Bảo đảm quyền lợi xét tuyển đại học cho thí sinh
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 được tổ chức thành 2 đợt.
Để bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học chỉ xét tuyển sau khi các em thi xong cả 2 đợt. Thực hiện sự chỉ đạo này, các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị phương án cho đợt xét tuyển…
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đại học năm 2021 tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 2021, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh có 3.500 chỉ tiêu, trong đó 40% chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng học bạ trung học phổ thông (tức 1.400 chỉ tiêu), 5% chỉ tiêu xét tuyển từ bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (tức 175 chỉ tiêu), 5% chỉ tiêu xét tuyển thẳng (tức 175 chỉ tiêu), 50% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (tức 1.750 chỉ tiêu). Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhà trường nhất trí với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tuyển sau kỳ thi đợt 2 tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, vì đây là cách xét tuyển hợp lý, công bằng nhất trong lúc này.
Trong khi đó, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) có 6 phương thức tuyển sinh với tổng chỉ tiêu là 3.530. Trong đó 2 phương thức tuyển sinh nhiều chỉ tiêu nhất là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tiến hành (30- 60% tổng chỉ tiêu) và dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 (từ 15 đến 55% chỉ tiêu). Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cho hay, nhà trường đã sẵn sàng các phương án tuyển sinh ngay sau khi các thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 2. Tuy nhiên, nếu thời gian tổ chức thi tốt nghiệp đợt 2 muộn hơn lịch điều chỉnh thời gian nhập học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố trước đó, nhà trường cần hướng dẫn mới của Bộ để thực hiện.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cho biết, về việc xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 trong một lần sau hai đợt thi là hợp lý. Đặc biệt là năm nay số thí sinh phải dự thi đợt 2 nhiều hơn so với năm 2020. “Thực tế tuyển sinh năm 2020 cho thấy, dù việc xét tuyển diễn ra sau đợt thi thứ 2 nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đào tạo của các trường. Các trường sẽ có cách để giải quyết bài toán triển khai chương trình học linh hoạt cho sinh viên các khóa học, ngành học, với những mốc thời gian khác nhau. Thậm chí có thể tận dụng quỹ thời gian của dịp nghỉ hè để hoàn thành khối lượng học. Điều quan trọng nhất, việc xét tuyển chung đợt cho thí sinh thi 2 đợt còn giúp thí sinh dự thi an tâm hơn về cơ hội xét tuyển của mình”, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng nói.
Video đang HOT
Thí sinh Trần Lệ Thu (ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những học sinh lớp 12 của thành phố Hồ Chí Minh không thể dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, do nhà nằm trong vùng cách ly y tế. “Em dự tuyển vào ngành Sư phạm mầm non của Trường Đại học Sài Gòn. Với quy định mới này, em và các bạn cùng hoàn cảnh yên tâm hơn, quyết tâm đạt kết quả tốt cho kỳ thi đợt 2 tốt nghiệp trung học phổ thông sắp diễn ra”, em Trần Lệ Thu chia sẻ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, với kế hoạch tuyển sinh đại học sau khi các em học sinh hoàn thành cả 2 đợt thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, quỹ thời gian vẫn còn để các trường đại học chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh và các em học sinh có thêm thời gian ôn tập kỹ để có kết quả thi tốt. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu thời điểm thi đợt 2 tiếp tục phải lùi do những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn cụ thể để cùng các trường đại học xây dựng được kế hoạch tuyển sinh phù hợp, bảo đảm khối lượng chương trình và thời gian triển khai năm học 2021-2022.
Thấy gì từ cuộc đua IELTS đang "sốt"?
Khi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trở thành "tấm vé" đặc biệt giành suất vào những ngôi trường mơ ước, mối lo về một cuộc đua đầy áp lực.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không chỉ sinh viên mà bất cứ ai biết ngoại ngữ cũng là một lợi thế, nhất là tiếng Anh. Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đang từng ngày trở thành lợi thế của những thí sinh trong cuộc đua vào đại học.
Cụ thể, hiện đã có khoảng 30 trường đại học lớn trên cả nước ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS, TOEFL hoặc đưa chứng chỉ ngoại ngữ thành yếu tố trong các phương thức xét tuyển kết hợp.
Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng có điều kiện tiếp cận và hoàn thành những chứng chỉ này, nhất là với những thí sinh ở vùng khó. Để luyện và thi IELTS, cần chi phí không nhỏ, điều này đòi hỏi điều kiện nhất định và vô tình gây ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng thí sinh giữa các vùng miền khác nhau.
