Bão “cướp” trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân

Theo dõi VGT trên

Sạt lở, ngôi trường của bọn trẻ ở Trà Khương chênh vênh bên bờ vực. Thầy cô phải mượn hiên nhà để tiếp tục những bài giảng. Nửa tháng qua, tiếng ê a đọc bài mất hút trong tiếng mưa ở lưng chừng núi…

Lớp học tạm dưới hiên của thầy trò vùng núi lở

Điểm trường Trà Khương ( xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) có 60 học sinh bậc tiểu học. Trong vòng 3 năm qua, 5 giáo viên ở đây đã 2 lần dời trường tránh núi lở. Lần gần nhất là nửa tháng trước, khi cơn bão số 9 ập vào Quảng Ngãi.

Sau bão, dãy phòng học mất mái, tường chi chít vết nứt. Sách vở, đồ dùng học tập hư hỏng. Giáo viên, học sinh thẫn thờ nhìn điểm trường tan hoang.

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 1

Bão đi qua, mưa kéo dài, núi lở khắp nơi. Điểm trường Trà Khương cũng bị sạt lở đe dọa. Bờ đất phía sau trượt xuống vực, phòng học chỉ còn cách mép vực vài bước chân. Mặt đất nứt sâu hoắm, ăn sát vào chân tường sẵn sàng “nuốt” ngôi trường trong tích tắc

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 2

Mất trường, giáo viên mượn tạm mái hiên nhà dân làm lớp học. Khoảng không gian chừng 15 m2 được các thầy cô “chia” nhau giảng dạy. Mỗi buổi dạy xen ghép 2 lớp, từ lớp 2 đến lớp 4. Riêng khối lớp 1 của cô Trần Thị Hà My được ưu tiên căn phòng duy nhất còn lành lặn sau bão. Phía cuối phòng, từng chồng sách giáo khoa ẩm mốc, nhăn nhúm.

“Trường tốc mái nên sách vở ướt hết. Từ hôm bão đến giờ mưa suốt, chưa có ngày nắng để phơi”, cô My cho biết.

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 3

Lớp học tạm dưới mái hiên một nhà dân ở thôn Trà Khương

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 4

Mưa vùng cao dai dẳng, núi vẫn chực chờ ập xuống. Vậy mà từ khi bão đi qua, những giáo viên ở Trà Khương chưa hôm nào bỏ lớp. Như cô My, mỗi ngày đều đặn vượt hơn 20 km đến trường. Đường đèo dốc, vách núi dựng trên đỉnh đầu, đầy vết sạt lở. Mỗi ngày đến trường là một thử thách.

“Người lớn dặn đi phải để ý, thấy đá bắt đầu lăn là dấu hiệu lở núi, phải chạy ngay. Nói thế thôi chứ mấy chục cây số đèo dốc, làm sao đề phòng được. Đôi khi phải nhờ vào sự may rủi”, cô giáo 25 t.uổi chia sẻ “kinh nghiệm”.

“May mắn từng cứu sống chúng tôi 3 năm trước”, thầy Đặng Thanh Khiết – giáo viên phụ trách khối lớp 5, nối tiếp câu chuyện. “Đó là những ngày mưa tầm tã, sạt lở khắp nơi. Nhóm giáo viên đang đến trường thì dừng lại đợi đồng nghiệp nghe điện thoại.

Mọi người vừa dừng lại thì núi nứt toác, đổ ập xuống trước mặt. Cuộc điện thoại đó đã cứu anh em chúng tôi. Bây giờ nghĩ lại vẫn còn sợ. Biết là nguy hiểm nhưng mình là giáo viên, phải đến trường giữ học trò”, thầy Khiết nói.

Ở vùng cao, trường lớp khang trang giữ học sinh đã khó. Bây giờ, thiếu thốn đủ bề, những đ.ứa t.rẻ người Cor có thể trốn học. Thương trò, giáo viên ở Trà Khương tìm cách vận động quần áo, sách vở cho bọn trẻ nên mọi thứ đã tạm ổn. Chỉ riêng những phòng học vẫn chênh vênh bên bờ vực.

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 5

Bão “cướp” trường, những đ.ứa t.rẻ người Cor phải học tạm dưới hiên nhà dân

Theo thầy Khiết, nếu có kinh phí sửa chữa thì điểm trường cũ vẫn không đảm bảo an toàn. Mưa rừng dai dẳng, đất có thể tiếp tục sạt trượt bất cứ lúc nào. Thầy trò chẳng thể yên tâm dạy, học khi bên ngoài cửa sổ là bờ vực.

“Có cố gắng mấy đi nữa mà học tạm thế này cũng rất khó để các em theo kịp chương trình. Giờ chỉ mong sớm có điểm trường mới”, thầy Đặng Thanh Khiết nói.

