Bánh canh chả cá và giò heo
Bát bánh canh nóng hổi, sợi bánh không bị dai, chân giò béo. Mùi thơm của chả cá, của hành lá, hạt tiêu, tất cả hòa quyện thành nét riêng độc đáo.
Nguyên liệu:
- 2 cái chân giò vừa ăn
- 300g cá phi lê, có thể dùng cá thu hay cá thát lát
- Muối, dầu ăn, tiêu, hành khô, nước mắm
- Hành lá, chanh, ớt qủa
- Phần làm sợi bánh canh: 1 bát con bột năng, 1 bát con bột gạo tẻ, một ít muối.
Cách làm:
Bước 1:
- Đổ bột năng, bột gạo ra thố lớn, trộn đều 2 loại, nêm vào chút xíu muối.
- Đổ từ từ khoảng 250 ml nước sôi vào, dùng thìa gỗ lớn đảo đều. Tùy mỗi loại bột hút nước khác nhau, mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Bước 2:
- Dùng tay nhồi từ từ hỗn hợp bột năng đến khi thành một khối bột dẻo.
Bước 3:
- Dùng vỏ chai hay đồ cán, cán bột dài ra.
Video đang HOT
Bước 4:
- Dùng dao cắt thành từng sợi nhỏ, bạn nhớ áo bột bên ngoài sợi bột để chống dính.
Bước 5:
- Đun nồi nước sôi nóng, cho bánh canh vào luộc chín, đổ ra rổ và xả lại nước lạnh để khỏi bị dính chùm.
Bước 6:
- Cá phi lê lọc bỏ xương cá, xay nhuyễn hay băm nhuyễn, thêm hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối và hai thìa nhỏ dầu ăn, dùng thìa quết đều để hỗn hợp chả cá được dai.
Bước 7:
- Dùng tay múc một ít hỗn hợp chả cá, ấn dẹp ra, đun nóng chảo, cho chả cá vào chiên vàng đều, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
Bước 8:
- Thịt chân giò rửa sạch, cắt làm đôi nếu chân giò lớn, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.
Bước 9:
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, đổ hạt điều vào tạo màu đẹp, vớt hạt điều bỏ đi, phi hành hương cho thơm, thêm vào khoảng 3 bát con nước lạnh, cho thịt chân giò vào đun cùng, nêm một ít muối. Bạn có thể thêm xương lợn vào đun cùng cho ngọt nước.
- Khi chân giò mềm, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 10:
- Khi dùng, múc một ít bánh canh vào bát lớn, chả cá cắt lát vừa ăn, thêm chân giò, chan nước dùng, thêm hành lá thái nhỏ rắc một ít hạt tiêu lền bề mặt, dùng nóng. Bạn có thể pha nước mắm mặn xắn với ớt quả để dùng kèm với chân giò.
Món ngon nhất định phải thử khi đến Phan Thiết
Đến thành phố biển Phan Thiết, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước trong xanh, đi dạo trên bãi cát trắng, mà còn được khám phá những món ăn mang nét đặc trưng của người dân phố biển.
Gỏi cá mai, lẩu thả hay bánh canh,... là những món ngon bạn không thể bỏ qua.
Bánh canh chả cá
Bánh canh là món ăn phổ biến ở nhiều vùng, từ Tây Ninh, Vũng Tàu cho đến Nha Trang, Bình Định,... Mỗi nơi đều có cách chế biến và nét độc đáo riêng, nhưng bạn sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt của bánh canh chả cá Phan Thiết khi đã một lần nếm qua.
Bánh canh chả cá thơm ngon, đậm vị
Bí quyết để tạo nên thứ nước dùng thơm ngọt đặc trưng chính là nhờ vào một số loại cá thơm ngon của vùng biển Phan Thiết, như cá thu ảo, cá cam, cá chai,... Ngoài ra, một ít nấm rơm được thêm vào trong công đoạn nấy cũng khiến vị giác được kích thích.
Chả cá ăn kèm thường có 2 loại cho thực khách lựa chọn: chả hấp và chả chiên. Ngoài ra, tùy vào sở thích của từng người mà có thể cho thêm cá biển, trứng cút, xíu mại,... Một bát bánh canh chả cá nóng hổi, thơm lừng sẽ càng bắt mắt và hấp dẫn hơn khi thêm chút tiêu, hành ngò và nước mắm ớt chanh.
Gỏi cá mai
Cá mai rất giống cá cơm nhưng ít tanh và thịt ngon hơn. Loài cá này được xem là đặc sản của biển khơi, rất được ưa chuộng để chế biến món gỏi thơm ngon.
Trước khi chế biến thành món gỏi, cá thường được ngâm nước cốt chanh hoặc giấm để chín tái, sau đó được vắt cho ráo rồi mới cho gia vị, thính, hành lá, hành tây, rồi trình bày lên đĩa với trang trí khéo léo tùy vào đầu bếp. Gỏi cá dùng cuốn với bánh tráng, rau sống cùng các loại rau thơm, dưa leo, chuối chát và khế chua.
