Bạn nên kiêng sex nếu…
Tình dục là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tình dục có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, quan hệ tình dục ở một số thời điểm lại là yếu tố gây hại cho sức khỏe, bạn nên kiêng khi…
Những người đang trong thời gian điều trị bệnh, cơ thể đang yếu, không nên quan hệ tình dục (QHTD). Khi bị bệnh, chức năng điều tiết sinh lý của cơ thể không còn trong trạng thái bình thường, đặc biệt với các trường hợp: Người bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định;
Người mắc bệnh suy tim, xung huyết chưa được điều trị, người bị bệnh hẹp van 2 lá (nếu có triệu chứng khó thở không nên QHTD vì có thể gây ra rung nhĩ, ảnh hưởng thêm chức năng của tim…);
Người bệnh mới trải qua phẫu thuật cũng không nên QHTD sớm để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục (viêm nhiễm, lậu, giang mai…) thì nên tránh QHTD vì có thể lây lan mầm bệnh và làm chậm quá trình lành bệnh.
QHTD khi đang lo lắng, rối bời sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau của phụ nữ. Hơn nữa, QHTD khi tâm trạng không hoàn toàn thoải mái sẽ dẫn đến hụt hẫng, khó đạt đỉnh, bị ức chế. Một số cặp vẫn miễn cưỡng QHTD dù một trong hai người không muốn, sẽ khiến cho cuộc sống tình dục bất hòa,đối phương ác cảm với chuyện chăn gối.
Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến lãnh cảm ở phụ nữ, đàn ông bị xuất tinh sớm, rối loạn dương, ảnh hưởng khoái cảm tình dục. Nên lưu ý, sau khi lao động nặng nhọc, thể chất và tinh thần đều mệt mỏi, nếu cứ cố QHTD, sức khỏe sẽ càng yếu hơn và khó lấy lại sức.
Khi vừa ăn quá no, đường ruột và dạ dày căng cứng, nếu QHTD sẽ khiến cho đường ruột, dạ dày xung huyết, lượng máu cung cấp cho não bộ và các bộ phận khác không đủ. Ngược lại, khi đói, thể lực của con người bị suy sụp, tinh lực không dồi dào, vì vậy QHTD sẽ không được như ý muốn và càng mệt hơn.
Video đang HOT
Việc nạo phá thai có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe phụ nữ. Nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến sẩy thai liên tiếp ở những lần mang thai sau, vô sinh. Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, sau khi hút thai phải hết ra máu và dịch mới nên QHTD (khoảng 2 tuần). Trường hợp nạo thai to thì thời gian phải 6 tuần. Nếu cơ quan sinh dục có biểu hiện ngứa, tiết dịch có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc nâu bất thường, kèm theo đau bụng dưới hoặc sốt cao thì cần đi khám để điều trị kịp thời.
Thông thường, chuyện tình dục khi mang thai được coi là tự nhiên và không ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng trong trường hợp người mẹ đã từng bị sẩy thai, sinh non hoặc có dấu hiệu khác thường thì không nên QHTD, mà cần có sự tư vấn của bác sĩ. Hơn nữa phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và tháng cuối không nên QHTD, để không gây nguy hiểm cho sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Đặc biệt, trong khoảng 5-6 tuần cuối vì tinh trùng của đàn ông có chứa một số chất có thể kích thích tử cung, gây co thắt tử cung, dễ sinh non và cơn co tử cung sẽ tác động không tốt tới thai nhi. QHTD khi mang thai cũng nên chọn các tư thế thoải mái, tránh ép vào bụng quá mạnh và tránh đưa dương vật quá sâu vào âm đạo vì có thể gây kích thích tử cung. Sau khi sinh 6 tuần mới nên QHTD trở lại vì nếu “yêu” sớm sau khi sinh dễ gây ra tình trạng tử cung khó phục hồi lại được, đồng thời gây chảy máu tử cung…
Không nên QHTD rồi thức giấc ngay, sẽ không tốt cho sức khỏe vì cả hai đều không được nghỉ ngơi đầy đủ sau “yêu”. Điều này gây mất cân bằng cơ thể, giảm sức đề kháng, cũng do mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Nấm linh chi - một dược liệu quý
Giới chuyên môn cho biết, nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim, huyết áp không ổn định, viêm phế quản,
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss.ex. Fr.) Karst. Thuộc họ nấm gỗ: Ganodermataceae.
Còn gọi là linh chi thảo (lingzhi), tam tú, mộc linh chi, tiên thảo, nấm linh chi, nấm trường thọ...
