Báo động dịch sốt xuất huyết
Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Quảng Nam đang liên tục tăng cao, thậm chí chuyển nặng, khiến ngành y tế lên tiếng cảnh báo về diễn biến phức tạp của dịch.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam ( CDC Quảng Nam) vừa cảnh báo tình hình sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp. Tính đến cuối tháng 6, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.900 ca SXH tại 17/18 huyện, thị xã, thành phố, tăng gấp 7,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Hiện CDC Quảng Nam đã phối hợp với các trung tâm y tế xác minh ca bệnh và xử lý 76 ổ dịch.
Cán bộ y tế Quảng Nam phun thuốc diệt muỗi tại các khu dân cư. Ảnh C.X
Sau khi có triệu chứng sốt cao, khó thở, đau đầu, anh T.T.S. (ở P.Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ) được người nhà đưa vào nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, được chẩn đoán mắc SXH. “Tôi và mẹ cùng mắc SXH và đang điều trị. Nhờ đi viện kịp thời nên sức khỏe hiện đã khá hơn, không còn mệt mỏi như trước”, anh S. nói. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Võ Khoa, Trưởng khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam), cho biết từ giữa tháng 4, bệnh viện bắt đầu ghi nhận vài trường hợp mắc SXH, nhưng từ đầu tháng 5 số lượng bệnh nhân SXH tăng cao. Trung bình mỗi ngày Khoa Y học nhiệt đới tiếp nhận 5 – 8 bệnh nhân. “Nhiều trường hợp do không phát hiện bệnh sớm nên khi nhập viện đã trở nặng. Chúng tôi khuyến cáo người dân khi thấy triệu chứng của SXH nên khẩn trương đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời”, bác sĩ Khoa nói.
Tổng lực chống dịch
Bác sĩ Huỳnh Kim Thái, Phó giám đốc Trung tâm Y tế H.Núi Thành, cho biết từ đầu tháng 5 đến nay đơn vị ghi nhận 42 ca SXH trên địa bàn, tăng 3,56 lần so với cùng kỳ năm 2021. Ngay sau đó, đơn vị chỉ đạo các trạm y tế tham mưu các xã, thị trấn thực hiện hiệu quả phương án phòng chống dịch và hiện vẫn đang phối hợp để phát hiện sớm các ổ dịch.
Video đang HOT
Tại H.Thăng Bình, đến thời điểm đã có hơn 310 ca mắc SXH, tăng gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Bác sĩ Nguyễn Kim Trọng, Phó trưởng khoa Y tế dự phòng (Trung tâm Y tế H.Thăng Bình), đề xuất chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy cần gia tăng tần suất, ít nhất 1 lần/tuần. Đặc biệt, phải tăng cường giám sát các ổ dịch cũ và các khu vực có nguy cơ cao. “Điều quan trọng là nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ màn và nhận biết các dấu hiệu có thể mắc bệnh SXH”, bác sĩ Trọng khuyến cáo.
Ông Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam, cho hay SXH bắt đầu tăng nhanh từ tuần thứ 21 (hơn 100 ca/tuần) và tăng đột biết bắt đầu từ tuần thứ 24 (hơn 300 ca/tuần) và chưa có xu hướng giảm. Thời điểm này, thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh SXH (muỗi, bọ gậy) phát triển, nếu không chủ động phòng chống sẽ gây nguy cơ ca bệnh gia tăng và lan rộng. Theo ông Kiệm, song song với công tác phòng chống dịch Covid-19, ngành Y tế Quảng Nam đã huy động các nguồn lực và triển khai nhiều biện pháp phòng chống SXH. Trong đó, phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy tại các xã trọng điểm, nơi có nguy cơ cao và tại hộ gia đình hằng tuần với phương châm “Không có bọ gậy, loăng quăng, không có muỗi thì không có SXH”.
Trước dự báo số ca mắc SXH thời gian tới tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Y tế khẩn trương tổ chức đánh giá tình hình, huy động mọi nguồn lực, xử lý triệt để các ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế…
Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng, không chủ quan phòng chống
Thời tiết nắng nóng, cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng các loại dịch bệnh, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh này phát hiện 233 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 375.5% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó có 5 ca sốt rét, 4 ca lỵ Amip, 4 ca lỵ trực trùng.
Ghi nhận 60 trường hợp mắc thủy đậu, hơn 732 trường hợp tiêu chảy, 16 trường hợp viêm gan do virus, 4 trường hợp mắc quai bị và 1.886 trường hợp mắc bệnh cúm. Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện, điều trị và xử lý kịp thời, không có ca tử vong.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phát hiện 233 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Theo bác sĩ Huỳnh Công Hùng, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm CDC Quảng Bình cho biết, thời điểm này, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè đang có chiều hướng gia tăng. Vậy nên người dân không được chủ quan lơ là, công tác phòng chống các bệnh lây theo đường tiêu hóa, đường hô hấp, SXH, TCM, sởi, cúm...
Ghi nhận tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố, tại Quảng Bình, các đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp trẻ em với các bệnh thường gặp như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột, tiêu chảy, tay chân miệng, thủy đậu... số bệnh nhân vẫn đang gia tăng hằng ngày và chưa có chiều hướng giảm xuống.
Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè.
Theo bác sĩ Hồ Thị Ngọc Linh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa TP. Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ em mắc bệnh trong thời gian gần đây.
"Để bảo vệ sức khỏe cho con em, các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, giúp cơ thể trẻ đủ sức chống lại bệnh tật. Đặc biệt, cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, đây là một việc làm đơn giản nhưng hiệu quả phòng chống bệnh mùa hè rất lớn", BS Linh cho biết.
Bác sĩ Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thông tin, để phục vụ người dân đến khám, chữa bệnh trong điều kiện hiện nay, bệnh viện bố trí chỗ ngồi thoáng mát cho người bệnh trong thời gian chờ tới lượt khám, tổ chức cán bộ tiếp đón nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu người bệnh.
Công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết được chú trọng.
Đồng thời bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng ngừa lây nhiễm chéo các loại bệnh truyền nhiễm; chú ý đến công tác vệ sinh môi trường. Đồng thời, đơn vị cũng tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà người bệnh về cách nhận biết và phòng tránh các bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng kéo dài...
Liên quan đến vấn đề này, Bác sĩ Phan Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, việc chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè là rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến từ trạm y tế xã, phường, thị trấn đến các bệnh viện đa khoa huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh, đáp ứng các cấp độ điều trị trong bối cảnh vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phòng chống dịch bệnh trong mùa hè này.
Người dân không được chủ quan lơ là, trong công tác phòng chống các loại bệnh lây nhiễm mùa hè.
"Người dân cần tuân thủ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, nhất là đối với người già và trẻ em", BS. Hải chia sẻ.
TP.HCM: Sốt xuất huyết nóng bỏng, 1.111 ổ dịch Số ca sốt xuất huyết tăng nóng tại TP.HCM với 10 ca tử vong. Sáng 30-6, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu đoàn công tác đã đến kiểm tra, giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết tại TP.HCM. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi gia đình các bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh...