Bán rẻ dàn siêu xe tậu từ tiền tham ô của Phó Tổng thống Equatorial Guinea
Bộ sưu tập siêu xe trị giá 13 triệu USD được tịch thu từ Phó Tổng thống ngông cuồng của Equatorial Guinea trong một cuộc điều tra tham nhũng, sẽ được bán đấu giá ở Thụy Sĩ vào cuối năm nay.
Bộ sưu tập siêu xe của Phó Tổng thống tham nhũng, rửa tiền này có giá ước tính lên đến 13 triệu USD. (Nguồn: Bonhams)
Trước đó, chính quyền Thụy Sĩ đã tịch thu 11 chiếc xe sang trọng của ông Teodoro Nguema Obiang Mangue, con trai của nhà lãnh đạo lâu năm quốc gia Trung Phi này hồi năm 2016 sau một cuộc điều tra về rửa tiền.
Theo CNN, trong số các siêu xe này có một chiếc là phiên bản roadster của mẫu Lamborghini Veneno được sơn theo màu cờ Ý. Đây cũng là một trong số 9 chiếc được sản xuất để kỷ niệm 50 năm của nhà sản xuất hãng xe này và nó có giá ước tính hơn 5,1 triệu USD.
Bên cạnh đó, một phiên bản giới hạn LaFerrari với giá trị ước tính lên tới 2,5 triệu euro cũng sẽ được đấu giá, trong khi siêu xe Koenigsegg One:1 với 1.300 mã lực, một trong 7 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới, dự kiến sẽ có giá lên tới 2 triệu euro.
Ngoài ra trong bộ sưu tập còn có một chiếc McLaren P1, một chiếc Aston Martin One-77 và một chiếc Bugatti Veyron. Đáng nói, không một chiếc siêu xe nào đã đi nhiều hơn một vài ngàn dặm.
Buổi đấu giá sẽ được tổ chức bởi công ty đấu giá Bonhams có trụ sở tại London, và sẽ diễn ra tại Geneva vào ngày 29/9 tới đây.
Video đang HOT
Cảnh sát Geneva đã tịch thu dàn siêu xe này từ một khu vực chở hàng trong sân bay của thành phố vào năm 2016 sau khi các thủ tục tố tụng hình sự được thực hiện nhằm vào Phó Tổng thống Obiang.
Ông đã bị tòa án Pháp tuyên án tù treo 3 năm vì tội tham ô vào năm 2017, vì đã vung tiền mua một biệt thự ở Paris, một máy bay phản lực tư nhân và một dàn xe hơi sang trọng với số tiền ăn cướp từ người dân đất nước ông.
Trước đó, Obiang đã đồng ý bồi thường 30 triệu USD để giải quyết các cáo buộc của chính phủ Hoa Kỳ rằng ông đã sử dụng tiền tham nhũng từ đất nước của mình để tích lũy các tài sản như biệt thự ở California, máy bay phản lực và một bộ sưu tập của huyền thoại Michael Jackson bao gồm đôi găng tay trắng từ tour diễn thế giới “Bad” của Jackson.
Thêm nữa, vào năm ngoái, chính quyền Brazil cũng đã thu giữ hơn 16 triệu USD tiền mặt và đồng hồ xa xỉ từ một phái đoàn đi cùng ông Obiang, theo các phương tiện truyền thông địa phương.
Ông Obiang cũng sở hữu một du thuyền tên Ice, có giá khoảng 800.000 USD trong 1 tháng, theo một bài báo trên tờ Le Monde của Pháp.
Cha của ông, ông Teodoro Obiang Nguema Mbasogo, Tổng thống của Equatorial Guinea đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 1979 và là nguyên thủ quốc gia phục vụ lâu nhất nước này. Ông đã bổ nhiệm con trai mình làm Phó Tổng thống vào năm 2016.
Equatorial Guinea là một đất nước giàu dầu mỏ, cũng là một trong những quốc gia giàu có nhất ở châu Phi, và luôn kiểm soát chặt chẽ thông tin trong nước.
Trong nhiều năm, tổ chức phi chính phủ quốc tế chống tham nhũng NGO cho biết có quá ít thông tin về Equatorial Guinea để xếp hạng nước này. Tổ chức này nói rằng họ không thể có đủ dữ liệu của quốc gia này về chỉ số tham nhũng toàn cầu.
Hồng Vân ( Tổng hợp)
Theo Dân trí
Algeria điều tra tham nhũng 2 cựu Thủ tướng, 5 cựu Bộ trưởng
Theo Kênh truyền hình Nhà nước Algeria Ennahar TV, Tòa án Tối cao nước này đã tiếp nhận hồ sơ và sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan đến 7 chính trị gia cấp cao.
Cựu Thủ tướng Ahmed Ouyahia là 1 trong số 7 chính trị gia bị điều tra tham nhũng. Ảnh: AFP
Các công tố viên phụ trách điều tra tham nhũng đã chuyển vụ việc liên quan 2 cựu Thủ tướng và 5 cựu Bộ trưởng đến Tòa án Tối cao, tuyên bố từ cơ quan công tố nêu.
7 chính trị gia này sẽ bị điều tra về các vụ án liên quan đến tham nhũng, Ennahar TV cho biết, tuy nhiên không cung cấp thông tin chi tiết.
Những người này bao gồm: Cựu Thủ tướng Ahmed Ouyahia và Abdelmalek Sellal - những người phục vụ dưới thời Tổng thống Abdelaziz Bouteflika (đã từ chức hôm 2/4 sau nhiều áp lực từ người biểu tình và lực lượng quân đội).
Danh sách các cựu Bộ trưởng đang bị điều tra gồm: Amara Benyounes, Abdelakader Zaalane, Amar Ghoul, Karim Djoudi và Abdessalam Bouchouareb. Họ phụ trách các lĩnh vực tương ứng: Thương mại, Vận tải, Công trình Công cộng, Tài chính và Công nghiệp.
Các luật sư của 7 bị cáo hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Lực lượng quân đội hiện là tổ chức hùng mạnh nhất tại Algeria sau sự ra đi của cựu Tổng thống Bouteflika, người đã cầm quyền trong suốt gần 20 năm (từ năm 1999).
Tham mưu trưởng Quân đội Algeria, Tướng Ahmed Gaed Salah cho biết, các vụ tham nhũng lớn sẽ được theo đuổi để xoa dịu các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 22/2/2019.
Cũng từ ngày 22/2 đến nay, đất nước Algeria đã chứng kiến một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Những người biểu tình phản đối Tổng thống Bouteflika tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 và yêu cầu thay đổi triệt để hệ thống chính trị ở nước này.
Đây được xem là một phong trào biểu tình lớn chưa từng có, tạo nên một cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết ở quốc gia Bắc Phi.
Tại Algeria, chỉ có Tòa án tối cao mới có quyền điều tra và xét xử các hành vi phạm tội của thành viên Chính phủ.
Ngọc Anh
Theo thanhtra
Hơn chục chiếc siêu xe Ferrari bị vứt trỏng trơ tại bãi cỏ khiến ai cũng nhìn cũng xót xa Sau khi xem hình ảnh hơn chục chiếc siêu xe Ferrari đắt tiền bị vứt bỏ ngoài bãi cỏ trong gần một thập kỷ, nhiều người đã phải thốt lên câu: "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". Mới đây, một bộ sưu tập siêu xe Ferrari đã bất ngờ bị bắt gặp trong tình trạng gỉ sét tại bãi cỏ ở...