Bão cướp trường, thầy trò vùng núi lở học tạm dưới hiên nhà dân - Hình 6

Điểm trường Trà Khương chênh vênh giữa lưng chừng núi mờ sương

Rời Trà Khương, chúng tôi gửi lời chúc 20/11 sớm đến các thầy cô. Cùng lời cảm ơn, cô Hà My ngỏ lời xin cho bọn trẻ mấy bộ sách lớp 1: “Sách ướt hết, phơi rồi cũng không dùng được. Mỗi bộ sách hơn 300 ngàn đồng mà phụ huynh ở đây còn nghèo, chưa mua được. Các em thiếu sách học mấy tuần rồi”.

Trà Khương lại mưa. Hơi đá núi như làn mây mỏng choàng xuống làng. Bên hiên nhà, những đ.ứa t.rẻ người Cỏ chăm chú theo từng nhịp thước. Tiếng ê a đọc bài văng vẳng rồi tan vào tiếng mưa ầm ào nơi lưng chừng núi…

Bà Đinh Thị Thu Hương – Trưởng phòng GĐ&ĐT huyện Trà Bồng cho biết, bão số 9 làm hư hỏng, tốc mái 32 điểm trường. Huyện đã nỗ lực khắc phục hư hỏng, lợp mái các phòng học để đưa các điểm trường vào hoạt động nhằm bảo đảm tiến độ chương trình.

Tuy nhiên, vẫn có những điểm trường như ở thôn Trà Khương chưa thể khắc phục được vì thiệt hại nặng. Do đó, học sinh điểm trường này phải học tạm kéo dài.

Điểm trường nhiều không trên đỉnh sương mù

Đó là điểm trường làng A Lao thuộc Trường tiểu học xã Lơ Pang (Lơ Pang, Mang Yang, Gia Lai). Nói là điểm trường, nhưng ở đây các em lại thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất. Thiếu phòng học nên nhiều em phải học tập trong ngôi nhà tạm bằng tôn, phòng không quạt, không đèn...

Điểm trường A Lao nằm tựa mình bên dãy núi Lơ Pang, được bao bọc bởi dãy núi Lơ Pang hùng vĩ. Điểm trường có 6 phòng học, với 147 học sinh, trong đó 5 phòng xây và 1 phòng học tạm (ở đây 100% là học sinh đều là người Ba Na).

Phòng học tạm của lớp 2D được dân làng dựng lên bằng những tấm tôn cũ. Phòng học có khoảng 20 em học sinh do thầy Chhơi phụ trách. Giữa cái nắng hơn 35 độ, nhưng phòng học tạm không có quạt. Không những thế, học sinh phải học trong một không gian thiếu ánh vì không đèn điện.

Điểm trường nhiều không trên đỉnh sương mù - Hình 1

Dù thiếu thốn đủ bề nhưng các em học sinh khá ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô

Trò chuyện với chúng tôi, thầy Chhơi cho biết: Theo kế hoạch được phân công, tôi đã vào dạy tại điểm trường A Lao gần 2 năm. Vì thiếu phòng học nên nhà trường đã tận dụng phòng này để học sinh học tạm, phòng học được làm bằng tôn nên học sinh ngồi học rất nóng, mùa mưa thì bị tạt ướt hết sách vở. Đầu năm 2020, cái bóng đèn duy nhất cũng bị trộm.

A Lao là làng khó khăn nên điều kiện kinh tế và nhận thức của bà con chưa cao. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc huy động trẻ tới lớp và duy trì sĩ số. Hằng ngày, các giáo viên thường đến sớm để điểm danh và đi từng nhà để vận động các học sinh vắng học. Việc dạy học ở đây cũng rất khó khăn, bởi các em là người Ba Na, tiếp thu bài còn chậm và tiếng Việt còn chưa rành.

"Bên cạnh đó, vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên các em đều thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Giáo viên và nhà trường đã huy động mọi nguồn lực và vận động các nhà hảo tâm nhằm xin quần áo, sách vở, dép... cho các em. Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết với ngành giáo dục vùng cao mà tỷ lệ duy trì sĩ số của trường đạt hơn 90%. Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các em rất biết nghe lời và chăm ngoan học tập khiến tôi cũng như các giáo viên càng có tâm huyết để bám làng dạy học" , thầy Chhơi chia sẻ.

Điểm trường nhiều không trên đỉnh sương mù - Hình 2

Lớp học tạm không đèn, không ánh sáng trên đỉnh Lơ Pang

Ngoài phòng học tạm được lợp bằng tôn, tại điểm trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ bề như: nước sạch, sân bê tông, khu vui chơi, thư viện...

Cô Vũ Thị Hợi - Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lơ Pang (huyện Mang Yang, Gia Lai) cho biết: "Trường có giếng khoan nhưng không có nước vì lúc khoan gặp đá bàn. Nhiều năm nay, nhà trường đều phải dẫn nước từ trên núi về cho học sinh sử dụng. Lúc hạn hán, chúng tôi phải đi xin nước của người dân trong làng. Ngoài ra, sân của điểm trường A Lao chưa được bê tông hóa, nên vào mùa mưa học sinh thường bị dính đất đỏ khiến quần áo và sắp vở đều bẩn".

