Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết tới tư thế yoga đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và còn điều hòa cả kinh nguyệt
Dành ra vài phút mỗi ngày để thực hiện bài tập này, bạn sẽ thấy cơ thể mình ngày càng dẻo dai, linh hoạt và cải thiện quá trình tiêu hóa trong ngày tốt hơn.
Những ngày hè nóng bức, hội con gái thường cảm thấy khổ sở hơn khi phải trải qua chuỗi ngày kinh nguyệt tồi tệ với đủ thứ đau nhức khắp cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần nâng cao sức khỏe của mình bằng những bài tập thiết thực trong ngày. Chẳng tốn quá nhiều thời gian mà chỉ đơn giản là một vài động tác yoga cũng có thể giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu trong những ngày “dâu rụng”.
Điển hình trong các bài tập yoga giúp thư giãn sâu phải kể đến Supta Baddha Konasana(Tư thế góc cố định nằm ngửa). Đây là một tư thế tập giúp bạn thư giãn cơ thể của mình. Đồng thời, nó còn giúp phục hồi và mở rộng hông. Đặc biệt, vì là một tư thế cơ bản nên bạn sẽ chẳng mất nhiều thời gian để làm quen với nó ngay từ ban đầu.
Hãy bắt đầu thực hành tư thế này vào sáng sớm là tốt nhất, còn trong trường hợp bạn không thể tập vào buổi sáng thì vẫn có thể tập vào buổi tối. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là thực hành tư thế này sau bữa ăn ít nhất 4 tiếng để đảm bảo không gây tổn hại đến dạ dày.
- Cấp độ: Cơ bản.
- Thể loại: Vinyasa (sự kết hợp giữa cả yếu tố mạnh mẽ lẫn nhẹ nhàng).
- Thời gian thực hành: 30 – 60 giây.
- Tác động tới vùng: Đùi, đầu gối, lưng, hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
Cách thực hiện tư thế Supta Baddha Konasana
- Nằm ngửa ra sàn, từ từ gập đầu gối, đưa hai bàn chân lại gần nhau, tạo thành một góc cố định trên sàn. Chú ý đưa gót chân hướng gần về vùng háng.
- Lòng bàn tay đặt gần hông và áp xuống sàn.
- Thở ra nhịp nhàng và đảm bảo các cơ bụng dưới được siết lại. Từ từ cảm nhận sự căng giãn ở lưng dưới và sự ổn định của cột sống. Giữ nguyên tư thế này.
- Nhanh chóng hít vào và thở nhẹ ra lần nữa, mở rộng đầu gối, cảm nhận sự căng giãn ở đùi trong.
- Đảm bảo cột sống không bị cong mạnh và thư giãn toàn bộ vùng vai, cột sống, cổ.
- Giữ tư thế này trong 1 phút, thở sâu và chậm.
- Cuối cùng, thở ra và ấn mạnh vùng lưng dưới, đầu gối xuống sàn cho lần căng cơ cuối. Sau đó thả lỏng đầu gối, từ từ nhấc người trở lại tư thế nằm ban đầu.
Video đang HOT
*Lưu ý: Bạn cũng có thể ngửa lòng bàn tay lên để có tư thế thả lòng thoải mái nhất.
Một vài lưu ý và chống chỉ định trong tư thế Supta Baddha Konasana
- Không thực hiện tư thế Supta Baddha Konasana nếu gặp những vấn đề sau:
Chấn thương vùng đầu gối.
Chấn thương vùng háng.
Đau lưng dưới.
Chấn thương vùng vai.
Chấn thương vùng hông.
- Phụ nữ có thai khi thực hiện tư thế này cần có sự giám sát của huấn luyện viên hoặc người có chuyên môn.
- Phụ nữ sau khi sinh cần tránh tập tư thế này ít nhất 8 tuần, khi các cơ ở vùng xương chậu đã cố định trở lại.
Ban đầu thực hiện, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi căng và đau ở vùng háng, đùi trong khi tập. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên nhẹ nhàng nâng bàn chân lên một chút so với sàn cho đến khi cảm thấy thoải mái.
Nếu muốn tập ở cấp độ cao hơn, bạn có thể nâng cao vùng xương chậu lên khỏi sàn. Khi bạn đủ lực nhấn mạnh chân xuống sàn, hông bạn sẽ tự động nâng lên khỏi sàn. Bạn cũng có thể kê thêm một chiếc gối hoặc một viên gạch dưới vùng xương chậu để hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Hãy dùng lực ấn mạnh đầu gối và bàn chân xuống sàn.
Lợi ích tuyệt vời khi tập tư thế Supta Baddha Konasana mỗi ngày
- Tác động tốt tới các cơ quan sinh sản, thận và bàng quang.
