Bánh đúc Hải Hà
Bánh đúc là một thức quà vặt rất phổ biến ở các huyện miền Đông của Quảng Ninh. Thứ bánh trắng mịn, mềm ăn kèm thịt băm xào cùng mộc nhĩ thơm bùi chan nước mắm chua ngọt khiến ai từng thưởng thức một lần đều nhớ mãi.
Bánh đúc là món ăn quen thuộc của người dân các huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh.
Trong đợt công tác tại Hải Hà, tôi được người bạn đồng nghiệp giới thiệu đến quán bánh đúc của cô Nguyễn Thị Hơn. Mặc dù ở đây cũng có vài quán bán bánh đúc nhưng quán của cô Hơn được đánh giá là quán bán lâu năm và ngon nhất.
Với kinh nghiệm hơn chục năm làm bánh đúc của mình, cô Hơn chia sẻ: Yếu tố quan trọng để tạo nên món bánh đúc thơm ngon chính là ở bột gạo. Cô thường chỉ sử dụng một loại gạo duy nhất để làm bánh đúc, đó là gạo bao thai – thứ gạo của địa phương thường được trồng ở xã Quảng Chính, huyện Hải Hà.
Gạo bao thai là nguyên liệu chính để làm bánh đúc.
Trước khi xay bột, gạo phải được ngâm từ đêm hôm trước, ít nhất cũng phải 4 – 5 tiếng. Sau đó vo gạo, đãi gạo thật sạch cho đến khi nước trong là được. Gạo được vo đãi sạch thì bánh mới để được lâu và không bị chua. Gạo cho vào máy xay với tỉ lệ nước thích hợp để cho ra phần bột gạo mịn, không loãng quá, không đặc quá.
Công đoạn khó nhất và tỉ mỉ nhất chính là khâu hấp bánh. Bánh đúc sẽ được đổ thành từng lớp, khi nước sôi thì bắt đầu đổ bột vào khay. Cần phải canh chuẩn thời gian cứ 10 phút lại đổ một lớp bột. Có như vậy Bánh mới được chín đều mà không quá nhão, không quá khô.
Nhân bánh cũng là yếu tố không thể thiếu để tạo nên hương vị của bánh, bao gồm thịt lợn (phải chọn phần thịt vai ngon) rồi thêm mộc nhĩ và hành khô. Tất cả nguyên liệu từ thịt lợn, hành khô, mộc nhĩ sẽ được cho vào máy xay nhỏ. Sau đó xào riêng từng nguyên liệu, thịt được xào chín tới, mộc nhĩ phải được xào với nhiều dầu để mộc nhĩ quắt lại bớt nước ăn sẽ giòn và ngon hơn. Hành khô cũng phải chao ngập dầu đến khi hành vàng là đạt. Cuối cùng là cho thịt, mộc nhĩ và hành khô vào xào chung với nhau, nêm nếm gia vị vừa miệng là phần nhân đã hoàn thành.
Nhân bánh đúc được làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô xào thơm.
Sau khi phần bánh chín, nhân bánh sẽ được phủ kín lên bề mặt khay bánh. Để món bánh đúc được hoàn hảo thì không thể thiếu nước mắm chan bánh. Cô Hơn bật mí thêm, với nước mắm chan bánh đúc thì ngoài tỏi, ớt được băm nhỏ pha với nước mắm, đường, thì thay vì dùng chanh cô thường sử dụng nước cốt trái quất sẽ tạo cho hỗn hợp nước mắm có vị chua dịu và thơm hơn.
Miếng bánh đúc trắng tinh, mềm mịn được xắt ra từng miếng độ bằng lòng bàn tay, xếp lên đĩa và trải nhân bánh lên trên, khi ăn chan nước chấm chua, ngọt. Miếng bánh đưa vào miệng chỉ cần nún nhẹ đã tan ra trôi xuống, ăn hoài mà vẫn thích. Quả không hổ danh bánh đúc ngon nhất Hải Hà.
Bí quyết làm món cơm tấm Sài Gòn ngon đúng điệu như ngoài hàng
Một phần cơm tấm Sài Gòn cơ bản gồm có sườn nướng, chả trứng, đồ chua và nước mắm chua ngọt ăn kèm, ngoài ra có thể thêm bì, trứng ốp la kèm theo vài lát dưa leo.
Món cơm tấm Sài Gòn là món ăn dân dã bình dị của người dân TP.HCM, là sự kết hợp hài hòa từ cơm, ăn kèm với sườn cốt lết heo nướng và chả trứng hấp hoặc trứng ốp la, tạo nên một nét riêng đặc trưng về ẩm thực của người dân miền Nam.
Một phần cơm tấm Sài Gòn cơ bản gồm có sườn nướng, chả trứng, đồ chua và nước mắm chua ngọt ăn kèm, ngoài ra có thể thêm bì, trứng ốp la kèm tóp mỡ hành và vài lát dưa leo.
Dân Việt xin hướng dẫn thực đơn hoàn chỉnh của món cơm tấm Sài Gòn.
