Băn khoăn về một số đơn vị kiến thức ở bài 3 – Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo

Đã là một chủ đề thì nó phải có tính tương đồng, gần gũi nhau chứ không thể riêng lẻ, rời rạc sẽ khiến cho người dạy, người học gặp những khó khăn nhất định.

Sách giáo khoa Ngữ văn 6- bộ Chân trời sáng tạo do tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam làm chủ biên là 1 trong 3 bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để đưa vào giảng dạy ở các trường trung học cơ sở trên cả nước.

Theo tìm hiểu của người viết, sách Ngữ văn- bộ Chân trời sáng tạo được rất nhiều địa phương lựa chọn, nhất là các tỉnh phía Nam nhưng bộ sách này cũng đang tồn tại một số hạn chế mà thời gian qua, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã chỉ ra đối với sách Ngữ văn lớp 6, lớp 7 và lớp 10.

Trong bài viết này, người viết xin được trình bày những băn khoăn của mình về một số ngữ liệu văn bản mà các tác giả sách giáo khoa Ngữ văn 6 đã lựa chọn để đưa vào bài (chủ đề) 3: Vẻ đẹp quê hương mà bản thân người viết cho rằng chưa hợp lý, không thống nhất với chủ đề.

Băn khoăn về một số đơn vị kiến thức ở bài 3 - Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo - Hình 1

Yêu cầu cần đạt được tác giả hướng tới thể thơ lục bát (Ảnh: Nguyên Khang)

Hướng học sinh tìm hiểu, làm thơ, viết cảm nhận về thơ lục bát nhưng ngữ liệu chưa hợp lý

Phần tri thức ngữ văn của bài học (chủ đề) thứ 3, các tác giả sách giáo khoa đã đề cập rất rõ về đặc điểm, cách gieo vần , cách ngắt nhịp, thanh điệu…Các kiến thức đọc, thực hành, viết, nói và nghe cũng chủ yếu đề cập đến thơ lục bát một cách rất cụ thể theo yêu cầu cần đạt của bài học.

Ở phần yêu cầu cần đạt, tác giả sách giáo khoa viết liệt kê khá chi tiết, trong đó có những yêu cầu cần đạt như sau: Nhận biết được các đặc điểm của thể thơ lục bát; bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát; trình bày được một bài thơ lục bát…

Phần giới thiệu bài 3, các tác giả sách giáo khoa giới thiệu như sau: ” Đến với bài học này, các em sẽ tìm hiểu được vẻ đẹp quê hương qua những vần thơ lục bát để thấy được giá trị độc đáo của một thể thơ thuần Việt có từ lâu đời “.

Văn bản 1 của chủ đề 3 được kết hợp từ 4 bài ca dao, rải đều từ kinh thành Thăng Long đến miệt Tháp Mười. Tuy nhiên, bài ca dao thứ 2 chưa thực sự phù hợp về số tiếng, cách gieo vần, cụ thể bài ca dao như sau:

-Em đố anh từ Nam chí Bắc

Sông nào là sông sâu nhất?

Núi nào là núi cao nhất nước ta?

Anh mà giảng được cho ra

Thì anh kết nghĩa giao hòa cùng anh.

-Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Băn khoăn về một số đơn vị kiến thức ở bài 3 - Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo - Hình 2

Cách gieo vần, thanh điệu thể thơ lục bát được tác giả sách giáo khoa trình bày (Ảnh: Nguyễn Khang)

Video đang HOT

Theo văn bản này, phần hỏi của nhân vật “em” thì câu ca dao đầu tiên có 7 tiếng, không đúng với thể loại lục bát. Phần trả lời phía sau, các tiếng thứ 6 của câu lục không gieo vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát không gieo vần với tiếng thứ 6 của câu lục.

Đó là chưa kể về kiến thức địa lý, sông Bạch Đằng không phải là sông sâu nhất và núi Lam Sơn cũng không phải là núi cao nhất nước ta.

Vẫn biết, đây là một bài ca dao của cha ông để lại nhưng để làm khuôn mẫu cho học sinh phân tích, nắm về thể loại thơ lục bát- ” một thể thơ thuần Việt có từ lâu đời ” thì nó chưa thực sự chuẩn mực cả về số câu, cách gieo vần và kiến thức.

