Bán món bình dân, nhưng giá cả của 5 quán ăn Hà Nội này sẽ khiến nhiều người bất ngờ khi lần đầu ghé đến
Vẫn là những món quen thuộc như phở gà, phở bò, bánh cuốn… nhưng giá cả của những quán này lại được xem là cao hơn mặt bằng chung. Vậy có gì khác biệt trong những phần ăn ở đây?
Những người mê phở bò, “nặng lòng” với những phần thịt ngon như bắp, lõi rùa, lõi hoa… chắc hẳn không ai không biết đến quán phở mặn Gầm Cầu. Quán chỉ chuyên phở bò, đặc biệt là phở tái với nhiều các phần thịt chia rõ ràng, đặc biệt có những loại ít nơi có như lõi rùa, lõi hoa, gân.
bun288
Có người bảo, sở dĩ phở ở đây gọi là phở mặn, ngoài lý do mỗi bát phở đều cho thêm nước mắm còn bởi giá cả của quán khá “mặn”. Một bát phở tái thường ở đây giá là 50 ngàn, bò hầm, bò gân là 60 ngàn, lõi rùa, lõi hoa là 80 ngàn. Nhưng nói đi phải nói lại, tương ứng với mức giá đó là lượng thịt nhiều, thịt chất lượng. Đặc biệt với phần lõi rùa, lõi hoa vốn là những phần thịt ngon nhất nhì của con bò, số lượng cũng không nhiều.
p.dieuanh; tung_photograph
Về chất lượng phở, ngoài thịt tuyển thì vấn đề duy nhất của quán là vị hơi mặn do nước mắm vốn đã thành thương hiệu. Đây có thể được xem là một đặc trưng của quán nên nếu bạn không ưa ăn mặn, hãy cân nhắc trước khi ăn nhé. Về không gian, quán nằm dưới Gầm Cầu, ngay đoạn phố hàng Giấy rẽ vào. Quán có cả chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời.
Địa chỉ: 34 Hàng Giấy
Giá trung bình từ 60 ngàn đồng cho một bát phở thường, phở Châm ở Yên Ninh được nhiều người mệnh danh là quán phở gà đắt nhất Hà Nội. Nhiều người khi nghe đến mức giá của quán đã không khỏi cảm thán “chỉ là phở gà thôi, có gì mà đắt thế”!
tung_photograph
Nhưng quả thực cái gì cũng có lý do cả, gọi bát phở thường ở Châm ra mới thấy lượng thịt trong bát nhiều đến thế nào. Thịt thái dày miếng hơn bất cứ quán phở gà nào thường thấy, lượng thịt nhiều đủ để ăn sướng miệng, dễ dàng để người ăn cảm nhận rõ cái ngon của thịt. Hơn nữa dù là thịt trắng nhưng thịt ngon, ăn vẫn mềm ngọt của miếng gà chứ không bị khô xơ.
linlinseatbook; katieeee1912
Bát thường đã thế, những bát ăn đùi, thêm tim, trứng hay chân gà rút xương của quán, giá ở mức trên 100 ngàn đến 150 ngàn là chuyện bình thường. Nhưng tất nhiên, lượng thịt thà trong bát tương xứng với mức giá, đủ để thỏa mãn cơn ghiền của những người mê thịt, đặc biệt là mê gà ngon.
Ngoài ngôi sao chính là thịt, các thành phần khác như bánh phở, nước dùng ở đây cũng rất ổn, bánh chần không nát, nước dùng thanh ngọt. Tuy nhiên cũng có người cho rằng, nước phở hơi nhiều mì chính nên nếu không ăn được mì chính, nên dặn kĩ chủ quán khi gọi đồ.
Về không gian, quán có không gian sạch sẽ, bàn ghế đầy đủ, nhưng lượng khách khá đông nên thường xuyên phải đợi chờ khi ghé thưởng thức.
Địa chỉ: 63 Yên Ninh
Chè Trần Hưng Đạo
Chè Trần Hưng Đạo hay chè 1976 là quán chè có nhiều “ngoại chuyện”, dân sành ăn vẫn hay đồn với nhau rằng đây là quán chè đắt nhất Hà Nội khi “giá một cốc chè ở đây luôn cao hơn giá một bát phở”. Hiện tại, giá một cốc chè ở đây lên tới 45 ngàn đồng, nếu thêm sầu riêng giá sẽ lên tới 75 ngàn đồng, mức giá cao so với mặt bằng nói chung.
Giá không rẻ, nhưng hơn 40 năm qua, quán đã là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn Hà Nội. Dù quán có đến hơn 50 món chè, hoa quả các loại nhưng món làm lên thương hiệu của quán chính là chè thập cẩm.
Một cốc chè thập cẩm ở 1976 có tới 16 nguyên liệu, gồm các loại trân châu, vài loại đỗ, mấy loại thạch, hoa quả, cốm xào, cốt dừa. Trong đó thứ khiến nhiều người ấn tượng nhất chính là trân châu và cốm xào, trân châu có đến 3 loại viên trắng, viên hồng và viên xanh làm thành viên rất lớn, to như đầu ngón tay cái, ăn rất có vị riêng.
