Băn khoăn chuyện học trực tuyến
Các em học sinh tại TPHCM sắp bước qua tuần thứ 3 học trực tuyến (online). Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng từ ngành giáo dục đến thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh nhưng nhìn chung việc học online vẫn còn một số hạn chế.
Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Học sinh tham gia một tiết học online tại nhà. Ảnh: NGUYỄN HÒA
Phụ huynh NGUYỄN THỊ THU MAI, chung cư HQC 35 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân: Còn hạn chế về kỹ năng công nghệ
Đã từng làm giáo viên và hiện là phụ huynh, tôi thấy có những trở ngại khách quan ngoài ý muốn khi dạy và học online. Trong đó, kỹ năng công nghệ thông tin là một hạn chế lớn. Không phải giáo viên nào cũng có máy tính tốt, cũng có thể xử trí trục trặc khi máy hư, rớt mạng, tải app, tạo gmail… Do vậy, rất cần chia sẻ nỗi khó khăn của thầy cô giáo, phụ huynh trong học online. Với học sinh cũng vậy, rất khó khăn với bậc tiểu học, đặc biệt là lớp 1, lớp 2.
Ngay như các con tôi mỗi lần học online cũng trầy trật với máy móc, với mạng, rất mất thời gian và dễ trôi bài giảng. Do vậy, để học online tốt, trước hết phải khắc phục hạn chế về trang thiết bị, về kỹ năng, cần có sự chung tay hơn nữa của cộng đồng để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Nhà mạng, các công ty phân phối máy tính phải vào cuộc hỗ trợ tối đa.
Phụ huynh TRẦN VĂN, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức: Khó kiểm tra bài học của con
Video đang HOT
Con tôi vào lớp 9, năm cuối cấp nên cần cha mẹ thường xuyên hỗ trợ học bài, nhưng học online nên giúp đỡ hay kiểm tra bài của con gặp nhiều khó khăn. Quan sát con học, thấy mắt con dán vào màn hình, tai chăm chú nghe nhưng không khỏi lo lắng. Thông thường, cùng với việc nghe giảng các con còn ghi chép những lời thầy cô giảng, về nhà ôn lại bài cũ. Còn học online tất cả tùy thuộc vào ý thức, sự tự giác và khả năng tiếp thu của học sinh. Vì vậy, học online chỉ là giải pháp tình thế, không thể kéo dài.
Phụ huynh NGUYỄN THỊ LAN, chung cư Chương Dương Home, phường Trường Thọ, TP Thủ Đức: Phần mềm không thống nhất
Con tôi đang học lớp 4. Trước khi học chính thức đã có buổi gặp mặt online giữa phụ huynh và giáo viên nhưng phần mềm trục trặc, mất 20 phút mới vào được. Học trực tuyến được 2 ngày thì thêm trục trặc mạng, lúc thấy hình không nghe tiếng, lúc nghe tiếng lại không có hình. Phần mềm dùng không thống nhất, như cô giáo dạy môn Toán, Tiếng Việt thì dùng một phần mềm, đến môn Tiếng Anh phải đăng nhập vào phần mềm khác. Khi các em học sinh cùng lúc phát biểu gây ra tiếng ồn, không nghe được em nào nói gì.
Cô LỤC NHƯ HOA, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3: Phụ huynh không nên can thiệp sâu vào nghiệp vụ của giáo viên
Chúng tôi đã tốn rất nhiều thời gian để sáng tạo trong việc soạn giáo án qua phần mềm Power Point, làm clip video cho các em. Toàn bộ giáo án, video clip… phải nộp cho nhà trường thông qua. Chúng tôi đã không ngần ngại kinh phí để nâng cấp thiết bị, đường truyền… nhưng chưa khắc phục được. Mạng internet chập chờn, tiết học phải vài lần gián đoạn. Nhiều lúc cũng nản chí, nhưng vì sự nghiệp chung nên phải cố gắng.
Thầy cô và nhiều em đủ điều kiện còn chật vật như vậy, các em không có điều kiện, chưa có thiết bị đủ mạnh thì vất vả đến nhường nào. Không ít lần phụ huynh và các em than phiền là video clip cô gửi về mở không được. Việc học online dù cố gắng nhưng chắc chắn một điều không thể bằng trực tiếp ở lớp. Chúng tôi luôn cảm thông và chia sẻ với các bậc phụ huynh vì dịch bệnh phải ở nhà và có thời gian kèm cặp, hỗ trợ con học. Tuy nhiên, phụ huynh đừng can thiệp sâu quá vào chuyên môn, nghiệp vụ của thầy, cô; hay sinh hoạt quá tự nhiên trước màn hình của con em mình trong giờ học. Mới đây, trong tiết kiểm tra, có phụ huynh đã tắt màn hình, âm thanh để… làm bài dùm con em mình.
