Bảo tàng đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa di sản đến với học đường
Các Bảo tàng xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động và điều kiện thực tế của bảo tàng để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, trưng bày, giáo dục và giới thiệu về di sản văn hóa trong không gian số.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 3809/BVHTTDL-DSVH gửi các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; các bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng chương trình phối hợp với ngành Giáo dục và đào tạo trong hoạt động bảo tàng.
Theo đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo tàng tại các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra trong tình hình hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các Sở, các bảo tàng triển khai xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động bảo tàng.
Cụ thể, các Sở chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực cho các bảo tàng trực thuộc thực hiện công tác chuyển đổi số. Đồng thời chú trọng đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Bảo tàng về công nghệ mới và giới thiệu các ứng dụng công nghệ có thể áp dụng tại bảo tàng.
Các bảo tàng chủ động và linh hoạt trong phối hợp với các trường trên địa bàn để đưa học sinh đến với bảo tàng và di sản văn hóa đến với học đường theo cách tiếp cận mới. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các Bảo tàng xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động và điều kiện thực tế của bảo tàng để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, trưng bày, giáo dục và giới thiệu về di sản văn hóa trong không gian số.
Nghiên cứu cách thức ứng dụng công nghệ số của một số bảo tàng đã bước đầu thành công để xây dựng các ứng dụng giới thiệu nội dung trưng bày chuyên đề, hoạt động giáo dục di sản văn hóa thông qua hình thức trực tuyến. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tuyến, tổ chức các chương trình quảng bá, phát triển công chúng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng trên không gian số.
Về xây dựng chương trình phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo, địa phương tổ chức các chương trình ngoại khóa, tham quan cho học sinh, sinh viên tại các bảo tàng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, tìm hiểu lịch sử dân tộc, thấm nhuần tư tưởng của Bác “Dân ta phải biết sử ta”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, các Sở chủ trì xây dựng, ký kết chương trình phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học để chỉ đạo các bảo tàng và các trường trên địa bàn phối hợp triển khai. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục của bảo tàng, nhằm thực hiện hiệu quả việc sử dụng di sản văn hóa trong giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức gìn giữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.
Các bảo tàng chủ động và linh hoạt trong phối hợp với các trường trên địa bàn để đưa học sinh đến với bảo tàng và di sản văn hóa đến với học đường theo cách tiếp cận mới. Cụ thể: Xây dựng các chương trình giáo dục di sản văn hóa dành riêng cho học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp.
Đa dạng hình thức giáo dục tại bảo tàng như: tổ chức tham quan, trải nghiệm, trình diễn di sản văn hóa, nói chuyện chuyên đề hoặc giới thiệu trực tuyến về di sản văn hóa. Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ với các trường trong việc lựa chọn, đưa các trò chơi dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian… vào các chương trình ngoại khóa và kết nối, mời nghệ nhân tham gia hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ./.
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin từ chuyên gia Hàn Quốc
Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở Giáo dục Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc tổ chức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, giáo viên.
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin diễn ra trực tuyến.
Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, bà Vũ Thị Tú Anh- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong những năm qua, sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do đã đã diễn ra hiệu quả, góp phần tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa của 2 quốc gia.
Tiếp nối các hoạt động thường niên, Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do triển khai tập huấn cho 50 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục tại Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; đây là hoạt động chuyên môn rất cần thiết, thiết thực cho cán bộ, giáo viên hiện nay.
Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm giúp các học viên là cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận và cập nhật giáo dục STEM, robotic hiện nay đang diễn ra trên đất nước Hàn Quốc; chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dù đợt tập huấn diễn ra trực tuyến nhưng với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, đợt tập huấn này chắc chắn sẽ diễn ra chất lượng và hiệu quả.
Bà Vũ Thị Tú Anh tại điểm cầu Bộ GD&ĐT.
Bà Vũ Thị Tú Anh mong muốn các giáo viên tham gia tập huấn phấn đấu tiếp thu hiệu quả để trang bị thêm năng lực dạy học hiệu quả, có chất lượng tại nơi mình dang công tác. Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động tập huấn trong nước mà còn là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, giáo dục giữa các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về giáo dục giữa 2 quốc gia.
Ông Mun Sun Hee - Phụ trách chương trình tập huấn phía Hàn Quốc cho biết: Năm 2019, tôi đã thực hiện dự án này với 40 thầy cô giáo Việt Nam sang Hàn Quốc tập huấn và ấn tượng với khả năng sáng tạo của giáo viên Việt Nam.
Chương trình tập huấn năm nay tương tự như chương trình tập huấn năm trước, nhưng khác ở chỗ diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Các thầy cô có thể hỏi hay nêu ý kiến trong suốt quá trình tập huấn với các thông dịch viên bổ trợ của chương trình. Các giảng viên, chuyên gia đến từ Hàn Quốc sẽ nỗ lực để chương trình tập huấn diễn ra hiệu quả, thiết thực nhất.
Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc giai đoạn 2020-2024. Chương trình tập huấn gồm 2 giai đoạn: kết hợp giữa tự nghiên cứu của học viên qua video hướng dẫn (15 giờ) và học viên thực thành bằng hình thức online thông qua hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia từ Hàn Quốc.
GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng: Cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ khát vọng làm chủ trình độ khoa học trong thời đại công nghệ số Muốn có một thế hệ trẻ bản lĩnh, trí tuệ cần bồi dưỡng cho các em khát vọng làm chủ trình độ khoa học trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại công nghệ số. Muốn vậy phải học tốt chương trình các môn học, tìm hiểu về thành tựu mới mẻ trong lĩnh vực robot, trí...