Chính vì thế, gây khó khăn cho giáo viên khi phải lý giải cho học sinh bởi các em vừa học tri thức ngữ văn ở đầu chủ đề thì giáo viên đã giảng giải, phân tích, cung cấp tri thức kĩ lưỡng về thể loại, đặc điểm. Trong đó có số chữ, cách gieo vần nhưng khi vào văn bản mẫu thì các tác giả sách giáo khoa lại cung cấp văn bản minh họa như vậy.

Bài đọc mở rộng theo thể loại trong chủ đề 3 cũng gây băn khoăn cho giáo viên

Cho dù chủ đề bài học là Vẻ đẹp quê hương nhưng tác giả sách giáo khoa hướng tới thể loại là thơ lục bát. Vì thế, theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu tác giả sách giáo khoa đưa văn bản đồng nhất về thể loại thơ lục bát sẽ phù hợp với mục tiêu cần đạt và dễ cho giáo viên khi định hướng cho học trò.

Thế nhưng, ở phần Đọc kết nối chủ điểm thì tác giả sách giáo khoa lại lấy một bài nghị luận văn học Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng của tác giả Bùi Mạnh Nhị. Chúng tôi không đánh giá, phân tích về bài viết của tác giả Bùi Mạnh Nhị vì đây là bài viết hay.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tác giả sách giáo khoa đưa vào chủ đề mà chủ yếu là phân tích, hướng dẫn học sinh tập làm thơ, viết cảm nhận về bài thơ lục bát là chưa hợp lý. Bài ca dao có nguyên bản như sau:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Dù chúng tôi biết rằng trong ca dao, trong thơ lục bát thì không phải lúc nào cũng phải đúng số chữ, đúng cách gieo vần nhưng ở đây, mỗi bài học (chủ đề) ở sách giáo khoa có 4 văn bản.

Trong đó, có 2 văn bản đầu tiên sẽ được định hướng là khai thác sâu, kĩ; 2 văn bản còn lại là đọc Đọc kết nối chủ điểm và Đọc mở rộng theo thể loại thì giáo viên chỉ hướng tới kĩ năng đọc là chủ yếu.

Thế nhưng, việc lấy một bài nghị luận văn học phân tích một bài ca dao có tới 12-13 tiếng trong chủ đề thơ lục bát dẫn đến khó khăn cho giáo viên trong định hướng, giảng dạy ở một chủ đề chung.

Đó là chưa nói đến, bài ca dao được tác giả Bùi Mạnh Nhị phân tích, bình giảng sẽ quá tầm với một học sinh lớp 6- cho dù nếu đứng riêng đây là bài ca dao hay và đã được người viết cảm nhận khá sâu sắc.

Bởi, nội dung bài ca dao gây ấn tượng với 12 tiếng hai dòng thơ đầu. Cùng với những biện pháp tu từ, thay đổi sự quan sát, ta thấy được sự rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đồng.

Ở hai dòng cuối, tác giả dân gian cho ta thấy cô gái đáng yêu, mảnh mai trong cánh đồng rộng lớn. Bài ca dao có thể là lời của cô gái bộc lộ lời tự khen thầm kín và hồn nhiên mà cũng có thể là lời của một anh trai làng nào đó bày tỏ tình cảm của mình.

Chúng tôi vẫn biết viết sách giáo khoa là “làm dâu trăm họ”, nhất là đối với sách giáo khoa môn Ngữ văn ở các cấp học phổ thông. Vì thế, chúng tôi chỉ dám nêu lên những băn khoăn của mình và mong muốn tác giả sách giáo khoa (cả 3 bộ sách) cần thận trọng khi đưa văn bản văn học vào từng chủ đề bài học.

Đã là một chủ đề thì nó phải có tính tương đồng, gần gũi nhau chứ không thể riêng lẻ, rời rạc sẽ khiến cho người dạy, người học gặp những khó khăn nhất định.

