Bánh tu hú – món ăn dân dã gợi ký ức tuổi thơ của người dân Hà Tĩnh
Bánh tu hú – tên gọi dân dã đã gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ người dân Hà Tĩnh. Dù trong đời sống hôm nay xuất hiện nhiều món quà vặt mới lạ nhưng nhiều người vẫn tìm về ký ức ngày thơ bé với món bánh mang hương vị quê nhà.
Gia đình bà Lê Thị Tịnh (TDP Xuân Hòa – thị trấn Lộc Hà) đã có hơn 5 năm làm bánh tu hú. Bà Tịnh chia sẻ: “Ngày chúng tôi còn nhỏ, ông bà, cha mẹ vẫn thường làm món bánh này để ăn, nhất là mùa đông. Giờ không còn mấy ai làm nữa nhưng gia đình tôi vẫn muốn lưu giữ ký ức ngày xưa, cũng là một nghề để kiếm sống”.
Bánh tu hú là món quà quê dân dã, được làm từ những nguyên liệu quen thuộc với nhà nông như: khoai lang khô, nếp, đậu, lạc, mật mía hoặc đường nâu…
Hằng ngày, chị Nguyễn Thị Hoài Khuyên – con gái bà Tịnh giúp mẹ sửa soạn nguyên liệu để làm bánh. Chị Khuyên cho biết: “Để làm bánh, khoai lang phải được gọt sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó xay thành bột mịn; lạc, nếp cũng được lựa chọn kỹ càng, làm sạch”.
Video đang HOT
Là nguyên liệu chính và quan trọng nhất, khoai lang làm bánh phải được chọn từ những củ khoai ngon và bở nhất. Đặc biệt, người làm bánh phải nhặt khoai rất cẩn thận vì chỉ cần một lát khoai hỏng cũng có thể khiến cả mẻ bánh phải vứt bỏ.
Các nguyên liệu sau khi được xay nhuyễn thì đem vào trộn cùng với nước. Người làm bánh phải căn lượng nước sao cho vừa với lượng bột để bột bánh không bị khô hay ướt quá; trộn đều tay để bột sánh mịn, khi vắt bánh không bị vỡ. Bột đã nhào kỹ được nắm chặt vào ngón tay cái để tạo hình. Khi bột mịn và bám chắc thì rút ngón tay ra, ở giữa chiếc bánh sẽ tạo thành một lỗ hổng khá ngộ nghĩnh. “Có lẽ cũng chính vì hình thù của chiếc bánh như miệng của con chim tu hú nên ông cha ta mới đặt cho nó tên gọi đó” – bà Tịnh nói.
Tạo hình bánh là công đoạn mất khá nhiều thời gian bởi từng chiếc bánh cần được làm thật đều, thật chặt thì khi hấp bánh mới giữ được nguyên vẹn, không bị vỡ nát.
Bánh sau khi được tạo hình thì xếp vào một chiếc nồi hấp chuyên dụng, cho thêm lá dứa nếp lên trên để tạo mùi thơm, đậy kín vung và bắt đầu nổi lửa.
Sau khoảng 30 – 40 phút, nồi bánh tỏa ra mùi thơm nồng, bánh chuyển sang màu nâu đậm là đã chín.
Làm bánh tu hú tuy không cầu kỳ nhưng các công đoạn khá mất thời gian, công sức. Mỗi ngày, gia đình bà Tịnh làm khoảng 500 – 700 chiếc bánh. Trong khi bà Tịnh mang bánh đi bán khắp vùng: ra chợ Hôm (Thạch Kim), chợ Đón (thị trấn Lộc Hà), chợ Phủ (Thạch Châu), chợ Cồn (Thạch Mỹ)…
… thì chị Khuyên lại bán bánh online qua trang facebook cá nhân. “Khách ở địa phương, khách các xã lân cận, thậm chí ở thành phố Hà Tĩnh gọi hàng, tôi đều ship tận nơi. Vì bán lâu năm, giá cả lại bình dân, chỉ 20 nghìn đồng cho 10 chiếc bánh nóng hổi nên lượng khách quen của gia đình tôi rất ổn định, hôm nào cũng hết từ sớm” – chị Khuyên cho biết.
Bánh tu hú có vị ngọt của khoai, vị bùi của lạc. Dù không phải món ăn cao sang nhưng nhiều thực khách vẫn rất thích thú mỗi khi thưởng thức món quà vặt dân dã này.
Bánh tu hú đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người dân Hà Tĩnh. Từng chiếc bánh đong đầy hương đất; ngọt bùi, thơm thảo như chính tấm lòng người dân quê vậy.
Hương vị quê nhà: Quà quê
Một buổi trưa, tôi vừa ăn cơm xong thì đứa cháu mang ra mấy cái bánh ống để trên bàn, mời tôi tráng miệng. Tôi cầm cái bánh lên cắn một miếng, vị ngọt thanh của đường phèn, béo béo bùi bùi của bột gạo và đậu xanh tan trong miệng.
