Bảo quản thực phẩm mùa lũ thế nào cho đúng cách
Nước dâng lên cao, mất điện, rác thải trôi nổi, bà con loay hoay tìm cách bảo quản thực phẩm phòng ngừa các bệnh tiêu hóa sau mùa lũ.
Bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật. Đảm bảo an toàn thực phẩm giúp giảm các nguy cơ ngộ độc và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Trong điều kiện khó khăn, nguồn cung cấp thực phẩm sạch bị hạn chế, hơn nữa thời tiết ẩm thấp dễ sinh nấm mốc gây ngộ độc, mắc khuẩn lỵ, tiêu chảy do virus nếu không biết cách bảo quản.
Vậy làm cách nào để bảo quản thực phẩm mùa lũ thế nào đúng cách?
Video đang HOT
Sau bão lũ, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường xuyên xảy ra tại các khu vực nông thôn.
Trước hết, các hộ gia đình thường xuyên tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước…) đặc biệt chú ý khử nước và đun sôi nước trước khi uống.
Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước hoặc chết do ngộ độc, chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.
Tiếp đến, người dân cần rửa tay bằng xà phòng khô, nước rửa tay khô trước và sau khi chế biến thức ăn, sau mỗi lần đụng chạm đồ vật ngoài trời hoặc đi vệ sinh.
Thường xuyên vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến. Giữ gìn khu vực bếp, khu chế biến thực phẩm và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
Thứ ba, mọi người nên để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, không để lẫn lộn thịt gia cầm gia súc chung với thực phẩm khô.
Ngoài ra, nên phân dụng cụ chế biến cắt gọt thực phẩm chín và tươi sống riêng. Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống. Đun nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản. Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ trên 60 độ C trước khi ăn, không ăn đồ tái sống, đồ gỏi trong thời gian này.
Với các sản phẩm đóng hộp, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo, bung nắp có dịch lạ.
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần thiết trong giai đoạn bão lũ khắc nghiệt này.
Ngộ độc thực phẩm và nguyên tắc phòng bệnh
Ngộ độc thực phẩm thường gặp ở cộng đồng, có thể nhiều người cùng mắc do ăn chung thức ăn bị ô nhiễm.
Nên nếu chúng ta không tuân thủ các quy định áp dụng trong việc phun hóa chất diệt sâu, bọ; trong các khâu bảo quản, chế biến thực phẩm thì đều có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Trong thực tế, thực phẩm rất dễ bị nhiễm vi sinh vật, đặc biệt là các loại thực phẩm chế biến sẵn, bán ngoài chợ hay vỉa hè; rau sống, quả tươi, thịt sống... Có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm, thường hay gặp nhất là vi khuẩn, nó có khả năng sống trong môi trường bên ngoài khá lâu, nhất là trong nước và thực phẩm.
Vi khuẩn tả có độc tố rất mạnh nên khi nhiễm bệnh nếu không phát hiện sớm rất dễ gây ra trụy tim hoặc bị suy thận cấp do mất nước và chất điện giải ồ ạt. Các vi khuẩn thương hàn, lỵ, E.coli cũng dễ gây ngộ độc cho người. Khi bị ngộ độc bởi độc tố của chúng sẽ xuất hiện các triệu chứng liên hoàn, như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy...
Vì vậy, cần đặt vấn đề an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề phòng bệnh hàng đầu. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu về nguy hại của các loại thực phẩm nhiễm bẩn, nhất là các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm sống, như tiết canh, nem chua, nem chạo...; cần tuyên truyền để người dân hiểu được sự cần thiết của việc ăn chín, uống sôi. Không nên ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi; hoa quả tươi cần phải ngâm nước, rửa thật sạch trước khi ăn.
Cần luôn nhớ rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Những người trồng rau, quả và kinh doanh thực phẩm tươi sống cần tuân thủ tuyệt đối các khâu trong dùng hóa chất để nuôi trồng, chăm bón và bảo quản thực phẩm, không vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu ngộ độc do khí từ rác thải? H2S hay còn gọi là mùi trứng thối, có tên hóa học là Hydrogen Sulfide, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh khi hít phải, đặc biệt là trong thời gian dài. Khí này sản sinh khi rác vô cơ bị phân hủy bởi nhiệt độ và các vi sinh vật. Rác thải bao gồm nhóm hữu cơ và rác thải vô...