Bánh đúc tuổi thơ
Ngày xưa mỗi lần ăn là bằng cái muỗng tre như con dao nhỏ, chấn từng miếng bỏ vào miệng nhai mà nghe vị rất đậm đà…
Nhớ ngày xưa, mỗi lần được mẹ đi chợ mua cho phần bánh đúc thì ba hay chọc: “Ăn bánh đúc đục mặt đó con”. Tôi không hiểu rõ ý là gì nhưng cũng lờ mờ nghĩ rằng, chắc ông già đang nói mình mà ăn bánh đúc vào là cái mặt chù ụ cả ngày, vì ở quê nhiều người vẫn hay đùa nhau kiểu “cái mặt mi như cái bánh đúc”.
Người miền Trung hay có kiểu ăn bánh đúc với mắm nêm. Ở Sài Gòn mỗi lần thèm bánh đúc tôi hay ghé chợ bà Hoa để mua, hay vài hàng quán có bán đồ ăn miền Trung vẫn hay bán món này. Nhưng cái vị bánh mà có lớp sốt nhân tôm thịt hòa với một ít bột năng giống như ở quê Quảng Nam mình thì hiếm khi thấy ở đâu bán. Lớp nhân giống như ăn bánh bèo vậy, rắc lên trên là lớp hành lá bằm nhuyễn với một ít đậu phộng giã nát, kèm chén nước mắm chua ngọt. Bánh đúc nếu không có lớp sốt thì là loại bánh không mùi vị được đúc từ bột gạo. Cái vị thanh lành của gạo nguyên chất khi ăn vào vẫn tạo cảm giác đậm ở miệng, miếng bánh được đúc dày rồi cắt hình vuông thật thơm dẻo. Ngày xưa mỗi lần ăn là bằng cái muỗng tre như con dao nhỏ, chấn từng miếng bỏ vào miệng nhai mà nghe vị rất đậm đà.
Ở quê tôi cứ mỗi khi đến mùa gặt, lúa chín vàng óng cả cánh đồng, những người nông dân tập trung gặt lúa từ sáng sớm đến khoảng 9 giờ là các bà, các mẹ thường đi mua đồ ăn giữa buổi (hay còn gọi là ăn nửa buổi), và món bánh đúc đã trở nên quen tai khi tôi hay nghe mẹ nói với ba: “Mua bánh đúc cho thợ nhé”. Hay gia đình nào đang xây nhà cũng đãi thợ nửa buổi bằng bánh đúc. Có lần tôi hỏi mẹ: “ Sao con thấy bà con mình hay đãi bánh đúc vậy mẹ”, thì mẹ bảo: “Bánh đúc rẻ tiền mà ăn no lâu lắm. Bà con mình toàn là những người làm nông, sức ăn khỏe nên họ thích ăn cái gì no lâu. Mua mấy món khác ăn bao nhiêu cho đủ, lại vừa nhiều tiền con ạ”.
Mỗi lần về quê, muốn ăn bánh đúc phải tìm vào tận trong chợ, ngồi ăn hàng giữa đám đông, tuy xô bồ một chút mà vẫn ngon. Nhưng hàng bánh đúc ngày càng ít đi, có lẽ vì đã có nhiều món ngon mới lạ mà ít ai thích ăn món bánh đúc của ngày xưa. Nhưng với tôi vẫn thật khó quên hương vị mà đã ăn vào câu ca mẹ ru thuở ấy: “Mấy đời bánh đúc có xương….”
Theo Thanhnien
Có gì ở xe bánh đúc '5 chỗ ngồi' khiến người Sài Gòn mê mẩn?
Bánh đúc khá phổ biến ở miền Bắc nhưng ở miền Nam cũng không hề thiếu những nơi phục vụ món ăn dung dị này.
Xe bánh đúc nằm trước số nhà 128 Võ Thị Sáu (phường 8, quận 3) là một địa điểm ăn vặt khá được lòng người Sài Gòn
Video đang HOT
Ở miền Bắc, bánh đúc được coi là món quà dân dã mà khó quên bởi hương vị vừa thân thương của bột gạo, vừa mặn mà của chén nước mắm ớt. Khi vào đến miền Nam, món bánh đúc nghiễm nhiên trở thành món ăn buổi xế chiều được lòng rất nhiều người thành phố.
Sài Gòn không thiếu những quán bán bánh đúc, song, tùy vào tay người nấu, tùy từng công thức khác biệt của họ mà món ăn này lại có những hương vị khác nhau.
Nằm trước căn nhà số 128 Võ Thị Sáu (phường 8, quận 3), xe bánh đúc nhỏ, không tên, không biển hiệu lại trở nên thu hút bởi miếng bánh "không giống ai", vị nước mắm cũng lạ miệng hơn hẳn những chỗ khác.
Chén bánh đúc có nước mắm được chan xăm xắp, thơm nức mùi hành phi và bắt mắt với lớp thịt xào bên trên
Bánh đúc nóng có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/phần
Chủ quán là bà Thái Thị Cẩm Nhung (61 tuổi) cho biết: "Tôi bán ở đây cũng gần chục năm rồi. Mặt bằng phía trước này là thuê của người ta. Tôi là người miền Nam chính gốc luôn, nhưng do lấy chồng miền Bắc, ngày xưa cả gia đình chồng hay nấu món này ăn. Ăn riết tôi quen vị và thấy rất ngon, sau mới quyết định nấu bánh đúc bán, tới giờ thành cái nghề chính của gia đình luôn".
