Bán thịt lợn bận rộn nhất mùa dịch, trời chưa tối mà đã cạn hàng
Thịt lợn luôn là mặt hàng thực phẩm dễ tiêu thụ nhất. Do đó, khi số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng, người dân mua nhiều thịt hơn cho mỗi lần đi chợ để hạn chế việc ra ngoài.
Đang được công ty cho làm việc tại nhà, chị Phạm Linh Chi ( Hoàng Mai, Hà Nội) thường đi chợ 1 lần cho 3 ngày để hạn chế ra đường. Mỗi lần đi chợ, chị Linh thường mua 2 – 3 kg thịt, xương, cá, rau củ quả,…để nấu ăn cho cả gia đình.
“Gần đây, tôi thường mua hẳn 2 kg thịt lợn rồi chia thành các túi nhỏ để sẵn trong tủ lạnh. Xương sườn cũng chặt nhỏ để dễ sơ chế cho các bữa ăn”, chị Chi nói.
Đi chợ 1 lần cho nhiều ngày để tránh tiếp xúc nơi đông người
Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân tăng lên, khách đến mua thường mua vài kg và sơ chế theo ý muốn nên chị Chi phải xếp hàng 30 phút mới có thể mua được thịt.
Theo các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt lợn, từ sau Tết, mặt hàng này bán khá chậm. Vì giá thịt lợn vẫn ở mức cao. Nhưng sau khi Hà Nội có bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên, sức tiêu thụ bắt đầu tăng.
Video đang HOT
Đang là tiểu thương bán thịt lợn tại Hà Nội, anh Linh cho biết, vài ngày gần đây người dân tranh thủ đi mua thịt lợn nhiều hơn hẳn. Các loại thịt dễ chế biến như nạc vai, ba chỉ, xương sườn luôn hết trước.
Người dân chuyển sang mua theo cân thay vì theo lạng như trước
“Thậm chí, 2 ngày gần đây, tôi dọn hàng từ 3 giờ chiều nhưng chỉ đến hơn 4 giờ là các mặt hàng trên đã bán hết. Khách không mua theo lạng mà chuyển sang mua theo cân”, anh Linh chia sẻ.
Cả 2 vợ chồng anh Linh mỗi người bán tại một điểm, nhưng sau Tết thì mỗi ngày chỉ bán được khoảng 1,2 tạ thịt và các phần liên quan. Nhưng vài ngày gần đây, vợ chồng anh phải tăng lên 2 tạ mới phục vụ đủ nhu cầu của khách.
Hiện nay, theo anh Linh, giá thịt lợn đã giảm còn 130 – 150 nghìn đồng/kg và không thiếu nguồn cung. “Nếu có dịch cũng không lo thiếu thịt ăn, nhưng tâm lý người dân không muốn đi chợ nhiều nên mới tăng lượng mua”, anh Linh nói.
Hạn chế ra ngoài thời điểm này là biện pháp tốt để bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân và gia đình. Do đó, đi chợ 1 lần cho nhiều ngày là cách tốt để không tiếp xúc nhiều nơi đông người. Tuy nhiên, người dân cũng không cần lo lắng và mua quá nhiều thực phẩm do không thiếu nguồn cung.
Theo dân trí
Ưu tiên giám sát giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm, y tế
Tổng Cục QLTT cho biết, sẽ xử lý nghiêm đối tượng đẩy giá bất hợp lý của các mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong mùa dịch Covid-19.
Gạo cũng "sốt" bởi nhiều người mua tích trữ và đang có dấu hiệu tăng giá...
Trao đổi với PV Báo Giao thông , ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, sáng 7/3, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội xảy ra hiện tượng người dân tập trung đông người để mua thực phẩm dự trữ sau khi thông tin ca nhiễm virut Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội được xác nhận.
"Qua công tác giám sát, nếu phát hiện việc đầu cơ tích trữ, nâng giá bất hợp lý, tranh thủ dịch bệnh như khẩu trang sẽ xử lý nghiêm", ông Linh nói.
Ngoài ra, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng, Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và phối hợp phòng chống dịch bệnh, bình ổn thị trường.
Hàng thịt lợn sạch bong ngay từ sáng sớm 7/3.
Cụ thể, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế.. sẽ được ưu tiên giám sát.
Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo: "Hiện, việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt, sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng".
Theo báo giao thông
Nhiều người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, tiểu thương bỏ chợ cả loạt Gần một tuần nay, người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn khiến nhiều tiểu thương phải bỏ chợ vì quá ế ẩm... Dân buôn kêu ế thảm Theo khảo sát tại các chợ dân sinh cho thấy, gần một tuần trở lại đây, thịt lợn tại các các chợ dân sinh lại rơi vào tình trạng ế thê thảm. Tại chợ Nghĩa...