Bảo vệ chính mình trong mùa dịch Corona
Những ngày vừa qua, thông tin về dịch viêm phổi cấp do virus Corona đang trở thành tâm điểm trên khắp các trang báo trong phạm vi toàn cầu. Người dân ai nấy đều lo lắng và hoang mang trước dịch bệnh.
Một trong những điều quan trọng để bảo vệ bản thân mình trước những nguy hại của virus Corona đó là lựa chọn và sử dụng đúng cách khẩu trang và nước rửa tay.
Khẩu trang thường, nước rửa tay khô góp phần bảo vệ con người trong mùa dịch
Đeo khẩu trang nào để phòng virus Corona?
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của virus Corona, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp Y tế Công cộng quốc tế (PHEIC). Như vậy, dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona không còn là việc riêng của Trung Quốc mà còn là vấn đề toàn thế giới cần chung tay đối phó.
Theo các chuyên gia y tế, việc lựa chọn khẩu trang đạt chuẩn và dùng đúng cách được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong thời điểm tâm dịch hiện nay.
Các chuyên gia WHO cũng đã đưa ra những lời khuyên cho người dân về việc đeo khẩu trang trong mùa dịch Corona.
Theo đó, người dân nên đeo khẩu trang trong những trường hợp sau: Khi có triệu chứng hắt hơi, ho, khó thở; Khi đang chăm sóc những người có triệu chứng ho, khó thở; Là nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc những người có triệu chứng ho, khó thở. Và không cần đeo đối với đa số mọi người, những người có sức khỏe bình thường mà không có triệu chứng ho, khó thở.
Vậy khẩu trang nào nên đeo và có đủ khả năng phòng ngừa virus Corona?
Khẩu trang không phải là yếu tố quyết định việc phòng chống lây nhiễm mà chỉ là công cụ hỗ trợ để tránh những dịch tiết có thể chứa virus của người nhiễm. Vì thế, có thể nói hiện chưa có bất kì loại khẩu trang nào trên thị trường có khả năng lọc được virus Corona.
Virus Corona có kích thước khoảng 150-200 nano mét, chủ yếu cư trú trong giọt nước bọt lớn. Vì vậy, lựa chọn và đeo khẩu trang đúng cách là biện pháp ngăn chặn các giọt nước bọt có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc ho, hắt hơi.
Trong thời gian qua, vì lo sợ nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới, nhiều người dân đã đổ xô đi mua khẩu trang. Loại khẩu trang được nhiều người lựa chọn là khẩu trang y tế và đặc biệt là khẩu trang y tế phòng chống dịch N95 hay khẩu trang 3M.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Khẩu trang y tế thông thường đủ khả năng phòng ngừa virus Corona. Các loại khẩu trang chuyên dụng như N95 chỉ dùng cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc cho người đi vào vùng dịch hoặc nơi cách ly bệnh nhân nghi ngờ có virus. Hơn nữa, khẩu trang N95 được thiết kế quá chặt và có thể gây khó thở cho mọi người.
Hay bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. Hồ Chí Minh tư vấn: Không cần thiết phải đeo khẩu trang N95. Khẩu trang N95 đeo sẽ có cảm giác khó chịu và chỉ dành cho những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân có nguồn lây như Corona. Hiện nay, chúng ta có thể mang khẩu trang y tế ba lớp là được.
Khẩu trang y tế thông thường thường có ba lớp, lớp ngoài cùng sẽ có tác dụng chống thấm nước, lớp giữa là lớp lỏng, mặt trong luôn có màu trắng để phân biệt với lớp ngoài, là lớp mềm mại, có tính thấm hút vì tiếp xúc trực tiếp với da mặt. Loại khẩu trang y tế này hoàn toàn đủ khả năng giúp giúp người đeo tránh được những tia nước bọt từ người khác, bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm virus Corona.
Trong trường hợp, không có khẩu trang y tế, người dân hoàn toàn có thể dùng khẩu trang bằng vải.
PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo: “Có thể dùng khẩu trang vải cũng có tác dụng tương đương để chắn giọt bắn. Và cần giặt mới hoặc thay thế hàng ngày để tránh tay chạm phải các tác nhân gây bệnh bên ngoài rồi lại sờ lại mũi, miệng”.
Như vậy, không nhất thiết phải cố mua các loại khẩu trang “xịn”, có giá thành cao bằng mọi giá vì khẩu trang y tế thông thường hoặc khẩu trang vải giặt sạch là đủ để có thể ngăn ngừa phán tán và thu nhận virus Corona.