Chia sẻ về cách thức chế biến món bánh đúc mang đậm hương vị Bắc, bà Nhung chậm rãi nói: "Nấu bánh này không khó, tuy nhiên muốn nấu cho ngon thì cần phải có sự kỳ công. Đầu tiên là từ khâu chọn gạo, phải là loại gạo tẻ trắng và có mùi thơm".
Bánh đúc nóng được ăn kèm với mắm tôm, có giá 10.000 đồng/phần
Chủ quán nói tiếp, gạo sẽ được ngâm trong nước cho nở sau đó vớt ra để ráo, rồi bắt đầu xay thành bột. "Làm bao nhiêu xay bấy nhiêu, không xay sẵn, và tuyệt đối tôi không mua bột gạo người ta bán sẵn ngoài hàng. Mình tự làm tự đảm bảo được vệ sinh và hương vị món ăn của mình", bà Nhung khẳng định.
Xe bánh đúc của bà Nhung có hai loại là bánh đúc nóng và bánh đúc nguội. Bánh đúc nóng luôn được bà đun trên bếp lửa liu riu, thỉnh thoảng lại dùng vá để khuấy. Lý giải cho hành động này, bà Nhung cho biết: "Đó là cách giúp bánh đúc nóng luôn được dẻo, sệt và nóng.
Tất cả các nguyên liệu gồm bột gạo xay, thị bằm xào nấm mèo...
Đậu xanh...
Cho đến hành phi, nước mắm... đều cho chủ quán tự tay làm
Bánh đúc nóng sẽ được ăn kèm với thịt bằm xào chung với hành tây, nấm mèo, hành phi, đậu xanh và các loại gia vị. Chan lên thứ nước mắm ngọt do chủ quán tự nấu, pha với muỗng ớt xay cay the thé nơi đầu lưỡi khiến món ăn càng thêm kích thích vị giác.
Đánh giá về món bánh đúc nóng này, một thực khách tên Hoàng Thư nhận xét: "Thịt bằm với nấm bèo được xào chín mềm, nêm nếm ăn rất vừa miệng. Bánh đúc dẻo, thơm, nước mắm cũng thanh chứ không quá ngọt cũng không quá mặn. Nói chung mình thấy hợp khẩu vị nên rất thường ghé đây ăn, tuần cũng ăn 3 - 4 lần".
Bà Thái Thị Cẩm Nhung (61 tuổi) chủ quán
Đối với món bánh đúc lạc, chủ quán tiết lộ: "Bánh đúc nóng thì cần có độ sệt nên sẽ cho nhiều nước hơn và được hòa chung với bột sắn dây. Còn bánh đúc nguội thì phần nước sẽ được gia giảm, khi bánh chín sẽ khơi đông lại như thạch rau câu, giòn giòn, dai dai và ăn kèm với mắm tôm".
Để món bánh đúc nguội được ngon hơn, chủ quán đã khéo léo cho thêm những hạt đậu phộng vào trong quá trình khuấy bột để khi ăn, thực khách có thể cảm nhận được cái dai giòn của bánh và béo bùi của hạt đậu lẫn trong đó. Bên cạnh nước chấm kèm là mắm tôm thì bánh đúc nguội còn có thể chấm với tương bần, nếu thực khách muốn ăn chay.
Xe bánh bán từ 6 - 9 giờ sáng và từ 15 - 18 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ hai ngày cuối tuần
Nhiều thực khách đã đặt cho xe bánh cái tên "bánh đúc 5 chỗ ngồi" vì không gian nhỏ hẹp, bà chủ chỉ để năm chiếc ghế con cho thực khách muốn ngồi ăn tại chỗ
Có một điều khiến nhiều người lần đầu tới đây ăn sẽ thắc mắc là: "Quán không hề có tên, chỉ ghi dòng chữ "Bánh đúc nóng" thì tại sao khách quen lại hay gọi là "bánh đúc 5 chỗ ngồi"?".
Bà Nhung vui vẻ giải đáp: "Cái tên này tôi cũng không rõ là có từ khi nào, chỉ nhớ là cũng cách đây mấy năm rồi do mấy người khách tới ăn rồi gọi cho vui. Vì quán của tôi chỉ là xe đẩy, không có bàn ghế gì, mà đa phần người ta cũng mua mang đi là chính. Tôi có để sẵn năm cái ghế nhựa cho ai muốn ngồi lại thì ngồi. Chắc cũng vì vậy mà cái tên "bánh đúc 5 chỗ ngồi" mới ra đời".
Theo Thanhnien
Thơm ngon bánh đúc miền Tây Không giống như bánh đúc phía Bắc trắng trẻo, mịn màng lại bùi bùi vị lạc, bánh đúc miền Tây Nam bộ lại mang một hương vị rất khác, rất đặc trưng, đó là ăn với nước cốt dừa. Cũng là bột gạo quấy nhưng người miền Tây lại thêm chút nước cốt lá dứa cho màu bánh xanh lại có mùi thơm...