Bán lại mớ rau ngót giá 3 nghìn đồng, cô gái bị người mua ‘bóc phốt’ vì chi tiết này
Một số người cho rằng mớ rau ngót 3 nghìn đồng không đáng để đưa lên mạng xã hội “ bóc phốt”.
Ngày nay, bạn có thể ngồi tại nhà hoặc văn phòng làm việc lướt internet, lựa chọn những món đồ ưng ý (từ thức ăn cho đến quần áo, giày dép,…).
Sau đó, chỉ cần nhấc điện thoại đặt hàng và sản phẩm sẽ được vận chuyển đến tận nơi. Tuy nhiên hình thức mua bán này cũng gây ra một số tình huống “cười ra nước mắt” khi hàng thật khác xa so với hình ảnh quảng cáo.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền câu chuyện một nữ sinh viên tên A.N rao bán mớ rau ngót giá 3 nghìn đồng nhưng vẫn bị “bóc phốt” gây xôn xao. Theo đó, nữ sinh đăng trong nhóm kín một trường đại học ở Hà Nội hình ảnh rổ rau đã nhặt sẵn kèm nội dung: “Do chiều nay tôi không nấu cơm mà lỡ mua rau mất rồi nên muốn bán lại.
Mua 5 nghìn, bán 3 nghìn.
Miễn phí vận chuyển khu vực mỏ địa chất”.
Nữ sinh viên lên Facebook rao bán lại mớ rau ngót (Ảnh chụp màn hình).
Chuyện cô gái rao bán rau ngót trên đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng với hàng trăm lượt thích và bình luận. Nhiều người tò mò và thắc mắc: Liệu có ai mua chỗ rau ít ỏi kia hay không?
Khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau, một tài khoản Facebook đã chia sẻ câu chuyện mua rau ngót giá 3 nghìn của A.N lên nhóm kín. Tiếc thay, dù giá trị mớ rau khá nhỏ, đây vẫn là một vụ “bóc phốt” bán rau online không như quảng cáo.
“Thề, đây là lần cuối cùng mua đồ trên mạng.
Vừa nấu cơm xong thì chợt nhận ra chưa có canh, định lấy nước lọc uống thay canh thì thấy trên nhóm có bạn bán lại rau. Thấy giá 3 nghìn đồng cũng hợp lý nên quyết định hỏi mua.
Vừa bình luận chưa dứt tay thì thấy trả lời “nhắn tin nhé”. Ừ thì nhắn tin, sợ gì chứ.
Cứ tưởng ở gần thì được miễn phí vận chuyển cơ nhưng có hơn 1km mà bạn đó bắt trả 15 nghìn…
Cũng vì nhỡ hỏi mua rồi nên bảo thằng em qua lấy. Về nhà mở ra thì ôi thôi, thất vọng tràn trề. Rau thì được một nhúm, già có cả hoa lẫn vào luôn, hơi úa nữa chứ. Thế mà lúc nhắn tin nói giống y hình, thật là không biết nói gì luôn.
Đấy là lúc mới nhìn qua, đến lúc đổ ra cái rổ, tôi còn thấy có lẫn cả một sợi tóc xoăn tít. Đành ngậm ngùi nhặt ra và nhanh nấu nồi canh không cơm sắp nguội. Dù sao lâu rồi cũng không ăn canh rau ngót.
Video đang HOT
Húp xong bát canh mà ruột cứ như dài ra một đoạn. Lên đây viết bài cảnh báo đến mọi người. Bán hàng thì cần có cái tâm, không nên vì cái lợi trước mắt. Nên chụp ảnh thật chứ đừng lấy ảnh trên mạng như này”.
Một tài khoản Facebook đã “bóc phốt” chuyện mua rau ngót giá 3 nghìn của A.N.
Ngay sau khi đăng tải, bài đăng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng mớ rau ngót 3 nghìn đồng không đáng để đưa lên mạng xã hội “bóc phốt”.