Tuy nhiên, khẩu trang chỉ phát huy tác dụng khi bạn sử dụng chúng đúng cách. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế nước ta đã chỉ dẫn cách đeo, sử dụng khẩu trang y tế đúng cách:
Đầu tiên, trước khi đeo khẩu trang, rửa tay sạch với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn hoặc xà phòng.
Video đang HOT
Sau đó khi đeo khẩu trang, đeo phủ kín miệng và mũi và đảm bảo giữa mặt và khẩu trang không có khe hở. Tránh sờ vào khẩu trang trong khi sử dụng, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
Nếu bạn muốn sờ, hãy rửa tay sạch với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn hoặc xà phòng.
Thay khẩu trang mới ngay khi nó bị ướt và tuyệt đối không sử dụng lại khẩu trang dùng một lần.
Tháo khẩu trang: Cầm dây đeo để tháo khẩu trang (không nắm vào mặt trước của khẩu trang để tháo, thói quen lấy bàn tay vo khẩu trang sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay); vứt vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay sạch với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn hoặc xà phòng.
Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. Hồ Chí Minh, hướng dẫn chi tiết cách đeo khẩu trang y tế đúng cách như sau:
Đeo khẩu trang với phần nếp gấp của khẩu trang đi xuống dưới và phần có thanh kim loại sẽ ở trên (những nếp gấp này đi xuống sẽ giúp cho những giọt bắn bay vào sẽ rơi xuống. Thanh kim loại nhẹ sẽ giúp khẩu trang kín với mũi).
Ép thanh kim loại nhẹ sát với hai cánh mũi và phải kéo khẩu trang đảm bảo phần dưới trùm xuống dưới cằm thì rất an toàn. Điều này giúp ngăn chặn những giọt bắn xâm nhập qua mũi và những kẽ hở xung quanh. Nếu có khe hở, sẽ tạo cho những giọt bắn bay vào.
Dùng loại xà phòng nào, nước rửa tay nào cho đúng?
Người dân bên cạnh việc “mệt mỏi” tìm mua khẩu trang thì lựa chọn nước rửa tay cũng khá “đau đầu” trước tình trạng tràn lan các loại nước rửa tay được rao bán và loạn giá trên mạng.
Rửa tay là điều vô cùng quan trọng trong mùa dịch Corona bởi lẽ, tay là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus, khi tay bẩn tiếp xúc với các bộ phận như mắt, mũi, miệng thì virus có thể đi vào cơ thể và tấn công các tế bào. Vậy nên, phải luôn rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi ăn hoặc chạm vào các bộ phận trên.
Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch để rửa ngay lập tức, người dân có thể thay thế bằng nước rửa tay khô. Đặc biệt là khi ra ngoài đường, mang theo một chai nhỏ nước rửa tay khô được cho là lựa chọn tốt hơn cả trong thời dịch Corona này.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô có 60-95% cồn tốt hơn so với những loại có ít cồn hoặc không có.
Giới chuyên gia cũng đã nhấn mạnh, khi lựa chọn nước rửa tay, người dân không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chọn loại có chứa cồn từ 60% trở lên là có thể diệt khuẩn. Không cần phải “truy lùng” những loại nước rửa tay diệt khuẩn, sát trùng đắt đỏ.
WHO từng đưa ra khuyến cáo chi tiết các bước rửa tay như sau:
1. Cho một lượng dung dịch nước rửa tay vừa đủ vào lòng bàn tay
2. Xoa đều dung dịch trong lòng hai bàn tay
3. Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
4. Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay
5. Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
6. Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
7. Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô.
Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
Như vậy, chỉ cần mất ít nhất một phút để rửa tay với nước rửa tay khô, mỗi người có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho người thân và giảm khả năng lây lan bệnh qua bàn tay bẩn.
Vì nước rửa tay khô có chứa cồn, nên sau khi rửa tay bằng nước khô không nên tiếp xúc với lửa ngay, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng,…
Trước tình hình “loạn” thông tin về dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trên mạng xã hội, điều quan trọng hơn cả là tự bảo vệ chính mình trước tiên. Lựa chọn khẩu trang, nước rửa tay đạt chuẩn, sử dụng đúng cách theo khuyến nghị của WHO và Bộ Y tế là việc cấp thiết giữa tâm bão Corona để phòng chống lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng.
Minh Ngọc
Theo baophapluat
Những ngộ nhận về virus corona rất phổ biến hiện nay
Một trong những điều quan trọng nhất khiến virus corona lan rộng ở Trung Quốc và toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam chúng ta chính là những ngộ nhận về loại virus này.
