“Báo động đỏ” chị em cần lưu ý đi khám phụ khoa gấp
Thay vì cố gắng lảng tránh và cảm thấy xấu hổ khi phải đi khám phụ khoa, nếu thấy các dấu hiệu “báo động đỏ” dưới đây, chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Chị em có thể đi khám phụ khoa theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì nó giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe của mình và những nguy cơ bệnh tật mà mình có thể mắc phải.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng gây khó chịu trong người thì chị em nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Khám phụ khoa có ưu điểm giúp chị em phát hiện các bất thường liên quan đến hệ thống sinh sản và từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời.
Thay vì cố gắng lảng tránh và cảm thấy xấu hổ khi phải đi khám phụ khoa, nếu thấy các dấu hiệu “báo động đỏ” dưới đây, chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để kiểm soát được sức khỏe của mình.
Chị em có thể đi khám phụ khoa theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Ảnh minh họa
1. Đau khi quan hệ tình dục
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng sẽ là bình thường nếu cảm thấy một chút đau đớn hay khó chịu trong khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản phụ khoa thì đây lại là vấn đề cần quan tâm.
Theo Tiến sĩ Debby Herbenick, tác giả của cuốn Because It Feels Good: A Woman’s Guide to Sexual Pleasure and Satisfaction (nói về những hướng dẫn tình dục dành cho phụ nữ) thì nhiều phụ nữ thường chịu đau trong khi quan hệ tình dục và có suy nghĩ rằng không có lý do gì để phải lo lắng về điều đó. Nhưng sự thật thì đau khi quan hệ tình dục lại là điều không bình thường.
Nguyên nhân gây ra đau khi “quan hệ” có thể là do khô âm đạo hoặc tình trạng viêm nhiễm trong âm đạo hay bất kì bệnh phụ khoa nào khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể nặng hơn và khó điều trị hơn. Vì vậy, bạn cần đi khám ngay lập tức nếu bạn thường xuyên bị đau âm đạo và không thấy thoải mái khi quan hệ tình dục.
2. Ngứa âm đạo
Nhiều chị em cảm thấy xấu hổ khi bị ngứa âm đạo và đó chính là lý do tại sao họ giấu giếm điều này, không đi khám.
Theo Tiến sĩ Herbenick, ngứa âm đạo thường là một dấu hiệu của nhiễm trùng nấm. Chính vì vậy mà nhiều chị em khi bị ngứa là lập tức tự ý mua thuốc trị nấm về để điều trị.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc mà không qua khám xét và kê đơn của bác sĩ có thể lại là một sai lầm rất lớn. Đôi khi ngứa âm đạo là triệu chứng của một bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do vi khuẩn gây ra viêm nhiễm. Trong trường hợp xấu nhất, nó cũng có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư âm hộ.
Video đang HOT
Vì vậy, để biết chắc nguyên nhân thì chị em cần đi khám sớm và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đó chỉ là một phản ứng dị ứng với các sản phẩm vệ sinh mà bạn đang sử dụng thì bạn cần ngưng sử dụng các sản phẩm đó ngay lập tức.
3. Âm đạo có mùi bất thường
Theo Tiến sĩ Herbenick, âm đạo phụ nữ bao giờ cũng có một mùi đặc trưng. Nhưng trong trường hợp nặng mùi, có mùi hôi, chua, tanh… thì cũng là lúc chị em cần nói chuyện với các bác sĩ sản khoa về tình trạng của mình.
Đặc biệt, trng trường hợp âm đạo có mùi khó ngửi kèm theo dịch tiết âm đạo ra nhiều, dịch âm đạo bất thường (có màu vàng, xanh, có lẫn mủ hoặc máu…) thì rất có thể chị em đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hay bất kì bệnh phụ khoa nào khác, kể cả ung thư ở cơ quan sinh sản.