“Mình đã thấy bài đăng bán rau ngót của bạn nữ. Lúc đó mình thấy hơi nực cười vì chẳng ai dở hơi đến mức mua lại tí rau làm gì. Nhưng không ngờ vẫn có người hỏi mua và đến tận nơi lấy về nấu canh.
Mình lại càng bất ngờ hơn khi người mua lên mạng tố bạn nữ bán hàng không đúng hình ảnh thật. Chuyện này cũng chẳng có để “làm to” ra như vậy, chỉ có 3 nghìn thôi mà. Tại sao bạn nam không bỏ qua hoặc nhẹ nhàng góp ý với bạn nữ kia cơ chứ”, thành viên Lâm Bùi bày tỏ quan điểm.
“Bạn nam kia sân si quá đi thôi. Bạn lên mạng chê bai người ta mà không nghĩ đến bản thân mình ư? Tại sao bạn không đi chợ mua hẳn mớ rau tươi ngon về nấu canh, mua lại trên mạng làm gì? Mình thấy thời gian em bạn chạy qua chỗ bạn nữ lấy rau cũng bằng thời gian đi chợ đó”, nickname Ngọc Hoa nói.
Bên cạnh đó một số người lại ủng hộ cách làm của người mua rau. Họ khẳng định đã bán hàng qua mạng dù giá trị thấp hay cao cũng cần phải giữ chữ tín và đúng với lương tâm, không nên “treo đầu dê bán thịt chó”.
“Tôi không bênh ai hết nhưng thấy bạn nam kể thì cũng hơi bực thật. Bạn A.N kia nói miễn phí giao hàng mà vẫn kỳ kèo với người ta vài đồng xong rồi rau nhận được thì không như hình. Bạn làm như vậy không thấy hổ thẹn với lương tâm à? Theo mình bạn nam lần sau muốn ăn rau thì ra chợ rồi tự tay lựa chọn mớ tươi ngon nhất, đừng mua online làm gì”, bạn Trâm Nguyễn bình luận.
Theo eva
Cô gái 24 tuổi khiến bạn nhận ra vì sao mình chưa giàu
Tori Dunlap (Mỹ) làm việc cật lực từ khi còn rất trẻ, và sớm nhận ra cái bẫy 'thu nhập tăng, chi nhiều lên'.
Tori Dunlap - người sáng lập Her First $100K, một nền tảng huấn luyện tài chính và sự nghiệp tại Seattle, Washington, chia sẻ về bí quyết kiếm tiền của mình:
Trong khoảng 3 năm qua, tôi đã làm ba công việc, và chưa bao giờ kiếm được hơn 80.000 USD. Nhưng vài tháng trước, sau khi xem xét tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, tôi nhận ra rằng tôi đang đi đúng hướng để có thể tiết kiệm được 100.000 USD vào năm tới.
Tori Dunlap. Ảnh: cnbc.
Phần lớn số tiền đó sẽ được đầu tư vào tiết kiệm hưu trí, số còn lại sẽ được gửi vào quỹ khẩn cấp, tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư, chi phiếu... Đó hẳn là một mục tiêu khá tham vọng cho một người 24 tuổi, nhưng tôi hiểu điều đó sẽ được đền đáp xứng đáng về lâu dài.
Ưu tiên lớn nhất của tôi trong cuộc sống luôn là tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt, tôi đã nợ bố mẹ rất nhiều.
Cha từng giúp tôi bắt đầu việc bán đồ từ máy bán hàng tự động khi tôi mới 9 tuổi. Trải nghiệm đó dạy cho tôi những kỹ năng cần thiết, ví dụ như làm thế nào để bắt đầu, đối phó với sự tẩy chay và mở một tài khoản. Tôi đã dùng tất cả lợi nhuận để trả học phí. Vài năm trước, tôi bán cơ sở của mình cho một cô bé 10 tuổi, và giờ đây tôi có thể làm chuyên gia cho cô ấy.