Dịch bệnh viêm phổi cấp bùng phát tại Vũ Hán từ cuối tháng 12 năm 2019 cho đến nay đã làm cho 638 người thiệt mạng với 69 trường hợp tử vong mới ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Cùng với đó, số bệnh nhân nhiễm virus corona chủng 2019-nCOV đã lên 29.258 trường hợp.
Một trong những điều quan trọng nhất khiến virus corona lan rộng ở Trung Quốc và toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam chúng ta chính là những ngộ nhận về loại virus này. Sự thiếu hiểu biết, hiểu chưa đúng, chưa đủ về chủng mới của virus corona đã khiến nhiều người có những cách phòng tránh bệnh dịch viêm phổi cấp cực sai lầm, cực nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Dịch bệnh viêm phổi cấp bùng phát tại Vũ Hán từ cuối tháng 12 năm 2019 cho đến nay đã làm cho 638 người thiệt mạng với 69 trường hợp tử vong mới ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Việc lựa chọn đúng thông tin, lựa chọn thông tin về corora vừa nhanh vừa đúng mới là điều mà chúng ta cần hướng tới trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Dưới đây là những ngộ nhận về virus corna nói chung mà chúng ta cần tránh ngay để không phải là "cừu non" giữa dòng thông tin ồ ạt hiện nay:
Dùng nước rửa tay khô là cách chống virus corona hữu hiệu nhất
Nhiều ngày trước khi nghe thấy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán có nguy cơ phát dịch tại Việt Nam, rất nhiều người đã đổ xô đi mua nước rửa tay khô để diệt khuẩn con virus đáng sợ này. Điều ấy vô tình khiến nước rửa tay khô đủ các loại hàng hãng này hãng kia tăng lên với giá chóng mặt, có lọ lên đến vài triệu đồng tùy dung tích trong khi cháy hàng liên tục.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), thực ra nước rửa tay khô không phải là thứ cần thiết lắm trong lúc này.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), thực ra nước rửa tay khô không phải là thứ cần thiết lắm trong lúc này. Đúng là nước rửa tay khô có thể tiêu diệt virus, vi khuẩn nhưng chỉ nên dùng trong cơ sở y tế, những nơi không có nước, không có điều kiện dùng nước để rửa tay luôn.
Để diệt sạch virus, vi khuẩn - không ngoại trừ virus corona, chuyên gia khuyến cáo người dân dùng nước sạch và xà phòng để rửa tay như bình thường. Khi rửa tay cần đảm bảo rửa theo đúng quy trình và thời gian tối thiểu theo quy định của WHO và Bộ Y tế. Rửa tay nhiều lần trong ngày là bước cực quan trọng để phòng tránh lây nhiễm virus corona.
Khi rửa tay cần đảm bảo rửa theo đúng quy trình và thời gian tối thiểu theo quy định của WHO và Bộ Y tế.
Muốn phòng chống lây nhiễm virus corona, bắt buộc phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi
Cơn sốt của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khiến nhiều người dân Việt Nam khốn đốn trong chuỗi ngày qua khi đổ xô đi mua khẩu trang với giá "cắt cổ" mà nhiều nơi vẫn cháy hàng, thậm chí còn để hẳn biển không còn khẩu trang để bán.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đúng là việc dùng khẩu trang cũng nằm trong chiến dịch phòng tránh virus corona. Tuy nhiên, chúng ta cần phải ghi nhớ cho kỹ đeo khẩu trang lúc nào, dành cho ai - nói chung phải đeo khẩu trang đúng cách mới có thể phòng tránh virus corona. Hiện nay, Bộ Y tế cũng không yêu cầu tất cả mọi người phải đeo khẩu trang. Chỉ nên đeo khẩu trang ở những nơi đông người như tham gia phương tiện giao thông công cộng, đến bệnh viện... Đặc biệt, những người khỏe mạnh bình thường không cần thiết phải đeo khẩu trang.
Chúng ta cần phải ghi nhớ cho kỹ đeo khẩu trang lúc nào, dành cho ai - nói chung phải đeo khẩu trang đúng cách mới có thể phòng tránh virus corona.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, trong trường hợp "cháy hàng" khẩu trang y tế, người dân cũng không cần phải quá lo lắng. Bạn có thể mua những chiếc khẩu trang vải và đeo thay đổi hàng ngày. Sau mỗi ngày, khẩu trang cần được giặt sạch và phơi khô hoặc sấy khô rồi mới đem ra sử dụng bình thường. Cách này hơi mất công một chút nhưng lại đảm bảo an toàn chẳng kém khẩu trang y tế, trong khi không phải vứt đi sau mỗi lần đeo nên tiết kiệm được kha khá ngân sách.