Hơn 40 năm gắn bó với Thủ đô, dù giá cao, nhưng quán chè này vẫn có lượng khách quen. Điều này hẳn đã ít nhiều chứng minh chất lượng của quán.
Địa chỉ: 72G Trần Hưng Đạo
Bánh cuốn Hàng Gà
Nói về các hàng bánh cuốn ngon, có thương hiệu, chất lượng ổn định lại bán cả ngày, nhất định phải nói đến bánh cuốn Thanh Vân trên phố Hàng Gà. Tuy vậy giá bánh cuốn ở đây có thể gọi là cao so với nhiều quán bánh cuốn ở Hà Nội. Bánh nhân thịt giá 35 ngàn/đĩa, bánh nhân thịt gà là 45 ngàn, nhân tôm 50 ngàn chưa thêm giò, chả ăn kèm.
jess.xv.v
Về chất lượng bánh, bánh ở quán làm đều tay và vừa miệng, bột bánh mềm, thơm, nhân làm vừa vặn, ăn không bị mặn. Hành phi giòn, thơm, nước mắm pha đều ổn. Quán có nhiều đồ ăn kèm như chả quế, giò lụa, chả cốm, lạp xưởng, tinh cà cuống… được bán riêng, giá dao động từ 5 đến 10 ngàn một thứ đồ ăn kèm. Nếu gọi chả, giò, đồ sẽ được hấp nóng trước khi mang ra.
insatiableeater; slimyyetsatisfying
Bánh cuốn Thanh Vân bán cả ngày, từ 6 giờ 30 đến 14 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ. Ngoài bánh cuốn, gần đây quán này còn bán thêm hủ tíu, bún thang. Không gian quán nhỏ nhưng sạch sẽ.
Địa chỉ: 12 – 14 Hàng Gà
Bún bò Nam bộ Hàng Điếu
Bún bò Nam Bộ là một món ăn được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn, không béo, không ngán. Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Ở Hà Nội, nhắc đến bún bò Nam Bộ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bún quán bún trên phố Hàng Điếu.
@sahneps
@david.califa
Thành phần tô bún thực ra không quá đặc sắc, bún trắng, rau sống, giá, hành phi, nước mắm pha, đu đủ ngâm, nhưng giá lên tới 60 ngàn/tô. So với các quán cùng bán, giá này cao hơn, nhưng lượng thịt thà nhiều. Thêm nữa, có thể do vị trí ngay trung tâm nên giá cả cũng có phần cao hơn.
@_isabelchi
@martin.no.martian
Do đặc điểm lượng khách đến quán rất đông nên bún thường được chuẩn bị sẵn trong từng bát với rau sống thái nhỏ, thịt bò và giá được xào thành từng mẻ lớn để dùng dần. Tuy vậy nhưng thịt bò không hề bị dai mà vẫn rất mềm. Ngoài bún bò, ở đây còn bán thêm giò lụa, bánh bao chiên…
Địa chỉ: 67 Hàng Điếu
Theo Helino
Vợ đảm làm 5 món ăn sáng này chồng con chẳng còn tốn tiền đi ăn quán
Cuối tuần có nhiều thời gian rảnh rỗi chị em hãy vào bếp nấu món ăn sáng hấp dẫn đãi gia đình nhé!
PHỞ GÀ
Nguyên liệu:
- Thịt gà 1 con (khoảng 1kg - 1,2kg sau khi đã thịt)
- Hành tây, hoa hồi, thảo quả, gừng.
- Các loại rau thơm như húng cay, húng quế, ngò gai, ngổ.
- Chanh, ớt tươi. Giá đỗ sống.
- Nước mắm, hạt nêm.
- Bánh phở dày hoặc mỏng (3 - 4 lạng)
Cách làm:
- Bạn chặt riêng chân, cổ cánh và mình gà ra rồi cho vào nồi luộc với lượng nước vừa đủ (chú ý: Bạn ước lượng sao cho lượng nước sau khi vớt gà ra còn đủ ăn). Thêm hành tây, gừng nướng và một chút muối.
- Vớt gà đã chín ra lọc riêng phần thịt, thái vừa ăn. Phần xương lại cho vào nồi ninh tiếp, cho thêm hoa hồi, thảo quả vào ninh cùng để lấy nước dùng, nêm cho vừa.
- Hành tươi, rau thơm, rau giá rửa sạch để ráo. Xếp bún vào tô, cho lần lượt rau giá, hành tươi rồi chan nước dùng còn nóng hổi trên bếp vào. Cho rau thơm thái nhỏ (hoặc để nguyên tùy ý) lên trên.
Lưu ý: Có thể thay phở bằng bún hoặc miến.
PHỞ BÒ
Nguyên liệu:
- Xương ống chặt miếng
- Thịt bò rửa thái miếng mỏng.
- Gừng, hành tây, gốc rau mùi, hành tím, hoa hồi, thảo quả, gia vị vừa đủ
- Bánh phở
- Bò luộc chín thát lát mỏng
Cách làm:
Đun sôi nồi nước, cho xương vào chần qua rồi vớt ra.