Tori Dunlap (trái) và cô bé 10 tuổi đã mua lại máy bán hàng tự động của cô. Ảnh: cnbc.
Cha mẹ thường ngồi lại để thảo luận với tôi xem có cách nào để trả tiền cho học kỳ tiếp theo. Cha mẹ luôn hỏi: "Con có thể đóng góp bao nhiêu?".
Học phí tại trường đại học tư của tôi có giá khoảng 50.000 USD. Tôi đã học chăm chỉ để cố gắng có học bổng. Những khi không phải học, tôi làm thêm ở trường. Tổng cộng từ hai khoản, tôi đóng góp hơn 30.000 USD trả học phí.
Dưới đây là 6 bài học quan trọng nhất tôi học được từ đó đến nay:
1. Làm lưng chừng, khó thành công lớn
Bạn phải làm việc cật lực mới tạo nên khác biệt to lớn.
Ngay sau khi bắt đầu công việc toàn thời gian đầu tiên, tôi đã nhận được một hợp đồng dài 6 tháng. Để đảm bảo hoàn thành tiến độ, tôi làm thêm 15 giờ mỗi tuần. Với số tiền kiếm được từ sự bận rộn này, cộng với 20% lương, tôi dồn vào tài khoản đầu tư của mình.
Hiện tại, tôi làm việc với tư cách là quản lý truyền thông xã hội tại Tomorrow, một công ty công nghệ tài chính. Để đạt được mục tiêu 100.000 USD, tôi hiểu rằng cần phải tiếp tục bận rộn.
2. Đầu tư muộn là mất cơ hội
Đầu tư tiền càng sớm càng tốt
Ngay khi tốt nghiệp đại học, tôi đã mở một tài khoản hưu trí và tối đa hóa nó mỗi năm.
Tôi cũng lập một tài khoản khẩn cấp bằng chi phí sinh hoạt của 6 tháng, và khoản này thực sự hữu ích khi tôi bị thất nghiệp 3 tháng.
Khi đã tiết kiệm đủ cho quỹ khẩn cấp, tôi bắt đầu đầu tư 25% tiền lương tháng vào các tài khoản đầu tư, và có thể kiếm được tiền lãi hàng năm khoảng 7%.
Tất nhiên, như bất cứ ai khác, tôi bị cám dỗ tiêu vào những thứ mình không cần, như mua quần áo mà tôi không dùng. Nhưng biết được sức mạnh của lãi suất kép, tôi luôn cố gắng hết sức để kiềm chế. Cho đến nay, đó thực sự là phần thưởng khi thấy khoản tiền lớn lên mỗi ngày.
3. Không đàm phán lương, bạn mất cơ hội có thêm tiền
Đàm phán có thể là một vấn đề đau đầu thực sự. Nếu bạn yêu cầu quá nhiều, họ sẽ cười vào mặt bạn. Còn nếu bạn yêu cầu quá ít, bạn sẽ phải vật lộn để bù đắp cho thu nhập bị thiếu hụt.
Với công việc freelance đầu tiên, tôi đã đàm phán thêm được 10.000 USD so với mức đưa ra ban đầu. Tôi thậm chí đã làm tốt trong những cơ hội tiếp theo. Tôi đã thương lượng tăng 20% trong công việc full time đầu tiên. Sau đó là tăng thêm 20.000 USD so với đề nghị ban đầu, trong công việc tiếp theo. Và sau đó là 10.000 USD cho công việc sau nữa.
Sự tự tin là điều quan trọng, nhưng bạn cũng cần lịch sự, chuyên nghiệp, với mục tiêu là cả hai bên cùng đồng ý. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để tìm ra mức lương của bạn thế nào là hợp lý.
4. Đừng rơi vào bẫy "thu nhập tăng, chi tiêu nhiều"
Seattle không phải nơi rẻ để sống. Chi phí sinh hoạt trung bình cao hơn 49% so với mức trung bình của Mỹ. Vì thế, một cách tự nhiên, nếu bạn đang từ có ít tiền sang có nhiều tiền, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy của "lạm phát lối sống".
