Bánh ướt gia truyền 50 năm hút khách nhờ nước chấm cốt ớt lạ nhất Sài Gòn
Không khó để tìm ra một hàng bánh ướt ở Sài Gòn nhưng hàng bánh ướt với loại nước chấm đặc biệt như xe của anh Phong (ở Q.1, TP.HCM) thì không phải ở đâu cũng có.
Ăn một dĩa bánh ướt, người ta thường đánh giá độ ngon qua chả, nước mắm và hành phi. Hàng bánh ướt anh Phong tại số 93 đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM 50 năm giữ thực khách nhờ miếng chả lụa ngọt mềm tự nhiên cùng nước mắm cốt ớt gia truyền có một không hai tại Sài Gòn.
Có thâm niên nửa thế kỷ, hàng bánh ướt anh Phong nổi tiếng là địa điểm ăn sáng quen thuộc của nhiều người Sài Gòn. Cha anh là người Hoa, gầy dựng xe bánh ướt từ trước năm 1975. Khi cha lớn tuổi, anh Phong thế chỗ và duy trì đến tận bây giờ.
Hàng bánh ướt đã có tuổi đời xấp xỉ 50 năm. Anh Phong đứng bán cũng hơn 30 năm.
Miếng chả được xắt rất dày, được nhiều thực khách khen mềm, ngọt thịt.
Điểm đặc biệt của tiệm là nước cốt ớt gia truyền được pha vào nước chấm, với cốt ớt có vị the nồng nhưng không quá cay được nhiều thực khách yêu thích.
Video đang HOT
Nước chấm cốt ớt có màu vàng ngà do ớt được nấu chín kỹ.
Tiệm giữ thói quen sử dụng dĩa thủy tinh trong từ trước những năm 1975.
Không chỉ vậy, làm nên thương hiệu của hàng bánh ướt gia truyền chính là nước cốt ớt kèm vào chén nước chấm. Ớt Ba Tri khi mua về tươi được anh rửa sạch, giã tay bằng cối đá, lọc hạt, nghiền đến khi sánh mịn. Sau đó, sẽ nấu chúng trên lửa nhỏ, nêm gia vị nên màu sốt ớt vàng ngà đặc trưng. Nước sốt ớt khiến dĩa bánh ướt thơm nồng, bắt vị nhưng không cay, trở thành món ăn được rất nhiều thực khách ưa thích.
Mang "gánh tàu hũ" trong miền ký ức về gian bếp thân thương
Sài Gòn đang căng mình chống dịch, tìm được chén tàu hũ thưởng thức không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên, tôi lại bắt tay vào bếp làm tàu hũ, trước là thưởng thức, sau là tìm lại cho mình miền ký ức tuổi thơ.
Tôi sinh ra tại mảnh đất miền Trung cháy nắng, những ngày vào mùa gặt thường hay ăn giữa buổi là những bịch chè, ổ bánh mì, hay chén tàu hũ cũng mát lòng, mát dạ. Tôi yêu món quà vặt tàu hũ là bởi thích mùi thơm của đậu nành hòa quyện cùng hương ngọt ngào của nước đường và gừng.
Thời đó, một chén tàu hũ nóng hổi chỉ khoảng 500 đồng nhưng chứa đựng biết bao nhiêu tuổi thơ một thời trẻ nhỏ. Buổi chiều Sài Gòn những ngày chưa xảy ra dịch Covid-19, thỉnh thoảng tôi cũng bắt gặp gánh hàng rong tàu hũ của những cô cũng có tuổi, thế là tranh thủ vừa ăn vừa ôn lại kỷ niệm. Giờ thì dịch Covid-19 khá nghiêm trọng, thôi đành vào bếp nấu tàu hũ để thưởng thức và giữ sự an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh thay vì ra đường tìm kiếm món ăn. Sau đây là công thức làm tàu hũ của tôi xin chia sẻ đến bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị .
