên tấn công vào mảng tài chính, cũng được cho là đang tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến tiền ảo ở Đông Nam Á dưới tên gọi SnatchCrypto. Băng nhóm này nhắm đến các ngân hàng, và cũng bị cáo buộc là liên quan đến vụ trộm 81 triệu đô của Ngân hàng Bangladesh. Các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã theo dõi SnatchCrypto từ cuối năm 2019 và phát hiện kẻ đứng sau chiến dịch này đã bắt đầu hoạt động trở lại với chiến lược tương tự.
Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tiền ảo mới trong khắp khu vực Đông Nam Á khi món hời từ những loại tiền điện tử khác nhau là không thể phủ nhận, và Việt Nam là một trong những quốc gia đang đi đầu trong sự chuyển dịch này. Sự phát triển tiền điện tử là một phần không thể thiếu của chuyển đổi số trong khu vực và tại Việt Nam, vì vây, chúng tôi khuyến khích những cá nhân tiếp cận công nghệ tài chính này nên trang bị kiến thức cơ bản về các biện pháp bảo mật để giữ an toàn cho tiền điện tử của mình.”
Chuyên gia tại Kaspersky chia sẻ một số cách cơ bản để bảo vệ bản thân trước tội phạm mạng trên các sàn giao dịch tiền điện tử:
Nghiên cứu giao dịch
Trước khi đầu tư, hãy tìm hiểu về sàn giao dịch tiền điện tử. Những nền tảng này cung cấp phương tiện cho việc mua và bán các đơn vị tiền ảo, nhưng có hơn 500 giao dịch để chọn, theo Bitcoin.com. Hãy nghiên cứu, đọc các phản hồi và trao đổi với các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm trước khi tiến xa hơn.
Video đang HOT
Biết cách lưu giữ tiền ảo của bạn
Sau khi mua tiền điện tử, bạn cần lưu giữ nó. Bạn có thể giữ trên sàn hoặc trong ví điện tử, chẳng hạn như một trong những ví điện tử được mô tả trong bài Nên chọn ví tiền điện tử nào. Có nhiều loại ví khác nhau, mỗi loại có những lợi ích, yêu cầu kĩ thuật và bảo mật cũng khác nhau. Khi giao dịch, bạn nên tìm hiểu các lựa chọn lưu trữ trước khi đầu tư.
Đa dạng hoá đầu tư
Đa dạng hoá là chìa khoá cho bất cứ chiến lược đầu tư thông thái nào, và tương tự khi bạn đầu tư vào tiền ảo. Đừng đặt tất cả vốn của bạn vào Bitcoin chỉ vì đó là cái tên duy nhất bạn biết. Có hàng ngàn lựa chọn, và tốt nhất là chia các khoản đầu tư của bạn cho một vài đơn vị tiền khác nhau.
Chuẩn bị cho sự bất ổn
Tiền ảo là một thị trường bất ổn, hãy chuẩn bị đón nhận những biến động. Bạn sẽ thấy sự dao động đáng kinh ngạc trong giá cả. Nếu khả năng đầu tư hay sức khoẻ tinh thần của bạn không thể chịu đựng được những biến động thì tiền ảo có thể không phải là sự đầu tư khôn ngoan.
Tiền ảo đang bùng nổ nhưng nó vẫn đang trong thời kỳ sơ khai. Đầu tư vào một thứ gì đó mới luôn mang đến những thử thách, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng. Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư, hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng và đầu tư một cách thận trọng.
Luôn đề cao bảo mật
Giao dịch bằng mạng tại nhà sẽ an toàn hơn bằng mạng công cộng, nhưng bạn cần bảo mật đúng cách. Với người mới bắt đầu, bạn nên thay đổi mật khẩu mặc định của bộ định tuyến vì mật khẩu gốc thường giống nhau cho tất cả bộ định tuyến cùng mẫu, khiến Wi-Fi của bạn dễ bị tấn công.
Trong bất kỳ tình huống nào, tốt nhất là thực hiện tất cả giao dịch điện tử qua kênh VPN được mã hoá, việc này sẽ tạo thêm một lớp bảo mật.
Khi chọn 1 dịch vụ VPN, chú ý đến tốc độ kết nối (phụ thuộc vào số lượng và chất lượng nhóm máy chủ của nhà cung cấp) và tính khả dụng của công tắc – điều đặc biệt quan trọng cho các giao dịch rủi ro cao: Nếu kênh liên lạc bị ngắt kết nối vì bất kì lý do gì, công tắc tự động ngắt kết nối thiết bị của bạn khỏi Internet, tránh việc dữ liệu bị gửi đi mà không được mã hoá.
Đối với các nhà đầu tư, chúng tôi khuyến nghị dùng Kaspersky Secure Connection được tối ưu hoá cho các giao dịch và đầu tư tiền điện tử.
Ngoài ra, sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy trên máy tính hoặc trên smartphone là rất quan trọng. Thế giới tiền ảo là nơi hấp dẫn đối với phạm mạng, vì vậy, nguy cơ gặp phải mã độc được chuyên biệt hoá cho đánh cắp khoá ví điện tử là khá cao.
Tesla đã cho thanh toán bằng Bitcoin, nhưng sẽ chẳng có mấy ai bắt chước họ
Trong khi Tesla đang cố gắng kích thích nhu cầu thanh toán bằng Bitcoin nhưng có lẽ sẽ chẳng ai học theo họ.
