Bánh chưng ngày Tết – 1 cặp giá chỉ 140.000đ.
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Đây là truyền thống từ xa xưa của dân tộc Việt Nam, tiếp nối hàng ngàn thế hệ đi trước ngày nay việc gói bánh chưng vào ngày Tết Nguyên Đán vẫn đang được duy trì.
Xem hướng dẫn cách gói bánh chưng:
Chuẩn bị vật liệu
Để gói được bánh chưng bạn cần phải mua những vật liệu sau:
Video đang HOT
– Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.
– Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
– Gạo nếp: Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
– Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là “8 gạo : 2 đỗ”. Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê với giá 20- 21.000 đ/kg.
– Thịt lợn: Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
2. Gói bánh
– Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.
– Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá quay ra ngoài xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc.
– Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.
3. Luộc bánh
– Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc.
– Để có những chiếc bánh xanh rền dẻo thơm bạn phải đun liên tục chừng 10 – 14 giờ đồng hồ.
4. Bảo quản bánh
– Bánh chín, vớt ra, rửa sạch
– Sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng, như cái cối đá to đùng hay thậm chí một chiếc nồi gang to đầy nước, mục đích ép để bánh ráo hết nước, rền và ngon, để lâu không bị mốc.
LIÊN HỆ NHANH
Địa chỉ: 28C tổ 90 Khu phố 13, Phường Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 01664188396
Mua Phiếu Giảm Giá Tại : SIÊU MUA
Theo Siêu Mua
Các Loại Xôi Việt Dưới Góc Nhìn Của Người Nước Ngoài
"Vietnam! Vietnam! What a wonderful world of food!!" (Vietnam! Vietnam! Một thế giới đồ ăn tuyệt vời!). Đó là câu nói cuối cùng của Noodlepie khi anh rời khỏi đất nước tươi đẹp của chúng ta vào năm 2004, và chỉ chưa đầy hai năm sau, nỗi nhớ một Việt Nam bình dị, mộc mạc từ con người cho đến những món ăn lại đưa anh trở về với chúng ta trong những ngày đầu của một năm mới. Noodlepie đã từng đi nhiều nơi và cũng không phải lần đầu anh ấy đến với chúng ta, và lần này, mục tiêu lựa chọn của anh sẽ là "Từ trước khi đến với nơi đây tôi đã biết Bánh Chưng là món ăn truyền thống của người Việt trong những ngày đầu năm mới nên ngay khi đặt chân đến đây năm 2004, tôi đã phải tự thưởng cho mình một "gói" Bánh Chưng thật to rồi. Nhưng lần này, tôi không may mắn cho lắm, "New Year eve" của chúng tôi không trùng với ngày Tết của Việt Nam. Vẫn có Bánh Chưng nhưng không có cảm giác hứng thú lắm nên tôi quyết định lựa chọn món ăn khác. Một thứ đồ ăn cực kỳ thân thuộc với người Việt, cũng được làm từ gạo - món Xôi"
Noodlepie lựa chọn cho mình những hàng xôi dạo dọc ngang trên các con phố miền Nam "Thật sự là để tìm thấy những quầy bán xôi nhỏ nhỏ - nơi mà anh bạn Việt Nam của tôi đã dẫn tôi đến - quả thật là rất khó đối với những "kẻ di cư" như tôi. Nó giống như khi bạn phải lang thang khắp sa mạc Sahara hoặc tìm kiếm một con thú nhỏ bé giữa khu vườn um tùm cây cối vậy."