Đi khám phụ khoa lúc này là điều rất quan trọng vì nó giúp chị em được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Nếu thấy các dấu hiệu “báo động đỏ” dưới đây, chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
4. Đau bất thường trong chu kì kinh nguyệt
Đúng là trong nhiều trường hợp, hiện tượng đau khi có kinh nguyệt là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở mức độ dữ dội và vô cùng khó chịu, lại kéo dài liên tục, thường xuyên thì chị em cần đi khám phụ khoa ngay càng sớm càng tốt.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì lạc nội mạc tử là nguyên nhân gây ra các cơn đau dữ dội như vậy và nó có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nhiều phụ nữ.
Theo Tiến sĩ Tamer Seckin, một bác sĩ phẫu thuật nội soi, chuyên gia lạc nội mạc tử và người đồng sáng lập của Quỹ lạc nội mạc tử của Mỹ, bệnh lạc nội mạc tử cung có thể khó được phát hiện ở giai đoạn sớm nên dễ bị nặng hơn. Nguyên nhân là do nhiều phụ nữ nghĩ rằng đau trong kì kinh nguyệt là bình thường và không đi khám ngay lập tức. Ông nói, “lạc nội mạc tử có thể điều trị được, thậm chí có thể chữa khỏi, nếu được điều trị sớm.” Vì vậy, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu của sự khó chịu trong suốt chu kì kinh nguyệt, chị em cần đi khám càng sớm càng tốt.
5. Khối u trong vú
Nhiều phụ nữ đã rất bối rối khi phát hiện những khối u trong vú và không biết phải xử trí làm sao. Nhiều chị em khác lại rất băn khoăn về cách ngăn ngừa ung thư vú nhưng cũng không dám bày tỏ với ai. Theo Tiến sĩ Lissa Rankin, một bác sĩ sản khoa ở Mỹ thì để giải quyết các băn khoăn đó, tốt nhất bạn nên gặp các bác sĩ sản khoa.
Nếu thấy bất kì bất thường nào trên ngực, đặc biệt là các khối u thì nên đi khám sớm vì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của tình trạng ung thư vú. Trong khi nhiều cục u là lành tính thì cũng có các cục u ác tính và bác sĩ phụ khoa sẽ giúp chị em phân biệt các khối u này. Bất kỳ cơn đau bất thường nào xuất hiện ở ngực cũng có thể là một điềm báo và chị em cần thông báo những bất thường đó cho bác sĩ sản khoa để được khám xét cẩn thận.
Theo TNO
Điều chị em cần biết về các bước khám phụ khoa
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Bác sĩ ơi, sắp tới công ty em có đợt khám sức khỏe tổng quát và yêu cầu phải khám cả phụ khoa. Em năm nay dù đã 23 tuổi nhưng chưa từng đi khám phụ khoa lần nào nên em rất lo lắng. Em nghe nói khám phụ khoanếu không cẩn thận sẽ dẫn đến rách màng trinh. Đây là điều làm em lo sợ nhất.
Nhưng vì không thể bỏ khám sức khỏe được nên em càng lo lắng hơn. Xin cho em hỏi, nếu khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám thế nào? Và làm cách nào để khám phụ khoa thoải mái nhất? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Hạnh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thùy Hạnh thân mến,
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ, cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình, đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng "quan hệ".
Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5-10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung...) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, viêm âm đạo...
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Ảnh minh họa
Khám phụ khoa giúp chị em biết được tình hình sức khỏe của "vùng kín", sức khỏe sinh sản của mình, những biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh ở "vùng kín" nếu có. Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả lại không cao.
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Một số điều bạn cần biết khi đi khám phụ khoa để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn là:
- Nên giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi khám phụ khoa.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện.
- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.
- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.
- Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.
Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.
Nếu biết được các điều trên, chắc chắn bạn sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi đi khám phụ khoa.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
4 hiểu lầm về khám phụ khoa Không ít người cho rằng, chỉ phụ nữ đã kết hôn mới cần đi khám vùng kín. Đây là cách hiểu sai lầm. 1. Khám phụ khoa rất xấu hổ, tránh được thì nên tránh Phần lớn phụ nữ nhận định, việc đi khám phụ khoa thật kỳ quặc và xấu hổ. Lý do là vì ngoài việc phải để lộ toàn bộ...