Bánh ép hai phiên bản – “snack” đa vị của người Huế
Mang vẻ đẹp tinh túy chứa đựng trong ẩm thực xứ kinh kỳ nhưng bánh ép Huế đang ngày một mất dần những người “giữ lửa”.
Ẩm thực xứ Huế là một kho tàng “đồ sộ” những món ăn ngon, tinh tế mà hấp dẫn lòng người. Mỗi món ở vùng đất kinh kỳ này đều mang đến hương vị khác biệt, dù là đồ ăn hay ngọt thì cũng rất đáng thưởng thức.
Như món bánh ép, ở phiên bản khô hay ướt đều chứa đựng những điều thú vị mà du khách mỗi lần nếm thử đều xao xuyến lòng. Cùng Việt Nam Ơi khám phá món ăn độc đáo được gọi là “snack của người Huế” này nhé!
Bánh ép được người Huế xem là “snack” phiên bản Việt.
Đặc sản Huế xuất hiện trên Việt Nam Ơi
Thời gian gần đây, các thành viên của group Việt Nam Ơi luôn quan tâm nhiều hơn đến những bài đăng liên quan về ẩm thực. Mới đây nhất, dân mạng lại bắt đầu trầm trồ với một loại bánh độc đáo tại xứ Huế mộng mơ mang tên bánh ép khô.
Theo lời chia sẻ của cô nàng Thy Nhã, bánh ép khô tại Huế là món ăn vặt phổ biến của người địa phương. Bánh tuy có hình thức đơn giản nhưng lại mang nhiều vị, từ chua cay đến mặn ngọt rất độc đáo. Chỉ vừa đăng tải trong thời gian ngắn, món bánh ép khô này đã được rất nhiều thành viên trong cộng đồng Việt Nam Ơi chú ý.
Bánh ép khô là món ăn vặt nổi tiếng xứ Huế, mới được giới thiệu trong cộng đồng Miền Trung Ơi/Việt Nam Ơi.
Bánh ép – thức quà dân dã của người xứ Huế
Vốn có hương vị độc đáo, lại thường là món ăn vặt cho tụi học sinh nên bánh ép Huế được nhiều người ví von với cái tên “snack của người Huế”. Dẫu vậy, chẳng ai biết bánh ép có từ đâu, khi nào chỉ biết rằng món ăn này nổi tiếng ở Thuận An và bán nhiều tại trung tâm thành phố Huế.
Bánh ép nổi tiếng xứ Huế có hai phiên bản chính là loại khô và ướt, được làm từ bột lọc. Tùy theo khẩu vị của từng người, mỗi phiên bản sẽ mang đến hương vị lạ miệng khác nhau. Tuy vậy, nhờ có hai phiên bản đặc biệt thế này nên món ăn cũng chiều lòng không ít thực khách.
Video đang HOT
Bánh ép nổi tiếng xứ Huế có hai phiên bản chính là loại khô và ướt, được làm từ bột lọc.
Loại được cô bạn Thy Nhã giới thiệu trong group Việt Nam Ơi là dạng phiên bản khô, thường được làm sẵn bỏ túi để mang lên thành phố bán hoặc gửi đi nước ngoài nếu có đơn đặt hàng. Loại bánh này thường được ép lâu hơn cho bánh khô giòn nhưng vẫn đảm bảo nhân không bị cháy, thấm vị. Thông thường, đối với bánh ép khô thì nhân sẽ có hành, tép khô và thêm gia vị chua cay, mặn ngọt đánh thức vị giác.
Thông thường, đối với bánh ép khô thì nhân sẽ có hành, tép khô và thêm gia vị chua cay, mặn ngọt đánh thức vị giác.
Ngoài bánh ép khô, bạn có thể thưởng thức luôn loại ướt khi đến Huế.
Với những ai từng về xứ Huế và đam mê ẩm thực nơi đây thì sẽ có cơ hội thưởng thức món bánh ép ướt. Thay vì đặt lâu trên bếp và có nhân đơn giản, bánh ướt được ép nhanh hơn để giữ độ mềm, thường cho thêm trứng để tạo mùi thơm nức mũi. Bánh sau khi ép xong sẽ cuốn với rau xanh, đồ chua đặc biệt là có thêm rau răm để tăng thêm độ độc đáo và giúp lợi cho tiêu hóa. Có nơi cho thêm chút nhân thịt hoặc tôm tươi, chấm với nước mắm chua ngọt vừa miệng, mê mẩn thực khách.
Đến với cố đô Huế, bạn có thể thoải mái chọn được một điểm ăn bánh ép với giá “hạt dẻ” nhưng hương vị thì trên cả tuyệt vời. Tuy nhiên, theo các thành viên Việt Nam Ơi đang làm “thổ địa” tại khu vực này thì cho biết muốn ăn ngon hơn, bạn có thể ghé qua quán ép Gia Di (đường Bà Triệu), quán 20 (đường Nguyễn Du), quán Dì Mai (gần trường THCS Duy Tân)… Mỗi địa điểm tuy sẽ khác nhau một chút về hương vị hay nước chấm nhưng chiếc bánh chỉ từ 5 nghìn đồng đến 10 nghìn đồng. Quả thực, với món ăn đặc sản này thì câu nói “cầm 100 nghìn đồng ăn hết đất Huế” là vô cùng hợp lý.