Điều khác biệt để so sánh gỏi cá mai giữa các vùng là ở nước chấm. Nước chấm của món gỏi cá mai Phan Thiết có nước me chua, chuối sứ chín cùng với đậu phụng rang nhuyễn khiến nước chấm có độ sệt đặc vị chua ngọt rất thanh.
Bên cạnh đó, trong nước chấm còn chứa đựng những bí quyết riêng của vùng miền. Chính bí quyết ấy mới làm nên sự tinh túy, khiến cho thực khách không thể quên cũng như không thể nhầm lẫn mỗi khi thưởng thức đặc sản gỏi cá mai của từng vùng.
Cá lồi xối mỡ
Cá lồi có lớp da trơn, thoạt nhìn thì giống cá đuối nhưng nhỏ hơn và không có đuôi dài. Đây là loài cá có nhiều ở Bình Thuận.
Thịt cá dai, xương sụn mềm và có vị ngọt nên được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đem lại hương vị thơm ngon như: canh chua cá lồi, cá lồi kho tỏi, tiêu hay ớt nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá lồi xối mỡ cuốn bánh tráng.
Cá lồi được chế biến bằng cách hấp như các loại cá biển khác, sau đó xối mỡ hành lên thân cá, đem lại món ăn vừa béo, vừa có hương thơm thoang thoảng của hành. Lấy một miếng bánh tráng mỏng, cho các loại rau như xà lách, húng quế, tía tô, chuối chát, dưa leo... ít bún tươi, thịt cá, cuốn tròn lại và thưởng thức với nước chấm đậm đà hơi chua chua.
Thịt cá béo ngọt hòa trong hương vị thanh mát của các loại rau rất ngon miệng và chắc chắn không gây cảm giác ngấy.
Răng mực nướng
Răng mực nằm ngay trên phần đầu mực, nhưng nhiều người lầm tưởng đó là mắt hay miệng của con mực. Với sự sáng tạo trong văn hóa ẩm thực, người dân Phan Thiết đã chế biến răng mực thành một món ăn vô cùng đặc biệt.
Sau khi được làm sạch, răng mực sẽ được ướp một chút gia vị cùng tỏi bằm rồi nhúng qua bột chiên vàng. Thưởng thức cùng với chả răng mực nóng là nước chấm chua ngọt pha đậm đặc theo phong cách của người Phan Thiết và một chút tương ớt, ít húng quăn cùng đồ chua để chung trong nước chấm hoặc để riêng tùy từng nơi phục vụ.
Chả răng mực Phan Thiết nướng.
Nếu bạn có dịp đến Phan Thiết , đừng quên thử qua món chả răng mực đặc biệt. Chút cay nhẹ của tương ớt, chút thơm của húng, vị chua ngọt của nước chấm rất đậm đà quyện trong vị giòn sựt của răng mực, sẽ làm cho bất cứ thực nào cũng cảm nhận sự thú vị, lạ lùng mà không phải món hải sản nào cũng có thể mang lại.
Lẩu thả
Nguyên liệu chính của lẩu thả là cá mai Phan Thiết vừa đánh bắt lên. Cá mai còn tươi rói, được thái mỏng, ướp với gia vị vừa ăn.
Mọi nguyên liệu được trình bày trên một mẹt tre lót lá chuối với những phụ liệu là bún tươi, rau tươi, thịt ba rọi luộc, trứng thái chỉ và bánh tráng mè. Nước lẩu cũng được chế biến khá công phu. Ngoài thành phần chính là nước hầm xương, bạn có thể tìm thấy trong nồi nước dùng các phụ liệu khác như tôm tươi xay nhuyễn, cà chua bằm... vừa tăng vị ngọt thanh cho nước dùng, vừa giúp nước lẩu có màu đỏ tự nhiên đẹp mắt.
Các nguyên liệu được xếp thành cánh hoa tròn
Ăn món lẩu này không thể thiếu chén nước chấm được pha rất khéo léo từ hỗn hợp me chua, ớt, đậu phộng rang, chuối sứ chín (có nhiều nơi dùng tương hột), tỏi... được xay nhuyễn rồi pha với nước mắm nguyên chất. Tất cả tạo nên một thức chấm hơi sánh, hương thơm thoang thoảng cùng với vị đậm đà.
Món này có hai cách để thưởng thức. Đầu tiên, thực khách ăn cá mà không cần trụng qua nước lèo, chỉ chan nước mắm đậu phộng lên trên, cho thêm bánh tráng nướng và trộn đều. Phương thức này giống việc ăn gỏi của người Nhật Bản.
Cách làm thứ hai dành cho những thực khách muốn ăn chín. Với tô nguyên liệu ban đầu, bạn múc nước lèo sôi đưa vào tô, thêm bánh tráng và dùng ngay.
Theo Dân trí
Món bánh canh dân dã "được lòng" người dân xứ Huế Những sợi bánh trắng muốt cùng miếng gạch cua vàng óng, quả trứng chim cút đã được bóc vỏ thả trong nồi bánh màu hổ phách, bốc chút rau thơm gia vị, thêm chút ớt chưng cay nồng khiến món bánh canh dân dã của xứ Huế được lòng nhiều thực khách. Nhiều du khách thích thú với cảm giác xà vào gánh...