Thi nhau uống nhiều nước cam, viên C sủi có thể tăng cường sức đề kháng
Chúng ta đều biết rằng, người có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả hơn những người có hệ miễn dịch yếu. Suy nghĩ ăn uống như thế nào để tăng cường miễn dịch giúp phòng chống virus corna tất nhiên là điều đúng đắn. Nhưng có phải vì thế mà lạm dụng uống nước cam, uống viên C sủi vì đặc tính giàu vitamin sẽ ngăn chặn con virus này thì "những nhà thông thái" chúng ta đang ngộ nhận hết sức sai lầm.
Theo BS Lại Thanh Hà (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn), khi nCoV xâm nhập vào nước ta, nhiều người coi vitamin C là "bảo bối" để ngừa bệnh. Đây là suy nghĩ sai lầm. Vitamin C không phải là yếu tố 100% có thể phòng ngừa được bệnh do nCoV gây ra. Việc có lây nhiễm bệnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đề kháng của cơ thể. Không phải dùng vitamin C là sẽ không bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, trên mạng xã hội bán rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp ngăn ngừa, chống lại nCoV. Tuy nhiên, đây là một chủng virus mới vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu nên khó có thể khẳng định, thực phẩm chức năng ngăn ngừa bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị và vắc-xin ngừa nCoV. Do vậy, người dân lưu ý, không nên sử dụng các sản phẩm chưa được chứng minh tác dụng, dẫn tới "tiền mất tật mang".
Bác sĩ Lại Thanh Hà khuyến cáo, để phòng bệnh, quan trọng là nâng cao thể trạng bằng ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, chú ý bổ sung vitamin C từ nguồn thức ăn đưa vào. Trong chế độ ăn hằng ngày, nhất là trong rau xanh và hoa quả cũng đã có thể cung cấp đủ vitamin C. Cần uống đủ nước và ngủ sớm, đủ giấc rất quan trọng trong việc giữ sức khỏe cho trẻ em cũng như người lớn trong mùa dịch bệnh.
Nhiều người bị cách ly không có nghĩa là bị nhiễm virus corona
Hiện nay, với những nguồn thông tin đa dạng trên mạng xã hội, cứ nghe đến thông tin có người bị cách ly do có triệu chứng ho, sốt hay từng tiếp xúc với người dương tính nCOV là nhiều người khác sợ hãi, cho rằng người đó nhiễm virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán. BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) cho biết, đây là tình trạng rất phổ biến ở người dân, dẫn đến tâm lý hoang mang vì có quá nhiều người bị. Thực tế việc cách ly không có nghĩa là người đó nhiễm virus corona.
"Cách ly là biện pháp phòng ngừa cần thiết, đảm bảo không bỏ sót ca bệnh và hạn chế tối đa virus phát tán ra cộng đồng. Do đó, người dân không cần thiết phải quá lo lắng, hoang mang cũng như tâm lý kỳ thị người bị cách ly", chuyên gia nhấn mạnh. Nhất là bệnh do chủng mới 2019-nCOV phát ra sau 14 ngày ủ bệnh nên việc cách ly, theo dõi là điều càng cần thiết.
Bật điều hòa nhiệt độ cao sẽ giết được virus corona
Tuy virus corona sẽ bị suy yếu ở nhiệt độ ấm áp nhưng không có nghĩa, những nơi nắng ấm và trên 25 độ C sẽ không có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán này.
Theo các chuyên gia nhận định rằng, corona là một trong các loại virus gây bệnh cảm lạnh và bị suy yếu nếu nhiệt độ môi trường trên 25 độ C. Chính vì vậy, nhiều người liền bật điều hòa ở mức nhiệt cao cả ngày với hy vọng giết được corona, nhất là khi thời tiết miền Bắc đang trở lạnh từng ngày.
Tuy virus corona sẽ bị suy yếu ở nhiệt độ ấm áp nhưng không có nghĩa, những nơi nắng ấm và trên 25 độ C sẽ không có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán này. Nói ngắn gọn, nhiệt độ ấm chỉ làm suy yếu corona thôi chứ hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt chúng, muốn "khử" hoàn toàn thì ít nhất phải 60 độ trở lên. Nhưng đừng vì vậy mà vội tắt điều hòa nhé, ít nhất làm vậy cũng sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho bạn.
Theo baodansinh
Các trường đại học 'đua nhau' tự chế nước rửa tay sát khuẩn tránh virus corona Nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm virus corona, nhiều đại học cho sinh viên tạm thời nghỉ học và nghiên cứu tự chế nước rửa tay, nước sát khuẩn theo tiểu chuẩn của WHO để phát miễn phí. Đại học Thủy lợi phát miễn phí 1.000 chai rửa tay tự chế Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Hóa học, Đại học Thủy lợi...