Việc ưu tiên các giá trị và mục tiêu đã giúp tôi tránh cái bẫy đó. Đối với những người ở độ tuổi của tôi, một phần lớn thu nhập sẽ được dùng để đi thuê nhà. Giá thuê căn hộ trung bình gần 2.000 USD, nhưng tôi đã tiết kiệm 25% bằng việc sống ở khu bình dân hơn.
Đương nhiên có một vài nhược điểm: tôi phải mất một tiếng để đi làm. Nếu sống ở khu đắt đỏ, tôi có thể đi tàu điện, có thể đến cơ quan chỉ sau 5 phút. Khi sống ở khu xa trung tâm và yên tĩnh, người dân ở đây hầu hết là lớn tuổi, bạn sẽ khó mà tìm thấy sự tương đồng. Nhưng nhìn chung, điều đó không làm phiền tôi cho lắm.
5. Không quản lý chi tiêu, tiền sẽ đi vô định
Một thói quen chi tiêu khác của tôi là chia ngân sách của mình thành 3 nhóm. Nó tương tự quy tắc 50/30/20, nhưng tôi nghĩ tỷ lệ phần trăm thay đổi theo từng người.
Nhóm đầu tiên là chi phí sinh hoạt - tiền thuê nhà, bảo hiểm, đồ tạp phẩm, các hóa đơn. Thứ hai là cho mục tiêu của tôi (đầu tư cho quỹ hưu trí, tiết kiệm tiền mua nhà). Đó là hai nhóm ngân sách quan trọng nhất. Mọi thứ khác được đưa vào nhóm thứ ba, bao gồm du lịch, thực phẩm, quần áo...
Trong khi tập trung vào việc tiết kiệm để nghỉ hưu, bản thân tôi không hạn chế chi tiền cho những trải nghiệm khiến tôi hạnh phúc. Nếu quyết định đến châu Âu trong tương lai, tôi sẽ đi, dù điều đó có tiêu tốn 10.000 USD trở lên, tôi cũng không để những thói quen chi tiêu siêu tiết kiệm của mình cản trở.
6. Chọn công việc không phù hợp
Tôi từng chọn một công việc vì nó được trả lương cao hơn. Biết nó không thích hợp với mình, nhưng tôi đã chống lại bản năng. Thế rồi công việc kết thúc một cách tệ hại. Sếp của tôi là một kẻ ngược đãi về mặt cảm xúc, khiến tôi kiệt quệ tinh thần mỗi ngày. Mới đi làm 5 ngày, tôi đã lần đầu tiên trải qua sự đổ vỡ cảm xúc. Chỉ sau 10 tuần, tôi quyết định nghỉ việc, dù không có việc dự phòng.
Tôi thấy mình thất bại hoàn toàn. Việc lấy lại sự tự tin không dễ dàng, nhưng tôi đã học được rất nhiều về điều quan trọng nhất với mình. Tôi không thể phát triển nếu thiếu đi một người sếp hỗ trợ, và tôi cần một sự nghiệp thực sự trọn vẹn để có thể thành công. Đồng tiền rất tuyệt vời, nhưng bất hạnh thì không. Vì cuộc sống rất ngắn ngủi.
Theo vnexpress
Ngày cuối kỳ nghỉ, du khách đổ xô về chợ Hạ Long mua hải sản Sáng nay 1/5, hàng nghìn lượt khách đổ về chợ Hạ Long 1 tìm mua các loại hải sản để đóng thùng mang về. Khu chợ trở nên náo nhiệt bởi kẻ bán người mua. Nhộn nhịp chợ hải sản tươi sống trên bãi biển Đà Nẵng 5h30, phóng viên Tiền Phong có mặt tại khu chợ cá thuộc chợ Hạ Long I,...