Bên cạnh bánh ép, Huế còn là “cái nôi” của rất nhiều món ăn ngon khác như ốc cay, bánh bột lọc… Vì vậy nếu đam mê với ẩm thực Huế thì vào ngay Việt Nam Ơi để xin bí quyết du hí nơi này đi nào.
3 quán đặc sản Huế ngon mà lạ
Bánh canh rong biển, bột lọc tình yêu, bánh ép, bún giấm nuốc... là loạt món lạ vị bạn có thể thưởng thức tại 3 địa chỉ ẩm thực cố đô sau.
Bên cạnh danh lam thắng cảnh cổ kính, Huế còn là mảnh đất níu chân du khách bởi ẩm thực đa dạng, đặc sắc. Đến thành phố di sản, ngoài thưởng thức các món quen thuộc như bún bò hay các loại bánh, chè, bạn có thể đánh thức vị giác với đồ ăn lạ miệng.
Không gian không quá rộng, quán ăn xứ Huế có sự giao thoa ẩm thực từ nhiều vùng miền. Như tên gọi quán, ở đây nổi tiếng với các món từ rong biển như bánh canh, ốp la, lẩu... Bánh canh kết hợp với các đặc sản xứ Huế như chả cua, rạm, nấm tràm, hàu... là món best seller tại đây.
Bánh lọc tình yêu hay kiểu khoai lang tím cũng là những hương vị đặc sắc khác. Bên cạnh các món bánh, thực khách có thể thưởng thức nhiều đồ ăn kiểu Huế như bún mắm nêm bê thui, ba chỉ mắm rò, giấm nuốc, giấm sứa...
Đánh giá:
Thùy Trang: "Chị chủ dễ thương. Bánh canh có chả cua ngon, thấm vị, rong biển tươi. Món bánh lọc ở quán cũng rất lạ miệng, nhưng nước chấm không hợp vị với mình".
Cát Nguyên Nguyễn Hoàng: "Quán nhỏ xinh, thức ăn ở đây ngon, giá cả phù hợp với sinh viên. Nhân viên nhiệt tình".
Hằng Hà: "Bánh nhỏ nhưng thơm mùi tôm, thịt và khoai".
BÚN GIẤM NUỐC
Quán ăn ngay dưới chân cầu Gia Hội là địa chỉ bạn có thể thử bún giấm nuốc, món ăn Huế không nhiều người biết. Linh hồn của món này là nuốc, đặc sản vùng phá Tam Giang, kết hợp cùng các nguyên liệu như bánh đa, tôm, chả cá, nước sốt rạm chế biến công phu... Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn sần sật của nuốc, rau sống tươi mát, đậm đà từ tôm, chả cá đẫm nước sốt.
Đánh giá:
Eatingwith changchang: "Một tô bún đầy đủ giá 30.000 đồng, gồm bún, rau sống, tôm, chả, đậu phụng, bánh tráng và không thể thiếu con nuốc. Lúc ăn, bạn có thể thêm chút ruốc và ớt cao sản cho hương vị đậm đà. Ai ăn được con nuốc sẽ khá ghiền món này".
Công Tước Mật: "Món ăn vui miệng, có vị như bún chả cá và mì Quảng hoà quyện".
Sara Mg: "Không phải lúc nào cũng có thể thưởng thức món này, bởi nuốc chỉ có theo mùa".
BÁNH ÉP CHỊ HUỆ
Bánh ép là món ăn vặt phổ biến của giới trẻ Huế. Đúng như tên gọi, bánh thành hình nhờ được ép trên chảo gang với các nguyên liệu dân dã như bột lọc tươi, tép mỡ, hành phi, trứng... Khi ăn, bạn sẽ cuốn bánh ép với rau sống, chấm cùng nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm. Cái dẻo, dai của bánh ép hòa quyện cùng vị béo bùi của trứng, tóp mỡ, nước mắm chua cay sẽ khiến bạn mê mẩn.
Đánh giá:
Comayman: "Quán ăn giá rẻ nhưng khá chất lượng".
Phan Nguyen: "Bánh to, đầy đặn, nhiều nhân. Nhân viên phục vụ nhanh. Quán có chỗ để xe đối diện".
Hà Vy: "Quán không bán bánh nhỏ. Bánh ép cỡ lớn, nhân khá đầy đặn".
Tiên Lan: "Quán hơi xa trung tâm".
Khủng Long: "Điểm trừ là quán đông, quạt ít nên chỗ ngồi hơi nóng".
Huế: Nguồn gốc cái tên bánh xèo Nhiều người sẽ thắc mắc bánh khoái Huế có hình dáng hơi giống bánh xèo miền Nam nhưng cách ăn và tên gọi lại hoàn toàn khác nhau. Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/ Theo bà Mai Thị Trà, nghệ nhân ẩm thực Huế, người xưa dùng bếp củi để chế biến bánh khoái. Khi đổ bột vào chảo, khói bếp bốc lên nhiều, cay...