Một vòng đời sách giáo khoa có tới hàng chục năm trời và có hàng triệu học sinh sẽ học. Nếu sách giáo khoa chuẩn mực, gần gũi sẽ giúp cho học sinh thẩm thấu được trọn vẹn và hiểu cặn kẽ vấn đề. Ngược lại, nếu dùng ngữ liệu chưa phù hợp sẽ khiến cho học sinh khó tiếp cận và mục tiêu của chương trình đặt ra cũng khó đạt được.

Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Nguyên Khang. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo

Sách giáo khoa Ngữ văn 7 bố trí một số ảnh, tiểu sử tác giả rất dễ gây hiểu lầm vì nếu nhìn qua cứ ngỡ những bức hình tác giả là của bài phía dưới.

Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện giảng dạy chương trình 2018 ở lớp 7 với 3 bộ sách giáo khoa khác nhau.

Sau nửa học kỳ đầu tiên, chúng tôi nhận thấy một số điều băn khoăn đối với sách Ngữ văn 7 (bộ Chân trời sáng tạo) do tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam và Nguyễn Thành Thi làm đồng Chủ biên.

Những văn bản văn học được các tác giả đưa vào sách giáo khoa ít mà chưa thực sự hay nên "chất văn" trong sách giáo khoa Ngữ văn chưa nhiều. Một số phần, sách giáo khoa Ngữ văn 7 in cỡ chữ quá nhỏ, quá dày khiến học sinh và giáo viên rất khó đọc.

Một số bài học khi sử dụng hình ảnh tác giả chưa thực sự khoa học và có cả những chủ đề phần đọc một đường, phần viết hướng dẫn một nẻo nên không tạo được tính liên kết cho chủ đề. Chúng tôi xin mạn phép điểm qua một số băn khoăn ở sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập I.

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo - Hình 1

Sách Ngữ văn 7 - bộ sách Chân trời sáng tạo. Ảnh: Nguyễn Đăng

"Chất văn" trong sách giáo khoa Ngữ văn 7

Sách Ngữ văn 7, tập I (bộ sách Chân trời sáng tạo) của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được thiết kế thành 5 bài học (chủ đề) khác nhau.

Mỗi bài học đều hướng tới các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Phần đọc được bố trí 4 văn bản tương đương với yêu cầu cần đạt đã được hướng dẫn ở chương trình tổng thể và chương trình môn học. Đó là: đọc hiểu nội dung; đọc hiểu hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối; đọc mở rộng. Sau đó, đến phần viết; phần nói và nghe.

Tập I- sách giáo khoa Ngữ văn 7 có 5 bài học. Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ); bài 2: Bài học cuộc sống (truyện ngụ ngôn); bài 3: Những góc nhìn văn chương (nghị luận văn học); bài 4: Quà tặng cuộc sống (tản văn, tùy bút); bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (văn bản thông tin).

Nhìn chung, đa phần các văn bản ở tập I - sách giáo khoa Ngữ văn 7 là những văn bản mới, tính kế thừa sách Ngữ văn 7 của chương trình 2006 rất ít.

Những văn bản kế thừa từ chương trình 2006, chúng tôi chỉ thấy ở phần thơ có bài Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh đang được dạy ở lớp 9 và một số truyện ngụ ngôn ở lớp 6. Những văn bản văn học ở tập I, sách giáo khoa Ngữ văn 7 chương trình 2006 gần như vắng bóng trong chương trình Ngữ văn 7 - chương trình 2018.

Về cơ bản, các chủ đề trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 bám sát chương trình tổng thể, chương trình môn học nhưng theo quan điểm của người viết, việc lựa chọn các văn bản văn học đưa vào các chủ đề rất ít những văn bản thực sự hay, tiêu biểu như trước đây.

Mục tiêu chương trình, mục tiêu từng bài học và khi giáo viên tập huấn với các tác giả sách giáo khoa lớp 7 là không phân tích sâu về nội dung, nghệ thuật như chương trình 2006 mà chủ yếu rèn cho học sinh các kĩ năng: "đọc, viết, nói và nghe".