Học sinh VIỆT NHÂN, lớp 7/7 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh: Chúng con chỉ muốn đến trường
Theo lời dặn của cô chủ nhiệm, trước giờ học phải ngồi vào bàn, mở máy để chuẩn bị vào lớp. Những ngày đầu con cảm thấy học online dễ chịu vì không phải dậy sớm, bàn học đặt ngay phòng ngủ. Bài học do cô thầy giảng qua máy ngắn gọn. Học ở nhà chỉ bực mình bởi thỉnh thoảng đường truyền yếu, máy bị đứng hình. Suốt buổi học phải ngồi một mình, một chỗ. Nay con muốn đến trường, muốn vào lớp để được gặp thầy cô, bạn bè. Học trên lớp bị thầy cô kiểm tra bài vở thường xuyên nhưng bù lại được chạy nhảy, vui chơi thoải mái.
Anh NGUYỄN THANH TUẤN, Kỹ sư CNTT Công ty TMA, Công viên phần mềm Quang Trung: Thiếu sự tương tác giữa thầy cô và học sinh
Các nền tảng dùng để học online hiện đang được sử dụng như: Vioedu, Microsoft Teams, Google Meet hay Zoom, tùy lựa chọn và quyết định của mỗi trường. Trước khi bước vào năm học mới, các nhà trường đã tập huấn giáo viên, phụ huynh học sinh sử dụng một nền tảng để dạy và học trực tuyến.
Là phụ huynh có con học lớp 2, tôi thấy rằng việc dạy và học online mất đi tính tương tác giữa cô và trò. Với các cháu bậc tiểu học, thao tác chưa được linh hoạt, có cháu dù được cha mẹ hỗ trợ nhưng loay hoay cả buổi chưa vào được lớp. Sau buổi học, phụ huynh phải chụp hình bài tập của học sinh nhưng không biết gởi vào đường link cô giáo tạo sẵn để nộp bài. Tốc độ internet cũng ảnh hưởng tới khả năng truyền đạt của giáo viên và phản hồi của học sinh. Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi, mạng internet chậm sẽ không liền mạch dẫn tới truyền đạt bị sai.
Giáo viên bật khóc vì thương hoàn cảnh học sinh
Sau cuộc gọi với phụ huynh, cô giáo bật khóc vì thương học sinh của mình phải mất mẹ từ quá nhỏ.
Vì thế, dù đang ăn cơm, đang chợp mắt hay làm bất cứ việc gì, hễ có điện thoại của phụ huynh hay học sinh là giáo viên lại dừng mọi việc để hỗ trợ, trả lời thắc mắc...
Một lớp học trực tuyến - H.Y
Hỗ trợ phụ huynh, học sinh bất cứ lúc nào
Cô Phan Thị Diễm Trang, giáo viên (GV) chủ nhiệm lớp 3/7, Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7, TP.HCM, nghẹn ngào kể: "Trong lớp tôi có một học sinh phải đi cách ly với mẹ do bị dương tính với Covid-19. Sau đó, mẹ của em đã không qua khỏi. Chính mắt em chứng kiến giây phút mẹ ra đi nên khi trở về nhà, tâm lý em bị ảnh hưởng, tinh thần luôn hoảng loạn. Khi tôi gọi điện cho ba em để phổ biến chuyện học trực tuyến và tính trao đổi với anh về việc hỗ trợ bé trong giai đoạn hết sức khó khăn này, thì phụ huynh cáu gắt, bực bội nói "học hành gì lúc này".
Lúc đó, tôi lặng người đi, không phải vì giận ba của bé, mà vì tôi thấu hiểu phụ huynh và học sinh của mình đang phải trải qua một nỗi đau quá lớn nên mới như vậy. Tôi nói anh cố gắng bình tâm và vượt qua, tôi sẽ gọi lại sau. Kết thúc cuộc gọi, tôi bật khóc vì thương học sinh của mình phải mất mẹ từ quá nhỏ".
Còn rất nhiều trường hợp khác khiến cô Diễm Trang cảm thấy nhói lòng sau khi biết được hoàn cảnh. Chẳng hạn có học sinh đang ở trong khu phong tỏa, gia đình lại khó khăn không thể đi mua thiết bị cho con học trong thời điểm này. Có học sinh ở nhà trọ, ba mẹ đi làm, chỉ có duy nhất chiếc điện thoại thông minh nhưng nhà lại có đến 3 chị em. Có học sinh ba mẹ đi vắng, một mình ở phòng trọ, tự học. Có em xuất hiện trên camera trong một chiếc chòi che tấm bạt...
"Thương lắm! Cho nên dù ban đầu phụ huynh tỏ thái độ khó chịu khi nói về việc học trực tuyến, tôi vẫn thấy thương. Rất may sau khi trao đổi, phụ huynh cuối cùng cũng hợp tác. Những em hoàn cảnh khó khăn như vậy, nếu không thể tham gia lớp học, tôi vẫn hằng ngày gửi các clip quay lại bài giảng để các em xem. Bất cứ lúc nào phụ huynh hay học sinh cần hỗ trợ, tôi đều luôn sẵn sàng. Cho dù lúc đó đang ăn hay đang ngủ, tôi cũng lập tức giải đáp, hướng dẫn", cô Diễm Trang chia sẻ.