Gừng, củ hành tây, gốc rau mùi, hành tím, hoa hồi, thảo quả cho vào bếp nướng thơm.
Chuẩn bị 1 nồi nước, cho xương đã chần vào ninh cùng với các nguyên liệu vừa nướng xong cho thơm.
Nêm gia vị vừ ăn. Thỉnh thoảng hớt bọt cho trong.
Khi nước xương luộc được, chần thịt bò chín vào nồi nước dùng.
Chần phở rồi cho bánh phở ra bát, xếp hành chần, thịt bò chín, thịt bò chần, hành lá thái nhỏ cùng hành chẻ. Rưới nước dùng lên. Ăn phỏ bò cùng ớt và chanh tươi.
BÚN TIM GÀ
Nguyên liệu:
- Tim gà: 300 g
- Bún tươi: 300 g
- Nước dùng gà
- Mộc nhĩ, nấm hương, nấm (tùy thích)
- Hành khô: 2 củ
- Hành hoa, rau răm: 1 ít
- Rau thơm ăn kèm: 1 ít
- Gia vị: bột canh, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm bằng nước lạnh (cách này sẽ giúp mộc nhĩ giòn khi ăn). Rửa sạch rồi thái mỏng. Nấm rơm cắt bỏ chân rửa sạch để ráo. Hành hoa, rau răm cắt bỏ chân rửa sạch.
Tim gà rửa sạch với muối sau đó ướp với ít hành khô băm nhỏ, thìa bột nêm, 1 ít hạt tiêu.
Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào, tiếp đó cho tim gà vào xào cùng. Nêm chút bột canh rồi đổ nước dùng gà vào đun sôi. Nêm nếm cho vừa miệng.
Bún chần nước nóng già, xếp vào bát đợi nồi nước dùng sôi thả nấm vào đun khoảng 1-2 phút hoặc thấy nấm chín vớt ra xếp vào bát. Thêm tim gà cùng ít hành, răm thái nhỏ.
Từ từ chan nước dùng vào bát bún tim gà nấu nấm và dùng nóng.
Rau sống, thái sợi nhỏ ăn sẽ ngon hơn.
CHÁO CÁ
Nguyên liệu:
- Cá quả: 700g
- Gạo tẻ ngon: 1 bát ăn cơm
- Hành hoa, rau răm, thì là
- Gia vị: mắm, bột ngọt, tiêu, ớt.
Cách làm:
Cá quả làm sạch, rửa thêm chút rượu cho hết mùi tanh, ướp cùng chút gia vị cho cá ngấm. Cho cá vào nồi, thêm nhánh gừng đập dập rồi đặt lên bếp luộc cho cá chín.
Khi cá chín, để nguội bớt rồi gỡ hết phần thịt cá để riêng, nhớ gỡ kỹ để tránh xương dăm trong cá. Phần nước luộc cá để lại nấu cháo, phần xương cá có thể xay nhuyễn rồi lọc qua rây để lấy thêm nước nấu cháo.
Gạo vo sạch, đổ vào nồi nước cá, đặt lên bếp đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ bếp để gạo nở, mềm. Trong quá trình nấu cháo, nếu nước cạn mà cháo vẫn chưa đạt độ sánh, mịn thì tra thêm nước vào nồi.
Hành hoa, rau răm, thì là thái nhỏ. Hành củ thái lát phi thơm, vàng cùng dầu ăn rồi cho ra giấy thấm dầu.
Phi thơm hành, gừng với chút dầu ăn, cho phần thịt cá vào xào đều, có thể thêm chút gia vị nếu muốn.
Khi cháo mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa, cho 1 phần thịt cá đã xào vào nồi, sau đó bắc nồi cháo xuống. Cho cháo vào bát, thêm cá, hành hoa, thì là, tiêu, hành phi lên trên rồi mời mọi người thưởng thức.
MÌ VỊT TIỀM
Nguyên liệu:
- 500g thịt vịt (đùi hoặc ức)
- 300g xương heo; 80g nấm đông cô; 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo); 300g cải thìa
- Gia vị: 80ml nước tương; 40g bột nêm; 80g đường; 5g tiêu
- Gừng; rượu trắng; dầu ăn
- Mì trứng
Cách làm:
Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa.
Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút.
Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da.
Cắt lấy 4 - 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng.
Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt bẩn. Đem bỏ phần nước bẩn đó đi.
Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút.
Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.
Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm.
Lưu ý:
- Sau khi khử mùi thịt vịt bằng rượu trắng và gừng, nên rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để thịt không bám quá nhiều mùi rượu.
- Trong quá trình hầm thịt, lưu ý vớt bọt cặn để nước dùng được trong.
Theo Minh Hằng
Tổng hợp
Khám phá
Cách nấu 3 món phở ăn sáng cực nhanh mà ngon miễn chê Nếu biết được những cách nấu phở siêu đơn giản mà không mất quá nhiều thời gian này, chắc chắn gia đình bạn sẽ chẳng bao giờ phải ra ngoài hàng nữa. Phở là món ăn sáng tiện lợi, hấp dẫn mà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường bận rộn, không có nhiều thời gian...