Điểm trường nhiều không trên đỉnh sương mù - Hình 3

Sân trường bằng đất, không khu vui chơi...

Ông Nguyễn Vĩnh Hoàng - Phó Phòng GD-ĐT huyện Mang Yang cho biết: "Nếu học sinh đi học trái buổi nhau thì sẽ không thiếu phòng. Tuy nhiên, vì người đồng bào đi làm cả ngày nên nhà trường phải bố trí cho đi học vào buổi sáng hết. Chính vì lượng học sinh đông đã khiến cho việc thiếu phòng học xảy ra. Nhiều năm qua, nhà trường đã tận dụng phòng học tạm mà dân làng xây dựng để cho học sinh học. Dự kiến, trong thời gian tới, UBND xã sẽ bố trí nguồn vốn để xây dựng thêm phòng học tại điểm trường A Lao ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập
11:10:28 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì vô sinh, cưới chồng mới có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong lại phải ly hôn
07:46:48 07/07/2024
Một Á hậu chưa hết nhiệm kỳ đã kéo 5 vali đi kiếm người yêu, ngồi show hẹn hò
10:51:27 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?

Netizen

14:03:59 07/07/2024
Không chỉ được các cư dân mạng yêu quý và tín nhiệm khi livestream bán hàng, Hằng Du Mục còn là cái tên mà rất nhiều nhãn hàng mong muốn gửi gắm. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện tin đồn cô bị 1 nhãn hàng cạch mặt.

Chơi thử Rabbids: Legends of the Multiverse - Tựa game vui vẻ, dễ thương, dễ chơi, dễ "dính"

Mọt game

13:44:15 07/07/2024
Nhưng bên cạnh các game AAA, Ubisoft còn có một tựa game nhẹ nhàng dễ thương vừa phát hành trên Apple Arcade, đó là Rabbids: Legends of the Multiverse.

Nguy cơ bệnh tả lây lan tại Yangon, Myanmar

Thế giới

13:34:02 07/07/2024
Các kết quả xét nghiệm sau đó tại một số bệnh viện ở Yangon phát hiện thêm 5 trường hợp bệnh tả. Một người, mắc bệnh AIDS và chưa được xét nghiệm bệnh tả, đã t.ử v.ong.

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như

Xã hội

13:33:02 07/07/2024
Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao hình ảnh chiếc máy múc đang thi công tại Hà Nội phát hiện bộ h.ài c.ốt nằm dưới rãnh nước, khiến nhiều người đồn thổi cho rằng bộ h.ài c.ốt có thể liên quan đến n.ữ s.inh Lương Hải Như mất tích bí ẩn cách đây hơn...

Có nên mở cửa sổ khi bật máy hút mùi?

Sáng tạo

13:32:20 07/07/2024
Máy hút mùi là thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay nhưng khi bật máy hút mùi có nên mở cửa sổ không vẫn là băn khoăn của nhiều người hiện nay.

Những cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

Sức khỏe

13:26:20 07/07/2024
Mặc dù bia có nồng độ cồn thấp nhưng uống nhiều bia vẫn có hại cho sức khỏe. Hàm lượng nước trong bia sẽ được đào thải nhanh chóng sau khi uống, trong khi hàm lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ.

Tại sao con người chủ yếu ăn thịt động vật ăn cỏ thay vì ăn thịt động vật ăn thịt?

Lạ vui

13:18:44 07/07/2024
Hai triệu năm trước, tổ tiên của loài người bắt đầu rời khỏi môi trường sống hoàn toàn trên cây. Vào thời điểm đó, châu Phi bắt đầu trở nên khô hạn, khiến một lượng lớn rừng nguyên sinh biến thành đồng cỏ.

Phượng hoàng đài thượng khiến fan xịt sùi nước mắt, vai chính bảo chứng kết buồn

Phim châu á

13:09:47 07/07/2024
Bộ phim ngôn tình Phượng hoàng đài thượng do Nhậm Gia Luân và Bành Tiểu Nhiễm đóng chính đã đóng máy. Với dàn diễn viên đẹp mê, và chuyện tình trái ngang giữa hai nhân vật chính, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện tình yêu ...

Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

Tin nổi bật

12:50:34 07/07/2024
Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.

10 bộ trang phục mùa hè trẻ trung, sành điệu nhất của Selena Gomez

Phong cách sao

12:42:03 07/07/2024
Muốn có thêm ý tưởng diện đồ trong mùa hè, chị em hãy tham khảo phong cách của Selena Gomez.Thời trang mùa hè của Selena Gomez không chỉ có sự trẻ trung, tươi tắn mà còn ghi điểm sang trọng.

Di truyền là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vô sinh nam

Kiến thức giới tính

12:22:30 07/07/2024
Hiện nay, tình trạng vô sinh nam ngày càng phổ biến, khiến nam giới cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.