- Điều hòa nhịp tim, cải thiện quá trình tuần hoàn máu.
- Điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe buồng trứng.
- Giúp căng cơ háng, đùi trong, đầu gối.
- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, xoa dịu trí não.
- Giảm căng cơ và giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ.
- Tái tạo năng lượng cho cơ thể.
- Giảm bớt đau đầu.
- Giúp mở rộng và làm linh hoạt vùng hông.
Không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện bài tập này nhưng lợi ích mà bạn thu lại được chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ. Hãy bắt đầu dành thời gian tập Supta Baddha Konasana ngay từ hôm nay thôi nào!
Source (Nguồn): Stylecraze
Theo Helino
3 bài tập yoga buổi tối giúp giảm đau vai gáy nhanh chóng
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng bệnh lý về cột sống rất nhiều gặp phải, đặc biệt là dân phòng khi ngồi làm việc hơn 8 tiếng/ ngày. Đau nhức vai gáy ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, nếu trường hợp này kéo nguy cơ sẽ bị liệt là rất cao.
Dưới đây là 3 động tác yoga bạn nên tập vào mỗi buổi tối trước khi để ngủ để giảm triệu chứng đau vai gáy, chăm chỉ tập sẽ khỏi bệnh rất nhanh:
1. Tư thế cánh cung (Bow Pose)
Tư thế cánh cung là tư thế yoga rất phổ biến và dễ thực hiện, ngoài tác dụng giãn cơ , tư thế này còn tác động nhiều vào cột sống , giúp cơ thể dần dần trở lên linh hoạt và cột sống chắc khỏe hơn.
Tuy nhiên, tư thế này khá khó đối với người mới bắt đầu tập Yoga nên bạn cần tập trung thực hiện động tác theo đúng hướng dẫn.
Cách thự hiện:
Nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo cơ thể.
Từ từ gập hai đầu gối. Hai tay đưa về phía sau, kéo lấy cổ chân đồng thời hít vào, ngực nâng lên khỏi mặt đất. Mặt hướng về phía trước, thư giãn cơ mặt.
Giữ tư thế ổn định, chú ý vào hơi thở của mình. Hai tay giữ chặt lấy cổ chân sẽ kéo ngực lên, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.
Giữ như vậy trong 15- 20 giây, bạn thở ra, nhẹ nhàng thả tay, đưa chân và ngực xuống đất, giải phóng cổ chân và thư giãn
Ảnh minh họa
2. Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)
Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose) là tư thế yoga có tác động chủ yếu lên cột sống, đốt sống cổ và vai gáy, giúp giảm đau vai gáy và chống lại các cơn đau do trẹo đốt sống hay thoát vị đĩa đệm .
Cách thực hiện:
Nằm sấp, khép hai chân, mu bàn chân úp xuống sàn nhà. Khép hai khuỷu tay và úp bàn tay xuống thảm, ngón cái đặt gần nách. Trán chạm nhẹ xuống sàn và thả lỏng vai.
Khi hít vào, dồn trọng lượng cơ thể lên hai lòng bàn tay, chống bàn tay xuống sàn nhà, uốn cong lưng, nâng ngực và hướng đầu ra phía sau, nhìn lên trần nhà. Sau khi đã nâng tối đa, nín thở trong 8 giây.
Khi thở ra, chậm rãi hạ thân trước và đầu xuống sàn nhà.
Ảnh minh họa
3. Tư thế con cá (Matsyasana)
Đây là bài tập yoga có tác động nhiều lên vùng vai và cổ. Tư thế này đặc biệt hữu hiệu, loại bỏ căng cứng cơ vai, cổ, ngực và thắt lưng, gia tăng xung lực thần kinh và tuần hoàn máu ở những vùng này.
Cách thự hiện:
Nằm ngửa, hai chân bắt chéo nhau tư thế đài sen, hai tay nắm hai bàn chân.
Nâng ngực lên cao và đồng thời ngửa cổ ra đằng sau, đầu chạm đất và làm điểm tựa cho thân trên, mở rộng tối đa lồng ngực.
Giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây, sau đó lặp lại khoảng 5 lần.
Ảnh minh họa
Thu Hương
Theo phunu.nld.com.vn
Ngồi tư thế này chỉ 5 phút mỗi ngày, phụ nữ suốt đời không lo mắc bệnh phụ khoa lại điều hòa kinh nguyệt cực tốt Không phải ai cũng có thời gian tập luyện hàng ngày, nhưng nếu chịu khó bỏ ra 5 phút ít ỏi để đổi lấy một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa bệnh phụ khoa thì sao lại không nhỉ? Trong thời đại hiện nay, khi thiên nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt với con người, mùa hè thì nóng như thiêu như...