Mấy đứa cháu chụm đầu vào nhau, vừa ăn bánh vừa tám đủ thứ chuyện trên đời, chẳng quan tâm gì đến "bà thím" đang cầm chiếc bánh ống trên tay mà ngẩn ngơ nhớ về món quà quê gắn với những ngày thơ bé.
Một buổi trưa, tôi vừa ăn cơm xong thì đứa cháu mang ra mấy cái bánh ống để trên bàn, mời tôi tráng miệng. Tôi cầm cái bánh lên cắn một miếng, vị ngọt thanh của đường phèn, béo béo bùi bùi của bột gạo và đậu xanh tan trong miệng. Mấy đứa cháu chụm đầu vào nhau, vừa ăn bánh vừa tám đủ thứ chuyện trên đời, chẳng quan tâm gì đến "bà thím" đang cầm chiếc bánh ống trên tay mà ngẩn ngơ nhớ về món quà quê gắn với những ngày thơ bé.
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo miền trung du Bắc bộ. Thuở ấy, quê tôi còn nghèo lắm, gần như nhà nào cũng năm nắng mười mưa mà chạy ăn từng bữa. Lũ trẻ con chúng tôi lớn lên với những bữa cơm gạo ít, khoai sắn thì nhiều. Quà quê chủ yếu là những cây trái trong vườn. Đứa nào sang lắm thì được bố mẹ mua cho vài viên kẹo màu được gói trong những mảnh giấy kiếng lấp lánh, giấu trong áo rồi mang đi khoe khắp xóm. Duy chỉ có món bánh ống hầu như không đứa nào thiếu. Đó là món bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là gạo và đường, dạng ống tròn, bên trong rỗng. Quê tôi có gốc gạo rất to ở đầu làng, đó là nơi buổi sáng mọi người tập trung buôn bán trao đổi thực phẩm, buổi trưa lũ trẻ con trốn ngủ ra tụ tập. Bọn con trai chơi bắn bi, con gái chơi chuyền, nhảy lò cò. Cứ khoảng năm hoặc bảy ngày, những cuộc chơi của trẻ con gián đoạn bởi tiếng rao thân thuộc mà đứa nào cũng ngóng: "Lấy gạo ra chợ Cây Gạo xay bánh ống". Chỉ cần tiếng rao ấy cất lên là lũ trẻ nhao lên, dáo dác tìm nào rổ, nào túi ni lông để đựng bánh trong khi mẹ tất tả xúc gạo, mua đường, nhà nào sang lắm thì có thêm ít đậu xanh, rồi đi bộ ra gốc gạo đầu làng, nơi có chiếc máy xay bánh ống đang nổ phành phạch và đám trẻ con lao nhao đợi chờ.
Cái thú đi xay bánh ống của chúng tôi ngày ấy không chỉ là để được ăn bánh mà là để nhìn quá trình làm bánh. Đối với chúng tôi, đó là những gì rất thần kỳ. Gạo và đậu xanh, thêm ít đường trộn đều lên, đổ vào cối và ngay sau đó là một dây bánh giòn tan trôi ra. Người thợ nổ bánh dùng cây kéo cắt thành từng khúc khoảng hai gang tay, còn chúng tôi đứng xếp hàng canh chờ đến lượt mình để nhặt từng ống bánh bỏ vào rổ, vào túi một cách thận trọng vì sợ bánh giòn sẽ vỡ tan. Chỉ cần nổ khoảng nửa cân gạo thôi là chúng tôi có bánh ăn vặt cả chục ngày. Bánh thì nhiều, nhưng chúng tôi chẳng đứa nào ăn những ống bánh tròn, đẹp trước mà chỉ giành nhau những ống bánh cưng cứng, queo quắt lại vì đó là chiếc bánh có nhiều đường nhất, ngọt nhất. Lũ trẻ chúng tôi thuở ấy ngày nào cũng ăn bánh ống mà không biết chán bởi thức quà quê đơn giản ấy không phải lúc nào cũng có mà mỗi tháng chỉ đôi ba lần nên chúng tôi đứa nào cũng phải ăn dè chừng.
Thời gian trôi qua, cuộc sống ngày một khá hơn. Nhiều loại bánh kẹo công nghiệp lên ngôi thay thế những thứ quà quê hôm nào. Những tiếng rao quen thuộc dần thưa, chiếc bánh ống cũng dần xa với cuộc sống vội vàng của hiện tại. Và mỗi khi cầm trên tay thức quà quê giản dị ấy, lòng tôi lại thổn thức nhớ về những tháng ngày thơ ấu đã qua.
Nhớ mùi xôi sắn se se Tết về Trong ký ức tuổi thơ vẫn trọn vẹn trong tôi xúc cảm những ngày cận Tết. Khi ấy, má sẽ bắt đầu dọn bồ, ghim đầy đôi nừng sắn mang ra chợ xã đổi vài vật dùng cần thiết cho ngày Tết. Món xôi sắn tuổi thơ của má Và chắc chắn những ngày sau đó, khi bồ sắn rỗng hơn, lũ mọt...