" 86 Phùng Hưng - tôi đã phải nhìn ngay địa chỉ nơi gần nhất để đánh dấu cho chỗ bán món ăn này đề phòng có khi anh bạn dẫn đường của tôi biến mất. Tôi nhìn thấy có hai loại xôi được bán ở đây là "Xoi niep than" và "Xoi vo dau xanh" với giá là 2000Vnd cho một nắm. Tôi lựa chọn thử cái màu đen, trông nó khá lạ lạ với đường, dừa cắt nhỏ, đậu xanh được nghiền nát và một thứ gì đó mà cho dù cô bán hàng có cố gắng giải thích tôi vẫn chưa hiểu được - đó gọi là "Muoi dau". Tôi không chắc về cái tên và ý nghĩa của nó nhưng mà đấy có vẻ như là một loại bột màu nâu (chắc là muối mè rồi). Dù sao thì tôi cũng đang cố gắng tìm hiểu về thứ gia vị lạ lẫm này, giá có ai chỉ cho tôi thì tốt quá! Miếng "xôi đen" với đường, dừa, "Muoi dau" và đậu xanh nghiền quả thật là một bữa sáng khá ổn vào thời điểm 8.45 phút này. Mặc dù gạo thì có vẻ hơi khô và "giòn" nhưng dù sao thì vị ngọt nhẹ nhẹ kết hợp với vị đậu xanh của nó cũng đã chiến thắng vị giác của tôi, một chiến thắng vẻ vang và tuyệt đối".
"Tôi là người ưa vệ sinh nhưng tôi xin cam đoan giữa cái đường phố khói bụi của Sài Gòn, bạn cũng sẽ ái ngại như tôi trước những bát xôi trên gánh hàng rong này. Chưa kể, tôi cứ thắc mắc vì sao khi lấy xôi cho tôi, cô bán hàng cũng không chịu đeo găng tay bảo vệ vào cơ chứ. Thật lòng, tôi thấy lo lắng về an toàn vệ sinh nơi đây dù rằng so với cái giá 2000Vnd thì chẳng có gì là đáng chê trách nhiều lắm cả.".
"Tôi đã nếm thử qua khá nhiều những loại xôi khác nữa, trong đó "Xôi Bắp" còn có đến tận hai loại mà người bán hàng phân biệt với tôi cái tên là "Xôi bắp nhão" và "Bắp xôi" và sự thật là tôi thấy cả hai đều ngon như nhau cả. Cũng có thể do vị giác của tôi đã bị ám ảnh bởi thứ xôi được làm từ gạo đen hôm trước nên chỉ có thể cảm nhận đơn giản như vậy thôi. Ngoài ra, dọc trên các con phố, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều gánh hàng rong khác bán nhiều loại xôi, có loại được ăn kèm với lạp sườn và patê, có loại xôi ăn như cơm với thịt, với trứng và tất cả chúng đều có chung một đặc điểm là được làm từ Gạo nếp, một vài loại đậu ngọt và một số gia vị khác. Và chỉ với 2000Vnd, bạn có thể có ngay một miếng xôi, khi thì để trong thứ hộp được làm từ xốp, khi được để trong một báo cũ không được sạch cho lắm. "Anyway, these all taste good, I'm sure" (Dù sao đi nữa, tất cả đều có một hương vị khá ổn. Tôi đảm báo đấy!).
Lần này, chúng ta lại có thêm một góc nhìn khác của một người bạn nước ngoài về món Xôi khá nhiều quen thuộc của chúng ta, dù là Xôi nếp cẩm, Xôi bắp hay Xôi lạp sườn...mỗi một món ăn tưởng chừng như chẳng có gì là lạ lẫm lại đem lại thật nhiều những khám phá thú vị cho anh bạn người Úc này. Dù vẫn còn những hiểu biết chưa đầy đủ cho lắm, còn bị nhẫm lần về tên gọi cũng như vẫn còn "sợ" trước vấn đề an toàn nơi quán hàng rong của chúng mình nhưng dù sao thì Noodlepie cũng đã đem lại cho chúng ta một góc nhìn khách quan, thú vị nhưng cũng rất công bằng về Xôi.
Theo Amthuc.com.vn
Cánh én mùa xuân - Anh viết những dòng thư này để được cùng chia sẻ với em trong mùa xuân đất nước. Em hãy tin tưởng nơi đây dù có khó khăn, vất vả vô cùng nhưng những việc em làm cho anh và cho người thân luôn là nguồn động lực thôi thúc anh làm tốt nhiệm vụ được giao. " Em thân yêu. Khi...