Báo động dịch bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,8 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 ngàn trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. TP. Biên Hòa là địa phương có số ca mắc cao nhất với 725 ca, tiếp đó là H. Trảng Bom với 352 ca.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám cho một trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Hạnh Dung
Các bác sĩ dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong thời gian tới. Do chưa có vaccine phòng bệnh này nên người dân cần nâng cao ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho trẻ nhỏ.
* Nhiều nguồn lây
Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang điều trị cho 23 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Đang chăm sóc con tại bệnh viện, chị Phạm Thị Quỳnh Nga (ngụ xã Thanh Sơn, H.Định Quán) cho hay, mấy ngày trước, con chị biếng ăn kèm theo sốt, ngủ hay giật mình. Chị Nga đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần phải nhập viện điều trị.
Khi được hỏi có biết nguồn lây bệnh cho con từ đâu, chị Nga cho rằng, bé có thói quen ngậm đồ chơi trong miệng nên có lẽ bệnh lây qua đường này.
Còn bà Phùng Thị Bảy (ngụ xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) cho biết, bà có 2 cháu nhỏ, thường chơi chung với nhau. Cách đây khoảng hơn 1 tuần, đứa cháu đầu tiên bị sốt, biếng ăn, miệng hơi đỏ, đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần nhập viện để điều trị. 2 ngày sau đó, cháu thứ 2 cũng có những biểu hiện tương tự và hiện bà đang chăm 2 cháu tại bệnh viện.
Theo BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hầu hết các ca bệnh đang điều trị tại khoa là những ca bệnh nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp bệnh phức tạp. Những trường hợp nào nghi ngờ bệnh nặng, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm để xác định xem đó là tuýp virus nào.
BS Quyền cho hay, bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân vì sao từ đầu năm 2021 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói: “Bệnh tay chân miệng mang tính chu kỳ.
Trong vòng 4-5 năm sẽ có khoảng thời gian tăng lập đỉnh, sau đó giảm dần và tăng lên lại. Qua giám sát của toàn khu vực phía Nam và của tỉnh, giai đoạn này, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng khoảng 4-5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian tới rất cao”.
Ngoài nguyên nhân mang tính chu kỳ, số ca mắc bệnh tay chân miệng cao còn liên quan đến số lượng trẻ trong độ tuổi. Theo thống kê, số lượng trẻ sinh năm 2019 trong toàn tỉnh lớn hơn so với những năm khác. Năm 2021 là thời điểm những trẻ sinh năm 2019 bắt đầu đi học ở các trường mầm non, tiếp xúc nhiều. Do chưa được chăm sóc và bảo vệ đúng cách nên có nhiều trẻ mắc bệnh.
* Phòng bệnh không khó
BS Nguyễn Thanh Quyền nhấn mạnh, bệnh tay chân miệng tăng cao trong khoảng tháng 3, 5 hoặc từ tháng 9, 12. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt.
Để phòng bệnh tay chân miệng, trước tiên những gia đình có con nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi mẫu giáo, mầm non cần lưu ý thực hiện tốt 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng qua nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như chén, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Hằng ngày, phụ huynh và các giáo viên, nhân viên nhà trường cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
“Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt cao, da có mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, trẻ đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu trẻ điều trị tại nhà, cần chú ý hạ sốt cho trẻ, lau mát tắm rửa bình thường, nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu, mát để trẻ dễ tiêu hóa” – BS Phan Văn Phúc cảnh báo.
Kết quả phân lập tuýp virus gây bệnh tay chân miệng của các bệnh nhân trong tỉnh thời gian qua cho thấy, có khoảng 40% là tuýp EV71. Đây là chủng virus có độc lực cao, có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
[Video] Bệnh tay chân miệng vào mùa, cha mẹ nên cẩn trọng ngay cả khi trẻ ngủ
Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng nhanh, đã có trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Vì vậy việc theo dõi nhận biết dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng.
Gia tăng trẻ mắc bệnh tay chân miệng, Đắk Lắk có một trường hợp tử vong
Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) về tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố cho thấy, bệnh lý này đang có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể tính đến hết tuần 11, toàn thành phố có hơn 2.500 trường hợp tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tương tự, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 250 trường hợp trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng; trong đó nhiều trường hợp trẻ mắc tay-chân-miệng độ nặng và đã có một trường hợp tử vong. Các bệnh nhân mắc bệnh tay-chân-miệng tập trung nhiều ở TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Buôn Đôn, huyện Cư M'gar, Krông Pắk....
Tay chân miệng là bệnh gì, làm sao nhận diện?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, xuất hiện theo chu kỳ hàng năm, tức là mỗi năm cứ đến một thời điểm nào đó thì số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tăng lên.
Đây là một bệnh nhiễm trùng lây lan cấp tính do một loại siêu vi, mà siêu vi đó xuất phát từ đường ruột lây qua đường ăn uống (dịch tiết nước bọt của trẻ), với biểu hiện bên ngoài là những sang thương như: nổi hồng ban nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc là những vết loét ở miệng. Kèm theo đó trẻ có thể bị sốt nhẹ, thậm chí sốt cao.
Trẻ có thể đang ngủ giật mình, đừng lơ là nghĩ con khó chịu.
BS CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết; Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tổn thương nghiêm trọng trên hệ thần kinh của trẻ, chẳng hạn như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,....đặc biệt là có thể lây lan cho cộng đồng.
Chính vì thế, việc nhận diện những dấu hiệu cũng như các giai đoạn bệnh tay chân miệng ở trẻ là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ trẻ có diễn tiến nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé.
Ở giai đoạn toàn phát trẻ bắt đầu phát ban ở bàn chân
Theo các chuyên gia, các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng là tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, trẻ khóc, nói đau miệng. Trẻ sốt 1, 2 ngày sau hết sốt nỗi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lở trong miệng... khi có dấu hiệu nghi ngờ này cần cho trẻ đi khám xem có phải trẻ mắc bệnh không.
BS Vũ cho biết, trong khi sốt cần theo dõi sát sao trẻ nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn hoặc giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ, nảy người, giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu... là không phải... vì đây là những dấu hiệu trở nặng cần đưa trẻ đi cấp cứu, BS Vũ nói.
Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
- Giai đoạn ủ bệnh 3 - 6 ngày.
- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Đau họng. Tổn thương, đau rát ở răng và miệng. Chảy nước bọt nhiều. Biếng ăn. Tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 - 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 - 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 - 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc. Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,
Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 - 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Cảnh giác với những điểm tương đồng của bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết Thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho virus và ký sinh trùng phát triển gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tay chân miệng và sốt xuất huyết. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu của từng loại bệnh giúp điều trị dễ dàng hơn và phòng tránh đúng cách. Tay chân miệng và sốt xuất huyết đều là bệnh truyền...