Thế nhưng, sách giáo khoa lại đưa vào phần viết một số bài văn mẫu của các chuyên lại hướng tới việc phân tích, bình giảng khá kĩ về nội dung, nghệ thuật. Chẳng hạn, bài " Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen " của tác giả Hoàng Tiến Tựu là một ví dụ.

Nhiều giáo viên đang dạy Văn 7 cho rằng sách giáo khoa mới có phần khô khan, xơ cứng, đặc trưng của môn học bị mai một. Bởi, cho dù ai cũng biết tình trạng đuối nước của học sinh vẫn thường xảy ra ở nhiều nơi nhưng môn Ngữ văn mà đưa bài " Phòng tránh đuối nước " vào để dạy và học thì e là khiên cưỡng, chưa thực sự hợp lý với tính chất của môn Văn.

Cỡ chữ nhỏ, hình ảnh và tiểu sử tác giả văn học đặt ở vị trí dễ gây hiểu lầm

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo - Hình 2

Một số bài học có cỡ chữ nhỏ li ti, rất khó đọc (Ảnh: Nguyễn Đăng)

Học sinh bây giờ cận thị khá nhiều và tất nhiên nó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không đơn thuần là do học sinh đọc sách.

Thế nhưng, sách giáo khoa môn Ngữ văn của mỗi lớp viết ra sẽ có hàng triệu học sinh đọc, học hàng chục năm trời mới thay chương trình, sách giáo khoa khác.

Vì vậy, khi biên soạn, thiết kế và phát hành sách giáo khoa thì những người biên soạn, biên tập phải chú ý đến cách trình bày, cỡ chữ để học sinh không phải căng mắt, sát mắt để đọc những dòng chữ li ti dày đặc trong sách giáo khoa.

Sách giáo khoa môn Ngữ văn thường rất nhiều chữ và tất nhiên là giáo viên và học sinh phải đọc, nhất là những phần chữ nhỏ ở sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thường là những nội dung quan trọng.

Đó là phần hướng dẫn sử dụng sách; phần viết - hướng dẫn phân tích kiểu văn bản phải đọc nhiều lần nên việc chữ quá nhỏ rất dễ lẫn lộn giữa các dòng với nhau. Trong khi, các chú thích trong văn bản lại nhiều nên khó đọc và tất nhiên không tốt về mắt cho học trò và cả giáo viên nữa.

Tình trạng này không chỉ ở sách Ngữ văn 7 mà sách giáo khoa Ngữ văn 6 (bộ sách Chân trời sáng tạo) cũng bắt gặp những bài học có chữ nhỏ li ti như thế này.

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo - Hình 3

Sách Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) cũng có một số bài học chữ quá nhỏ (Ảnh: Nguyễn Đăng)

Phần minh họa ảnh tác giả ở một số bài viết cũng khiến chúng tôi băn khoăn vì thông thường ảnh, tiểu sử tác giả thường để ở đầu, hoặc sau khi kết thúc văn bản sẽ giúp cho học sinh dễ cảm, dễ nhìn và khi học hơn.

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo - Hình 4

Ảnh, tiểu sử bài trước đứng ở đầu bài sau dễ gây hiểu lầm (Ảnh: Nguyễn Đăng)

Nhưng, sách sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) bố trí một số ảnh, tiểu sử tác giả rất dễ gây hiểu lầm vì nếu chưa đọc, nhìn qua cứ ngỡ những bức hình tác giả là của bài phía dưới cứ không nghĩ là của bài phía trên.

Vì một số ảnh, tiểu sử tác giả sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được bố trí ở cuối cùng của văn bản (sau ngữ liệu, sau các câu hỏi) mà bài học phía sau lại liền kề với hình ảnh chân dung và tiểu sử của tác giả bài học phía trên.

GV đứng lớp góp ý cuốn sách Ngữ văn 7- bộ sách Chân trời sáng tạo - Hình 5

Ảnh, tiểu sử tác bài trước đứng ở đầu bài sau dễ gây hiểu lầm (Ảnh: Nguyễn Đăng)

Chủ đề, văn bản đọc và phần viết chưa có sự liên kết chặt chẽ

Bài 2, sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có chủ đề là " Bài học cuộc sống (truyện ngụ ngôn)" và phần đọc được các tác giả sách giáo khoa bố trí một số văn bản ngụ ngôn như Ếch ngồi đáy giếng ; Hai người bạn đồng hành và con gấu (Aesop); Chó sói và chiên con (La Fontaine); Chân, tay, mắt, miệng ...