Nguyên liệu
100g đậu nành
1,3 lít nước lọc
100g đường thốt nốt
Gừng thái mỏng
Khoảng 1,7 hoặc 2 muỗng đường nho gạt ngang sát mép muỗng
Nếu nấu gelatin thì 6 lá gelatin ngâm với nước lạnh
1 muỗng sữa chua gạt ngang, dùng muỗng sữa chua để đong đếmÍt lá dứa lấy hương thơm (không có cũng không sao)
Nước cốt dừa
Nồi sứ, thố thủy tinh hoặc tô sành để chứa sữa (loại đựng phải giữ nhiệt tốt)
Cách làm
Bước 1: Đậu nành rửa sạch ngâm 6 giờ, sau đó lọc bỏ vỏ, rửa sạch để ráo. Lần 1 bỏ đậu vào máy xay sinh tố với 700ml nước xay nhuyễn lọc bằng túi vải để lấy nước cốt đậu. Lần 2 lấy bã đậu đổ tiếp 500ml còn lại xay và dùng túi lọc lấy nước cốt tiếp.
Bước 2: Lọc nước cốt đậu một lần nữa qua rây có lót vải, cho vào nồi, đun lửa vừa và khoáy liên tục cho khỏi bị khê dưới đáy nồi. Cho 1 muỗng muối sữa chua gạt ngang, khi sôi nấu tiếp 10 phút bỏ lá dứa vào cho thơm, khi lá dứa héo vớt bỏ lá dứa, đun tiếp sôi tầm 2 phút thì tắt bếp, nhấc nồi đậu ra khỏi bếp để nồi đậu hạ nhiệt từ từ còn khoảng 90C. Hớt bỏ bọt nổi lên lợn cợn.
Bước 3 (cách 1): Nấu bằng đường nho: Bắt đầu pha đường nho sau khi nhấc nồi đậu ra khỏi bếp. Bỏ đường nho vào nồi sứ hay tô sành mà chứa nước đậu, cho khoảng 5ml nước lọc, lắc nhẹ cho đường tan, đổ đậu qua rây (rây lót vải mỏng) vào nồi sứ chứa nước đậu. Dùng khăn mỏng phủ lên mặt nồi và đậy nắp lại để tránh hơi nước nhỏ xuống. Để 1 tiếng sẽ có nồi đậu hủ.
Bước 3 (cách 2): Nấu bằng gelatin: Ngâm 6 lá gelatin ban đầu, vớt lá gelatin ra bỏ vào nồi đậu đã tắt bếp. Dùng đũa khoáy đều cho tan gelatin, sau đó đổ vào vật chứa nước đậu nành, để nguội bỏ vào tủ lạnh qua đêm sáng mai sữa đông lại thành đậu hủ.
Bước 4: Nấu nước đường: Dùng 100g đường thốt nốt và 100ml nước lọc bắc lên bếp nấu cho sôi 15 phút, tắt bếp bỏ gừng thái mỏng vào. Nấu nước cốt dừa cũng vậy.
Lưu ý
Muỗng mình đong tính bằng muỗng sữa chua.Đường nho nấu vừa đủ tính, nếu nhiều sẽ bị chua, ít quá đậu không đông.Đường nho không hòa sớm, khi nào nồi đậu nhấc khỏi bếp mới pha đường nho, không lắc hay dùng muỗng trộn đều sẽ làm cho nồi sữa bị chua.Sau khi đổ sữa không được di chuyển nồi sữa.Không mở nắp nồi tò mò xem phải đợi hơn 1 giờ thì sữa mới đông lại. Sau 3 giờ sữa không đông là mọi người đã thất bại trong một khâu chế biến nào đó.
Chúc mọi người thành công như mong đợi và tìm thấy được một thời ký ức với gánh tàu hũ ngay tại chính gian bếp nhà mình.
Muôn cách thưởng thức xôi ở Hà Nội và Sài Gòn Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng... người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút... Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội, người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc...