Báo Trung Quốc tiết lộ lý do ‘cấm cửa’ tàu sân bay Mỹ
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, vốn nổi tiếng với những bài viết mang đầy giọng điệu hiếu chiến, ngày 4/5 viết rằng các hành động thù địch của Mỹ là nguyên nhân khiến Bắc Kinh từ chối cho phép tàu sân bay USS John Stennis của Hải quân Mỹ cập cảng Hong Kong hồi tuần trước.
Tàu sân bay Mỹ USS John Stennis (Ảnh: Flickr)
Hôm thứ 5 tuần trước, giới chức Trung Quốc đã từ chối một đề nghị của tàu sân bay USS John Stennis cập cảng Hong Kong, nói rằng các chuyến cập cảng của tàu chiến Mỹ được cho phép theo từng trường hợp, “phù hợp với các nguyên tắc chủ quyền”.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban sau đó đã bày tỏ bất ngờ trước quyết định của Trung Quốc, khẳng định rằng Mỹ từ lâu đã có các chuyến thăm cảng thành công tới Hong Kong… và chúng tôi hi vọng điều đó sẽ tiếp tục”.
Nhưng trong một bài viết được đăng tải hôm qua, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Mỹ – chứ không phải ai khác – là nguyên nhân của vụ việc trên.
“Sau khi Hong Kong trở về Trung Quốc năm 1997, các tàu hải quân Mỹ tiếp tục có các chuyến thăm thường xuyên tới đặc khu hành chính, nhưng mỗi lần như vậy phải được Bắc Kinh phê chuẩn”.
Video đang HOT
“Phần lớn các chuyến thăm đã được cấp phép trong những năm qua, và chỉ có một số lần bị từ chối, vốn xảy ra khi quan hệ Mỹ-Trung Quốc lạnh nhạt”, tờ báo viết.
Dường như tờ báo muốn liên hệ “sự lạnh nhạt” với những căng thẳng gần đây giữa Bắc Kinh và Washington liên quan tới các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Trong vài năm qua, Lầu Năm Góc đã thực hiện hàng loạt hành động chống lại Trung Quốc, tạo ra môi trường bất lợi giữa hai nước”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Bài viết nhấn mạnh rằng, mặc dù những căng thẳng này có thể chỉ được xem là “chuyện vặt” nhưng có khả năng các hành động của Washington ở Biển Đông có thể là “điềm báo cho một sự kiện lớn”.
“Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ giờ đây đã trở thành nguyên do lớn nhất cho tâm lý bi quan như vậy đối với cả hai nước”, tờ báo viết, nói thêm rằng “Mỹ đã bắt đầu việc triển khai quân sự mang tính hăm dọa đối với các lợi ích ngoài khơi của Bắc Kinh, phô diễn sức mạnh quân sự bằng việc điều các tàu chiến và máy máy bay tới Trung Quốc”.
“Do những ngờ vực chiến lược nghiêm trọng, các vấn đề quân sự chưa có tiền lệ đã xuất hiện giữa hai nước”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Tàu sân bay USS John C. Stennis đã tiến hành cuộc tuần tra Biển Đông hồi tháng 3 và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã bay ra thăm tàu này khi ông có chuyến công du Philippines hồi tháng 4.
Trong quá khứ, Trung Quốc cũng từng không cho phép tàu chiến Mỹ cập cảng Hong Kong khi quan hệ giữa hai bên căng thẳng. Hồi năm 2007, Bắc Kinh đã từ chối cho phép tàu sân bay USS Kitty Hawk vào Hong Kong sau khi Washington công bố một thỏa thuận tên lửa với Đài Loan.
Mỹ đã lên tiếng mạnh mẽ và có các hành động cứng rắn nhằm đáp trả các động thái bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Lầu Năm Góc đã tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải quanh các khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông sau khi Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo phi pháp, đưa tàu chiến, máy bay tới khu vực.
Theo Dantri
Báo Trung Quốc: Chế độ Triều Tiên không trụ quá 15 năm nữa
Đó là bình luận của nhà phê bình chính trị Deng Yuwen đăng tải trên trang web 'Tiexue' của Trung Quốc và được trang tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lại
Theo chuyên gia Deng Yuwen, chế độ Triều Tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sụp đổ trong vòng 10 năm hoặc lâu nhất là 15 năm. Ông Den Yuwen từng là Phó tổng biên tập của tờ Study Times, một ấn phẩm của Trường đảng trung ương thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hôm 23-4. Nguồn: Business Insider
Ông Deng cho rằng, các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu tác động đến kinh tế vốn đã bị cô lập của Triều Tiên. Trong đó có việc suy giảm nguồn viện trợ lương thực quốc tế, thiếu hụt ngoại tệ và gia tăng tình trạng đào tẩu.
Nếu Bình Nhưỡng không tìm cách thay đổi trước sức ép của các lệnh trừng phạt, "chế độ Triều Tiên sụp đổ sẽ chỉ là vấn đề thời gian", ông Deng nói. Ông nhấn mạnh chế độ Triều Tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể sụp đổ trong vòng 10 năm nữa hoặc lâu nhất là 15 năm.
Triều Tiên phải hứng chịu các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất hơn 20 năm từ Liên hợp quốc sau khi đầu năm nay Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 4 và tiến hành một loạt vụ thử nghiệm tên lửa.
Tuy vậy, vài nhà phân tích lại tin rằng việc Triều Tiên sụp đổ sẽ giáng đòn nặng nề cho nước láng giềng Trung Quốc, nhất là sự bất ổn ở vùng đông bắc Trung Quốc, theo Yonhap.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Báo Trung Quốc: Chế độ Triều Tiên không trụ nổi quá 15 năm vì cấm vận "Chế độ Triều Tiên không chịu được hậu quả của cấm vận và sẽ sụp đổ trong vòng 10 đến 15 năm nữa trừ phi Bình Nhưỡng nhượng bộ, chấp nhận một sự thay đổi", theo nhận định của một nhà bình luận chính trị Trung Quốc. Nhà bình luận chính trị Trung Quốc Đặng Duật Văn dự báo chế độ Triều Tiên...