“Bảo dưỡng” sức khỏe sau Tết.
Dưới đây là một số phương pháp đơn giản để bạn và gia đình thanh lọc cơ thể và cân bằng dinh dưỡng sau mùa Tết.
Hậu Tết, ai cũng có nhu cầu “ bảo dưỡng” sức khỏe
Các vấn đề sức khỏe thường gặp sau Tết
Trải qua kì nghỉ Tết dài ngày, thể chất và tinh thần của cả gia đình sau khi được “lên dây cót” hết cỡ để vui chơi, ăn uống thì bây giờ đã “chùng nhão” đáng kể.
Theo đó, một số triệu chứng bất lợi cho sức khỏe cũng xuất hiện như táo bón, khó ngủ, tăng cân…
Táo bón, khó tiêu
Thực đơn ngày Tết thường ưu tiên các món ăn nhiều đạm nhưng lại rất ít rau xanh; cộng thêm việc uống nhiều đồ có cồn, có gas, ngọt… khiến không ít người rơi vào tình trạng khó tiêu hóa, táo bón, chướng hơi, đầy bụng kéo dài sau Tết.
Tăng hoặc giảm cân không kiểm soát
Video đang HOT
It vận động, ngồi nhiều, ăn nhiều đồ béo, uống rượu hay các đồ uống chứa chất kích thích là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người tăng cân nhanh chóng, bụng “xổ mỡ” sau Tết.
Thừa cân là tình trạng sức khỏe nhiều người gặp phải sau đợt nghỉ Tết
Ngược lại, cũng có nhiều chị em do quá bận rộn với việc nấu nướng đãi khách, dọn dẹp nhà cửa, ăn uống, ngủ nghỉ thất thường gây giảm cân nhanh, tinh thần mệt mỏi, thể chất hốc hác.
Khó ngủ, tinh thần uể oải
Chế độ sinh hoạt không điều độ suốt Tết (thức khuya, dậy muộn) đã làm thay đổi hoàn toàn đồng hồ sinh học của bạn. Sau Tết, nếu không biết, các bạn sẽ phải mất nhiều ngày để quay lại nếp ngủ cũ. Việc ngủ muộn nhưng phải thức dậy đúng giờ để đi học, đi làm khiến bạn có tinh thần uể oải, mệt mỏi, cơ thể rã rời thiếu sức sống.
Giải pháp cân bằng sức khỏe sau Tết
- Ăn nhiều trái cây: Sau Tết, khi bạn thu dọn lại ban thờ cũng là lúc các loại trái cây bày mâm ngũ quả vừa chín, hãy tận dụng chúng. Còn nếu không hãy chọn mua trái cây tươi trong các dịp đi lễ chùa đầu năm, sau đó tích cực cùng các thành viên trong gia đình “thụ lộc” trái cây để thanh lọc cơ thể và cân bằng dinh dưỡng sau Tết.
Để cân bằng sức khỏe, bạn không thể bỏ qua chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn nhiều rau xanh: Trung bình một người trưởng thành cần ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây một ngày để cung cấp đủ lượng chất xơ khuyến nghị. Đối với trẻ em, có thể cho các bé ăn luôn cả xác rau để tăng cường chất xơ.
Trong 1 tuần đi chợ đầu năm mới, các bà nội trợ có thể hạn chế mua thịt, cá và thay bằng thật nhiều rau xanh để cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón cho cả nhà.
- Chú ý khâu chế biến: Thực phẩm là thịt ăn còn trong Tết, cần làm vệ sinh lại thật kĩ bằng cách trần qua, luộc sơ… nếu muốn tận dụng, hạn chế việc chiên, rán lại.
- Dọn dẹp lại nhà cửa, khử mùi (thuốc lá, cà phê, rượu bia, mùi thơm của hoa…) tại khu vực phòng ngủ, đi ngủ sớm, ngâm chân nước muối ấm để cải thiện giấc ngủ.
Gia đình mạnh khỏe là mong muốn của mọi người
Theo Eva
Sau Tết, nhiều trẻ nhập viện do tiêu chảy
Những ngày sau Tết, hàng trăm trẻ ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp nhập viện điều trị khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Thống kê của khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, từ mùng 4 Tết đến nay, có khoảng 150 trẻ em (chủ yếu từ 15 tháng đến 3 tuổi) mắc bệnh tiêu chảy đến khám, điều trị, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết trẻ mắc bệnh này nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn ói và đi cầu lỏng liên tục.
Bác sĩ Trà Thị Thanh Vân, Phó khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, lý giải, trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng đột biến sau Tết là do tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trong những ngày Tết không đảm bảo, trẻ không được gia đình kiểm soát việc ăn uống hàng ngày.
Trong khi đó, tại Bình Định, do thời tiết lạnh kéo dài cùng với việc ăn uống trong dịp Tết vừa qua không đảm bảo, nên từ đầu tháng 2 đến nay hơn 100 trẻ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh về hô hấp phải nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Khánh Toàn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Bình Định cho biết, từ trước Tết đến nay, bệnh nhi nhập viện tăng cao so với cùng kỳ năm trước khoảng 20%.
Các bác sĩ khám cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy nhập viện điều trị ở khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Theo các bác sĩ, bệnh tiêu chảy nếu không được theo dõi sát và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng trẻ mất nước nặng, dễ gây tử vong. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng đi phân lỏng trên 3 lần/ngày, kèm sốt, đau bụng, nôn ói nhiều lần. Khi phát hiện, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị theo đúng quy định.
Nhằm ngăn ngừa bệnh, phụ huynh cần cho trẻ ăn dặm, nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh môi trường và thân thể sạch sẽ, xử lý phân an toàn, đúng cách, cách ly với nguồn bệnh. Bên cạnh đó, cần bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nước hay dung dịch Oresol, không được sử dụng kháng sinh bừa bãi ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo thêm, muốn tránh tình trạng trẻ bị mất nước, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi. Tránh cho trẻ dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt. Cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi và chia nhỏ bữa ăn, đút chậm bằng muỗng để tránh nôn ói.
Tuyệt đối không cho trẻ uống những loại thuốc cầm tiêu chảy vì nó làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Khi trẻ vẫn bị tiêu chảy mà phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây trướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc, thủng ruột, tử vong.
Theo VNE
Cách khắc phục chứng mệt mỏi sau Tết Sau Tết hầu hết mọi người đều mệt mỏi, uể oải khi quay trở lại công việc. Các biện pháp dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khắc phục được chứng mệt mỏi sau Tết. Dậy sớm hơn Cố gắng dậy sớm hơn những ngày tết, tập vài bài thể dục buổi sáng, dùng bữa sáng thật ngon lành, người trong tư thế...