1. Thịt nướng của món cơm tấm Sài Gòn
Nguyên liệu:
Quảng Cáo>
- 500g sườn cốt lết/ thịt
- 1muỗng canh tỏi băm
- 1 muỗng canh hành tím băm
- 1 muỗng canh đầu hành lá băm
Video đang HOT
- 1/2 muỗng canh ngũ vị hương
- 1 muỗng canh ớt bột
- 2 muỗng canh sữa đặc
Thịt cắt dày tầm 1cm, dùng búa chần sơ cho miếng thịt được mềm
- 2 muỗng canh mật ong
- 1 muỗng canh đường
- 2 muỗng canh nước tương
- 2 muỗng canh nước mắm
- 1/2 muỗng canh hạt nêm
Trộn đều, để lâu cho thịt được thấm
- 1 muỗng canh dầu hào
- 1/2 muỗng canh dầu điều
- 2 muỗng canh dầu ăn
- 1 muỗng canh tiêu xay
- 5 muỗng canh nước cốt cam ( có thể bằng nước dứa/ coca/ pepsi)
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, để ráo, thái miếng dày tầm 1cm, dùng búa chần thịt chần sơ qua cho thịt mềm để khi ướp gia vị được thấm. Cho thịt vào thau, thếm các gia vị và trộn đều. Ướp từ 2 - 4 tiếng hoặc qua đêm. - Nướng bằng than hoa, bếp điện, nồi chiên không dầu,... khi nướng thịt vừa se mặt mọi người gắp thịt ra nhúng qua nước ướp 1 lần nữa cho thấm.
2. Chả trứng hấp cho món cơm tấm Sài Gòn
Nguyên liệu:
- 200g thịt nạc vai xay 1 muỗng canh hành tím băm
- 3 quả trứng gà
- 5g nấm mèo ngâm nở băm nhuyễn
- 5g bún tàu ngâm mềm cắt khúc
- 1/2 củ hành tây cắt hạt lựu
- 1/2 củ cải đỏ cắt hạt lựu
Nguyên liệu cho món chả trứng hấp
- 1 muỗng canh đầu hành lá băm
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 1.5 muỗng cà phê hạt nêm
- 1/2 muỗng cà phê bột ngọt
- 1 muỗng cà phê tiêu xay
- 1 muỗng cà phê dầu điều
Cách làm:
- Cho thịt xay- nấm mèo- 2 quả trứng gà và 1 lòng trắng- củ cải đỏ- bún tàu- hành tây- các loại gia vị vào trộn đều, để 30 phút cho thấm.
- Dùng khuôn hấp quét tí dầu ăn rồi cho chả trứng vào mang đi hấp tầm 15 phút, pha dầu điều với lòng đỏ trứng quét lên bề mặt chả, để thêm 5 phút nữa( không đậy nắp) là được.
3. Đồ chua cho món cơm tấm Sài Gòn
Nguyên liệu:
- 1 củ cải trắng
- 1 củ cải đỏ
- 2 chén nước lọc
- 1/2 chén giấm
- 1/2 chén đường
- 2 muỗng canh nước mắm
- 1/2 muỗng cà phê muối
Cách làm:
- Củ cải đỏ- trắng gọt vỏ, dùng bàn chặn cắt sợi to, 1 ít dùng dao thái nhuyễn, cho 1 muỗng cà phê muối vào bóp rồi cho nước vào rửa sạch, vắt khô.
- Cho 2 chén nước lọc vào nồi đun sôi, cho tiếp 1/2 chén đường- 2 muỗng canh nước mắm- 1/2 chén giấm vào khuấy đều, tắt bếp để nguội.
- Cho củ cải đỏ - trắng vào hũ, cho tiếp hỗn hợp nước giấm vào và cất tủ lạnh dùng tầm 4 tiếng là dùng được.
4. Nước mắm chua ngọt cho món cơm tấm Sài Gòn
Nguyên liệu
- 2 chén nước dừa tươi( có thể dùng nước lọc)
- 1 chén nước mắm
- 1.5 chén đường (có thể gia giảm lượng đường phụ thuộc vào độ mặn nhạt của nước mắm)
- 1 muỗng cà phê muối
- 5 muỗng canh nước cốt chanh( hoặc thay bằng 5 muỗng canh giấm)
- 6 củ tỏi cô đơn băm nhuyễn
- 3 trái ớt sừng( ăn cay thêm ớt) băm nhuyễn
- 1/2 trái thơm cắt khoanh
Cách làm
- Cho nước dừa tươi vào nồi, đặt lên bếp đun. Nước dừa sôi cho đường vào khuấy tan, cho tiếp nước mắm, muối, dứa cắt lát vào( nếu mọi người thì cho vào luôn ). Đun hỗn hợp ở lửa vừa, hớt bọt thường xuyên để nước mắm được trong. Đun khoảng 20 phút rồi tắt bếp để nguội.
Chúc các bạn thành công với món cơm tấm Sài Gòn hoàn hảo.
Cách làm ngan rang riềng thơm nức mũi, ăn là nghiền Nhiều người khi nghe đến món thịt ngan rang riềng thì tỏ ra khá bất ngờ vì họ chưa từng được thử món ăn này. Do vậy, họ rất băn khoăn không biết cách làm ngan rang riềng như nào thì ngon và chuẩn vị nhất. Cũng giống như món thịt vịt rang riềng, thịt ngan rang riềng cũng khá đơn giản trong...