Thế nhưng, đến phần viết (làm văn) thì tác giả sách giáo khoa lại bố trí bài học có tên là " Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử ". Phần hướng dẫn phân tích kiểu văn bản, tác giả sách giáo khoa lấy bài viết " Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang ".

Đến phần nói và nghe, tác giả sách giáo khoa lại yêu cầu " Kể lại một truyện ngụ ngôn ". Nhiều giáo viên khi dạy chủ đề này chỉ biết lắc đầu và không hiểu vì sao lại có chuyện tréo ngoe đến như vậy? Liệu phần đọc - viết - nói và nghe có liên quan như thế nào mà tác giả sách giáo khoa lại xếp chúng vào một chủ đề chung?

Bản thân người viết bài này chỉ có trình độ cử nhân Ngữ văn và hiện đang dạy Ngữ văn cấp trung học cơ sở nên chỉ dám bày tỏ những băn khoăn của mình khi tiếp cận với tập I, sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) như vậy.

Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, trao đổi thêm từ các đồng nghiệp và đặc biệt là những tác giả sách giáo khoa Ngữ văn 7 (bộ sách Chân trời sáng tạo) để giáo viên dưới cơ sở chúng tôi được tường tận hơn.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hơn 1,2 triệu người người giật mình trước video của Hoài Lâm trong ngày Cindy Lư kết hônHơn 1,2 triệu người người giật mình trước video của Hoài Lâm trong ngày Cindy Lư kết hôn
20:57:14 14/07/2025
Diễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến ThànhDiễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến Thành
21:20:57 14/07/2025
Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung bất ngờ kết hôn lần 2 với doanh nhân Trung ThànhCa sĩ Nguyễn Hồng Nhung bất ngờ kết hôn lần 2 với doanh nhân Trung Thành
00:04:25 15/07/2025
Thằng Cò 'Đất phương Nam' Phùng Ngọc chia tay vợ kém 10 tuổiThằng Cò 'Đất phương Nam' Phùng Ngọc chia tay vợ kém 10 tuổi
22:48:24 14/07/2025
Đây là lý do người dùng 'chớ dại' mua iPhone ProĐây là lý do người dùng 'chớ dại' mua iPhone Pro
20:34:04 14/07/2025
MC Kỳ Duyên tuổi 60 sexy thái quá, ca sĩ Anh Thơ du lịch sang chảnhMC Kỳ Duyên tuổi 60 sexy thái quá, ca sĩ Anh Thơ du lịch sang chảnh
00:12:42 15/07/2025
Con về quê nghỉ hè, sau 3 tuần đã hoảng loạn xin tôi trở lại thành phốCon về quê nghỉ hè, sau 3 tuần đã hoảng loạn xin tôi trở lại thành phố
23:42:47 14/07/2025
Đàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấpĐàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấp
20:29:35 14/07/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ukraine: Tổng thống đề nghị gia hạn thiết quân luật, chuẩn bị cải tổ nội các

Ukraine: Tổng thống đề nghị gia hạn thiết quân luật, chuẩn bị cải tổ nội các

Thế giới

06:04:12 15/07/2025
Ông Zelensky cũng đề xuất Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko đảm nhận vai trò người đứng đầu chính phủ mới, đánh dấu bước khởi đầu cho một cuộc cải tổ nội các trong bối cảnh xung đột với Nga chưa có dấu hiệu ...
Vợ tôi luôn tươi cười, nhiệt tình giúp đỡ mọi người ngoại trừ... chồng con

Vợ tôi luôn tươi cười, nhiệt tình giúp đỡ mọi người ngoại trừ... chồng con

Góc tâm tình

06:02:25 15/07/2025
Trong khi tôi cuống cuồng làm nốt công việc để về đón con rồi cơm nước, vợ tôi lại ăn diện thật đẹp, xịt nước hoa thơm lừng, cười nói thật tươi với nhiều người khác.
10 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất thế kỷ 21 (P.2): Xem xong mất ngủ vì quá đỉnh!