Chưa kể, bất kỳ "tấm vé" nào giành suất vào một môi trường hấp dẫn, cũng thường đi kèm với nguy cơ của những cuộc đua ngầm. Dẫu biết rằng trang bị tiếng Anh cho con từ sớm là tốt, nhưng nhiều phụ huynh vẫn nuôi tư tưởng cố "nhồi nhét" bằng được để con có một lợi thế trước hàng vạn thí sinh. Từ đó, rất dễ lại nảy sinh những hệ lụy tiêu cực.
Một số chuyên gia cũng lo ngại rằng, kéo theo đó, cuộc chạy đua với chứng chỉ IELTS sẽ là "cái cớ" cho ngành công nghiệp dự đoán đề thi, các đường dây lộ đề mang tên "du lịch kiêm thi IELTS" phát triển.
Dẫu biết rằng trang bị tiếng Anh cho con từ sớm là tốt, nhưng nhiều phụ huynh vẫn nuôi tư tưởng cố "nhồi nhét" bằng được để con có một lợi thế trước hàng vạn thí sinh (Ảnh minh hoạ)
Trước đó, một trường THCS ở Hà Nội đưa ra mức cộng 20 điểm cho những học sinh có chứng chỉ tiếng Anh: TOEFL IBT 450; IELTS 3.0 do những đơn vị khảo thí tiếng Anh được Bộ hoặc sở GD&ĐT cấp phép khi đăng ký dự tuyển vào lớp 6 cũng đã khiến giáo viên và phụ huynh được phen xôn xao. Nhiều lo ngại được dấy lên, với cách xét tuyển trên có thể sẽ làm bùng nổ một cuộc chạy đua luyện IELTS để lấy chứng chỉ.
Trên thực tế, cũng có không ít những trường hợp phụ huynh chi hàng chục triệu đồng để đạt mục tiêu đưa con "về đích", có chứng chỉ IELTS ngay khi vừa hoàn thành chương trình học lớp 5, để thêm "chắc chân" vào trường THCS mình đặt nguyện vọng.
Trong khi đó, lứa tuổi của những học sinh mới ở bậc Tiểu học, còn chưa thể lĩnh hội được hết những nội dung cần thiết. Cụ thể, theo phân tích của các chuyên gia luyện thi, tiếng Anh theo kiểu của bài thi IELTS không trùng khớp 100% với tiếng Anh dùng trong cuộc sống, thực tế IELTS hỏi về tiếng Anh học thuật, chủ yếu dùng trong môi trường đại học trở lên. Học sinh 10-12 tuổi hầu hết chưa đủ kiến thức để sử dụng tiếng Anh đó một cách hiệu quả, chưa kể, dù có học tốt cũng chưa có cơ hội dùng nhiều ngoài phòng thi.
Thực trạng này dẫn đến một thực tế "học vẹt" và "dạy mẹo", cốt chỉ để chạy qua bài thi, một bài thi chưa thiết thực với độ tuổi, không có tính ứng dụng cho hệ thống giáo dục của Việt Nam. Không những thế, vô hình trung lại tăng thêm áp lớn không cần thiết lên cả học sinh (học thêm moột môn), phụ huynh (tốn thêm tiền), và giáo viên (buộc phải đảm bảo học sinh đạt điểm cao).
Gián tiếp hơn nữa, thêm một trường dùng IELTS tuyển sinh một cách không cần thiết là tăng thêm "tầm quan trọng ảo" đối với bài thi này.
Chính vì vậy, mặc dù tiếng Anh đối với mỗi học sinh của thời đại mới, là một lợi thế; nhưng cũng không thể vì thế mà bất chấp để chạy theo bằng được. Các nhà trường nên cân nhắc thật kỹ về phương thức tuyển sinh phù hợp với lứa tuổi và đối tượng học sinh, tránh để xuất hiện thêm nhiều lỗ hổng cho những tiêu cực xuất hiện.
Nếu lựa chọn tiếng Anh làm một trong những tiêu chuẩn để xét tuyển vào trường đại học, nên chăng, Bộ GD&ĐT hoặc các trường đại học sẽ tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh chung cho học sinh và nâng độ khó, để đảm bảo có một "thước đo" chuẩn xác và bình đẳng.
Mong rằng, học sinh sẽ không có thêm những cuộc đua!
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!
Thí sinh cạnh tranh quyết liệt vào ngôi trường "hot" ở Hà Nội Hơn 3.000 thí sinh ngày 10-7 đã tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 6 vào Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành với tỉ lệ chọi lên đến 1:12,5. Là một trong những trường THCS-THPT chất lượng cao "hot" nhất ở Hà Nội, kỳ thi tuyển sinh lớp 6 của trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành luôn nhận được sự quan tâm đặc...