Tuần trước ông Elon Musk vừa thông báo Tesla sẽ chấp nhận dùng bitcoin để thanh toán khi mua các mẫu xe của họ ở Mỹ.
Đối với những người thường xuyên theo dõi Twitter của vị tỷ phú này, có lẽ quyết định này sẽ chỉ là chuyện sớm hay muộn, khi ông thường xuyên cho thấy sự nhiệt huyết của mình với các loại tiền mã hóa này.
Bên cạnh đó, Bitcoin cũng như các loại tiền mã hóa khác cũng cho thấy chúng đang thu hút sự chú ý như thế nào khi các con số thống kê cũng cho thấy lượng tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến Bitcoin hay các loại tiền mã hóa đã tăng hơn 10 lần từ tháng Một năm nay.
Tuy nhiên, không vì thế mà hy vọng nhiều công ty sẽ noi gương Tesla khi chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán cho mình. Ngay cả các chuyên gia tiền mã hóa cũng cho rằng đây là một lựa chọn không ổn định cho chính Tesla hay bất cứ công ty nào khác. Dưới đây là 4 yếu tố chính dẫn đến lời khuyên của các chuyên gia này.
Tính biến động mạnh
Với giá trị vốn hóa hiện vượt quá 1.000 tỷ USD, Bitcoin đã nhanh chóng giành được vị thế của một kho lưu trữ giá trị cho các tài sản kỹ thuật số trên toàn cầu. Nhưng theo Megan Kaspar, đồng sáng lập của hãng đầu tư vào tiền mã hóa Magnetic, biến động tính theo giờ của đồng tiền mã hóa này khiến nó vô cùng dao động, không chắc chắn và là một phương pháp thanh toán đầy tốn kém cho các doanh nghiệp.
Điều này biến Bitcoin thành "một phương tiện trao đổi tồi" và phương pháp thanh toán đầy rủi ro để trở thành một loại tiền tệ. Các dao động bất thường về giá của nó có thể tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán bằng Bitcoin của khách hàng.
Một chuyên gia công nghệ tài chính khác cho rằng quyết định của ông Musk giống như một thử nghiệm nhằm đo lường doanh thu tiềm năng và loại khách hàng cho sản phẩm của ông. Bước đi này có thể là một trong những phép thử của nhà sản xuất ô tô điện này đối với các cơ chế thanh toán của mình.
Đối với các công ty khác, thật khó cảm thấy thoải mái khi chấp nhận một loại tiền tệ có thể dao động dữ dội trong một ngày như Bitcoin. Anthony Denier, CEO của WeBull, cho biết: "Bạn có thể thấy chỉ một vài công ty dám thực hiện bước nhảy này, nhưng hầu hết công ty khác sẽ khá bảo thủ về tài chính và không nhảy theo xu hướng này quá nhanh."
Phí giao dịch cao
Để đảm bảo giao dịch đi qua mạng lưới tiền mã hóa, một khách hàng thường phải trả một khoản phí "khai thác" hoặc phí "mạng lưới". Bất kể số tiền cần được thanh toán là bao nhiêu, cho dù 5 USD hay 10 USD, khoản phí này là tiêu chuẩn cho mọi giao dịch. Tùy vào loại tiền mã hóa, nhưng trung bình mức phí này rơi vào khoảng 20 USD cho mỗi giao dịch.
Theo ông Kaspar, yếu tố này khiến cho phí thanh toán trên mạng blockchain của Bitcoin trở nên không ổn định như một phương thức thanh toán thông thường.
Cơ quan thuế xem Bitcoin như tài sản, không phải tiền tệ
Không chỉ các yếu tố nội tại của Bitcoin, ngay cả yếu tố bên ngoài cũng không ủng hộ việc đồng tiền mã hóa này trở thành một phương tiện thanh toán. Cơ quan Thuế vụ Mỹ đã xem nó như một loại tài sản chứ không phải tiền tệ.
Eric Christensen, giám đốc thanh toán của hãng thương mại điện tử Digital River, cho biết: "Điều này có nghĩa là khi bạn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, bạn sẽ phải đăng ký giá trị của nó vào ngày giao dịch trên cơ sở như một tài sản. Khi bạn bán nó đi, dù bạn lời hay lãi, mọi thứ đều phải được báo cáo về cho IRS." Điều này khiến mỗi giao dịch thanh toán trở nên phức tạp hơn bình thường.
Quy định đối với một ví điện tử là một vùng xám
Theo ông Felix Shipkevich, nhà sáng lập hãng luật Shipkevich PLLC, một thách thức quan trọng khác là hiện tại mới chỉ có một vài ngân hàng trên toàn thế giới sẵn sàng cung cấp các phương tiện lưu trữ tài sản kỹ thuật số cho những thương nhân đăng ký dịch vụ. "Các quy định về ví điện tử là một vùng rất xám tại thời điểm này." Ông cho biết, bổ sung thêm rằng, hiện không có nhiều quy định quản lý về sử dụng ví điện tử giữa thương nhân và khách hàng của họ.
Tội phạm mạng ở Nga năm 2020 tăng 30 lần trong ba năm qua Theo thông tin từ hội nghị an ninh thông tin vào cuối năm 2020, số lượng tội phạm mạng ở Nga đã tăng 30 lần trong ba năm qua. Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, số lượng các vụ tội phạm liên quan đến người nhập cư hay các hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp ở Nga đều giảm...