10 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất thế kỷ 21 (P.2): Xem xong mất ngủ vì quá đỉnh!

Phim châu á

05:58:05 15/07/2025
Tiếp nối phần 1, đây là 5 bộ phim nữa chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngủ ngay sau khi xem, vì quá ám ảnh, quá đẹp hoặc... quá đỉnh!
Bất ngờ với nhan sắc nữ chính Mắt Biếc hóa người thật, nhìn sang Trúc Anh càng sốc "chuyện gì vậy trời?"

Bất ngờ với nhan sắc nữ chính Mắt Biếc hóa người thật, nhìn sang Trúc Anh càng sốc "chuyện gì vậy trời?"

Hậu trường phim

05:57:07 15/07/2025
Hà Lan qua tái hiện của AI hiện lên với làn da trắng tái, gương mặt mảnh khảnh, đôi mắt xanh đúng chuẩn biếc nhưng không hề có ánh sáng.
6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe

6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe

Sức khỏe

05:50:56 15/07/2025
Uống nước cam vào buổi tối còn dễ gây tiểu đêm, làm mất ngủ, axit trong cam ảnh hưởng đến men răng. Uống trước khi ngủ còn ảnh hưởng đến thận, nguy cơ dư thừa khoáng chất, gây sỏi.
Đã áp dụng Fearless Draft cho MSI 2025 nhưng Riot vẫn nhận "quả đắng"

Đã áp dụng Fearless Draft cho MSI 2025 nhưng Riot vẫn nhận "quả đắng"

Mọt game

05:44:07 15/07/2025
Một trong những đặc điểm nổi bật của MSI 2025, bên cạnh thể thức BO5 tại playoffs, chính là việc áp dụng thể thức Fearless Draft - một cơ chế cấm chọn buộc các tuyển thủ có thể phải thi đấu những kèo tướng không tối ưu
Tóc Tiên lên tiếng giữa lúc bị cư dân mạng tấn công

Tóc Tiên lên tiếng giữa lúc bị cư dân mạng tấn công

Tv show

00:16:54 15/07/2025
Tóc Tiên cho biết mong muốn khi tới với chương trình là được làm việc với các bạn trẻ, chia sẻ kinh nghiệm cho các thế hệ mới
Diễn viên bị nợ lương: 'Vết nhơ' khó gột rửa, nuốt nước mắt cay đắng làm nghề!

Diễn viên bị nợ lương: 'Vết nhơ' khó gột rửa, nuốt nước mắt cay đắng làm nghề!

Sao việt

00:07:54 15/07/2025
Chuyện diễn viên, người lao động ngành phim bị quỵt cát-sê vốn dĩ không mới, nhưng việc này lặp đi lặp lại khiến nhiều người thở dài ngao ngán vì vết nhơ khó gột rửa.
Hình ảnh xót xa cuối cùng của nữ diễn viên qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Hình ảnh xót xa cuối cùng của nữ diễn viên qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sao châu á

00:01:38 15/07/2025
Những hình ảnh cuối cùng Kang Seo Ha chia sẻ trên mạng xã hội khiến người hâm mộ và đồng nghiệp không khỏi xót xa.
Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông

Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông

Tin nổi bật

23:16:43 14/07/2025
Một nữ giáo viên tiểu học ở Nghệ An đã bị thương trong vụ ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông. Đang điều trị tại bệnh viện, nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn.
Thiếu niên 14 tuổi cắt cầu dao điện nhà dân, trộm điện thoại iPhone

Thiếu niên 14 tuổi cắt cầu dao điện nhà dân, trộm điện thoại iPhone

Pháp luật

23:08:30 14/07/2025
Giữa ban ngày, nam thiếu niên 14 tuổi ở Hà Tĩnh đột nhập nhà dân, cắt cầu dao điện rồi trộm cắp chiếc điện thoại iPhone, đem bán lấy tiền tiêu xài.