Vừa ăn cơm vừa trả lời tin nhắn
Cô Nguyễn Mai Hân, GV một trường THCS ở H.Nhơn Trạch, Đồng Nai, cũng cho rằng những áp lực mà GV gánh trên vai khi dạy trực tuyến không hề nhỏ. Không chỉ vấn đề thời gian, công sức mà còn về tâm lý. "Thực sự GV phải có tinh thần thép mới có thể không bị... tẩu hỏa nhập ma, khi mà mỗi lần sắp đến giờ học hay đang trong tiết học, học sinh lẫn phụ huynh vừa nhắn tin, vừa gọi điện thắc mắc liên tục: "Cô ơi, sao em bật camera không được?", "Cô ơi, sao màn hình của em tối thui"... Rồi đang học thì có học sinh máy hết pin nên rời lớp, đường truyền yếu nên cả lớp nghe giọng cô như bị cà lăm. Khi giải quyết xong cho em này thì em khác lại trục trặc, loay hoay một hồi là hết tiết", cô Mai Hân chia sẻ.
Sau giờ học, cô Mai Hân phải tiếp tục trả lời học sinh, phụ huynh về bài giảng, về các trục trặc của phần mềm học trực tuyến, về thiết bị, đường truyền. Vừa ăn cơm vừa trả lời tin nhắn, vừa lau nhà vừa nghe điện thoại... là chuyện thường ngày của cô.
Ngoài ra, việc chuẩn bị bài giảng trên phần mềm Power Point cũng tốn rất nhiều thời gian so với việc dạy trực tiếp trên lớp, nhất là với GV lớn tuổi, ít tiếp cận với công nghệ.
Cô H.T.T, GV Trường tiểu học Võ Thị Sáu, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho hay: "Soạn Power Point xong còn phải chuyển sang dạng video để cho những học sinh không có điều kiện học trực tuyến xem lại. Bên cạnh đó, GV cũng phải soạn phiếu bài tập, các bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức... sao cho HS dễ dàng thực hiện trong giờ học. Thời gian qua, tôi phải lọ mọ tìm hiểu các phần mềm Zoom, Google Meet... để xem cái nào dễ sử dụng nhất đối với học sinh, mà mỗi app lại có một ưu nhược điểm khác nhau. Để quyết định chọn ra được một cái cũng khiến GV nhức đầu, chóng mặt".
Cô Nguyễn Hà Phương Thanh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7, cho biết GV còn có một áp lực khác nữa khi dạy trực tuyến, đó là tham gia lớp học không chỉ có học sinh mà còn có cả phụ huynh. "Có khi cả ba, mẹ, ông, bà học sinh ngồi bên cạnh nên GV sẽ căng thẳng hơn rất nhiều. Thời gian và công sức GV dành cho việc dạy trực tuyến là gấp đôi, gấp ba bình thường. Chúng tôi cũng mong phụ huynh thấu hiểu những khó khăn và vất vả của GV, giúp GV và nhà trường hỗ trợ con mình học trực tuyến hiệu quả. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn này, giúp các con không bị gián đoạn việc học và rèn luyện được kỹ năng thích nghi với hoàn cảnh", cô Phương Thanh chia sẻ.
Công nghệ giáo dục: Chìa khóa làm chủ thế giới Giáo dục gắn liền với công nghệ (hay EdTech) là khái niệm không còn mới nhưng chỉ thực sự được chú trọng trong một năm qua, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ khiến các trường phải đóng cửa. Công nghệ giáo dục mở ra cơ hội học tập cho mọi trẻ em trên thế giới. Chuyển động cùng thời đại Trước khi Covid-19...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Có đi có lại chưa toại lòng nhau
Thế giới
19:21:13 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
Sao thể thao
19:13:49 01/04/2025
Đây mới là loại cây hút ẩm và khử mùi hôi, nấm mốc trong nhà hiệu quả
Sáng tạo
18:45:03 01/04/2025
Công an làm việc với 3 người đánh vợ chồng chủ tiệm hớt tóc ở Hội An
Pháp luật
18:13:06 01/04/2025
Từ chối tiêm vaccine sởi cho trẻ, nguy cơ tử vong rình rập
Sức khỏe
18:09:10 01/04/2025
Nghệ sĩ hài Vũ Quang nhập viện cấp cứu
Sao việt
18:06:33 01/04/2025
Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168
Tin nổi bật
18:03:32 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
17:34:54 01/04/2025
Chỉ sau 1 đêm: BLACKPINK và Kendrick Lamar đồng loạt có thông tin sẽ đến Việt Nam?
Nhạc quốc tế
17:23:28 01/04/2025
Ngày này gần 50 năm trước, Trái Đất đột nhiên mất đi lực hút
Lạ vui
17:20:12 01/04/2025