Linh chi là một loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn, mũ nấm có dạng hình thận, có dạng hình tròn hay hình quạt. Cuống thường cắm không ở giữa mũ nấm mà cắm lệch sang một phía mũ. Hình trụ tròn hay dẹt có thể phân nhánh cuống, có màu khác nhau tùy theo loài. Mặt trên bóng như đánh véc ni, trên mặt mũ có những vân đồng tâm.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính ấm. Không độc. Đi vào kinh tâm, can, tỳ, phế, thận.
Công dụng: Tư bổ cường tráng, an thần định chí, bổ trung kiện vị, chỉ khái bình suyễn.
Thành phần hóa học: Chủ yếu chứa polysaccharides, triterpenes, ganoderic acid, germanium, steroid, một số vitamin và khoáng chất...
Tác dụng dược lý: Cải thiện chức năng tim mạch, cường tim, tác dụng giảm huyết áp. Có tác dụng chống kích tập tiểu cầu và chống huyết khối thấy rõ.
Đối với hệ hô hấp có tác dụng khu đàm, chỉ khái, bình suyễn. Tác động chức năng trao đổi chất và nội tiết, có tác dụng bảo vệ gan. Có tác dụng chống oxy hóa mà trì hoãn lão hóa, kháng viêm và chống khối u.
Đối với tổn thương do phóng xạ có hiệu quả phòng vệ nhất định, do có tác dụng tăng cường miễn dịch. Đối với hệ thần kinh có tác dụng trấn tĩnh, giúp nâng cao trao đổi chất, tăng chức năng miễn dịch. Đối với các cầu khuẩn và que khuẩn như Pneumococcus, Streptococcus, Staphyloccus và Hemophilus influenzae có tác dụng ức chế.
Linh chi dùng để chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe, tối thiểu đã có 3.000 năm lịch sử. Người Nhật và Hàn Quốc gọi linh chi là "nấm hạnh phúc", cỏ không chết (bất tử thảo), cỏ tiên (tiên thảo)...
Linh chi, sống hoang dã trong rừng núi ẩm thấp, ký sinh trên cây. Do môi trường sinh trưởng và thời gian thu hái khác nhau, nên có hơn hàng trăm chủng loại. Trong đó "ngũ sắc linh chi" với 5 màu: xanh, vàng, nâu, trắng, đen và tím có giá trị dược tính cao nhất.
Hoàng chi: Màu vàng, vào tỳ, vị ngọt, không độc, tính bình. Chủ trị các bệnh nội tạng, nhất là bệnh phụ khoa và chứng viêm mạn tính; có tác dụng kiện tỳ, an thần.
Thanh chi: Màu xanh, vào can, vị hơi chua, tính bình. Có tác dụng bổ gan sáng mắt, tăng cường chức năng phổi; giúp tinh thần tập trung và tăng trí nhớ.
Xích chi: Màu nâu, vào tim, vị hơi đắng, tính bình, không độc. Chủ trị nôn ngược. Có tác dụng bồi bổ tim mạch, tăng cường trí nhớ, kéo dài tuổi thọ.
Tía chi: Màu tím, đi vào cả gan, thận. Vị ngọt không độc, tính ôn hòa. Chủ trị ù tai, ích tinh khí, cường kiện gân xương, bổ thận.
Hắc chi: Màu đen, vào thận, vị hơi mặn mà tính bình. Chủ trị tiểu tiện không thông; bổ thận, lợi tiểu.
Bạch chi: Màu trắng, vào phổi, vị cay nóng, tính bình. Chủ trị mũi dị ứng, ho khan và khó thở, tác dụng bổ phổi.
Giới chuyên môn cho biết, nấm linh chi có tác dụng trên một số bệnh như đau thắt cơ tim, bệnh ở mạch vành của tim, huyết áp không ổn định, viêm phế quản, thấp khớp, viêm gan mạn, bệnh phụ nữ thời kỳ mãn kinh, bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường...
Ứng dụng trên lâm sàng, dùng nấm linh chi chữa choáng váng, mất ngủ, hồi hộp, thở ngắn, suy nhược, ho suyễn. Y học hiện đại còn dùng nấm linh chi chữa thần kinh suy nhược, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, viêm phế quản mạn tính và dị ứng hen suyễn...
Nguyên nhân gây hẹp van 2 lá Cháu tôi năm nay 14 tuổi, bị khó thở, đi siêu âm và khám bác sĩ nói bị hẹp van 2 lá khiến cả nhà lo lắng. Vậy xin hỏi nguyên nhân gây bệnh này. hanhthu@yhaoo.com Ảnh minh họa Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất trái. Có 3 loại tổn thương van này là hẹp van, hở van và...