Ban hành cẩm nang giúp học sinh sử dụng phần mềm học trực tuyến
Bản mềm của cẩm nang này, các nhà trường hiện có thể tải về từ Cổng không gian mạng quốc gia tại địa chỉ https://khonggianmang.vn.
Cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến” đã được gửi tới các Sở GD&ĐT tỉnh, thành phố trên toàn quốc để các cơ quan, đơn vị trong ngành Giáo dục hỗ trợ phổ biến đến những cơ sở giáo dục có sử dụng hình thức đào tạo trực tuyến trên địa bàn.
Ban hành cẩm nang giúp học sinh sử dụng phần mềm học trực tuyến. Ảnh minh họa
Việc xây dựng và ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến là một nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT, tại Chỉ thị 24 ngày 3/9 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục ứng phó với đại dịch Covid-19.
Trong thời gian qua, Cục An toàn thông tin của Bộ TT&TT đã tổ chức khảo sát, xây dựng và khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT hoàn thiện cuốn cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến”.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện, tài liệu hướng dẫn này có tham khảo, tổng hợp (đã kiểm chứng, đánh giá về mặt nội dung) từ nhiều nguồn thông tin công khai trên Internet.
Cuốn cẩm nang hướng dẫn dạy và học trực tuyến an toàn mới được cho ra mắt phiên bản đầu tiên là ấn phẩm nhằm giúp giáo viên, các em học sinh và cha mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết các nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng nói chung, trong quá trình dạy, học trực tuyến nói riêng. Qua đó, có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ lớp học của mình trên không gian mạng.
Video đang HOT
Cẩm nang gồm có 3 chương, lần lượt tập trung làm rõ vào các nội dung: Nguy cơ mất an toàn thông tin; Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến; Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm.
Trong đó, Chương 1 – Nguy cơ mất an toàn thông tin; Chương 2 – Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến; Chương 3 – Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm.
Cha mẹ đi làm lo con ở nhà
Có thẻ xanh, nhiều người tại TP.HCM được trở lại cơ quan, doanh nghiệp làm việc nhưng học sinh vẫn chưa thể tới trường nên không biết gửi con cho ai, lo lắng trăm bề khi con học trực tuyến ở nhà mà không có người lớn bên cạnh.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong buổi học trực tuyến với cô giáo bằng máy tính bảng - Ảnh: MỸ DUNG
Sau 4 tháng giãn cách xã hội ở nhà làm việc, chị Phạm Thị Hà, quận Bình Thạnh (TP.HCM), được thông báo có thể đến công ty làm việc. Nhưng lúc này gia đình chị bắt đầu nháo nhào vì chuyện "giờ mà đi làm thì các con học trực tuyến thế nào?".
"Mẹ vắng nhà...!"
Nhà có hai con, một học sinh lớp 3 và một học sinh lớp 11, chị Phạm Thị Hà cho biết có sự lo lắng khác nhau với các con của mình khi con học trực tuyến ở nhà.
Bé nhỏ nhà chị Hà chưa biết thao tác máy tính như người lớn nên mỗi lần học trực tuyến là ba hoặc mẹ phải giúp con mở, kết nối với các phần mềm học trực tuyến.
"Nhiều hôm đang học thì bị rớt mạng nên thường trong giai đoạn giãn cách vừa qua nhà luôn có người lớn đóng vai trò là trợ giảng bên cạnh con mới giải quyết các sự cố đó được" - chị Hà kể.
Trong khi đó, con gái lớp 11 của chị Hà bắt đầu ngày học trực tuyến lúc 7h sáng, kết thúc buổi học lúc khoảng 11h30 và 13h lại vào học.
"Đành rằng con gái lớn của tôi có thể nấu ăn nhưng học kín lịch như vậy cả tuần, lại thêm các bài tập ở nhà nữa, con không có thời gian để nấu ăn luôn. Nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm thì ai ở nhà nấu ăn cho các con? Ai hỗ trợ con bé khi cháu học trực tuyến?
Có thể đi làm trực tiếp ở công ty nhưng tôi vẫn phải xin phép làm việc từ xa tại nhà dù biết công việc như vậy sẽ không thể hiệu quả bằng làm việc ở công ty do không biết thu xếp thế nào để thuận tiện cho việc học trực tuyến của các con nữa" - chị Hà lý giải.
Biết làm sao đây?
Với những phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non, tiểu học, sự lo lắng càng tăng cao hơn. Chị Thùy Nguyên, quận 10, TP.HCM, có hai con, một 3 tuổi và một 6 tuổi, cho biết chị vừa xin nghỉ việc vì không thể sắp xếp đi làm lại khi trường học chưa mở cửa như hiện nay.
"Cả hai con còn nhỏ, cho dù có nấu cơm để sẵn thì các con cũng chưa thể biết lấy mà tự ăn, tự quản được. Nên ngoài việc con sẽ không có ai giúp đỡ trong học trực tuyến, tôi lo lắng rất nhiều thứ như con ở nhà như vậy sẽ không an toàn về điện, leo trèo, không xử lý tình huống được.
Tôi cũng lo con học trực tuyến mà không có sự kiểm soát của phụ huynh, dễ ảnh hưởng đến thị lực, sức khỏe của con khi "ôm máy tính" quá lâu, chơi những trò chơi khác" - chị Thùy Nguyên thông tin.
Cùng có những lo lắng về sức khỏe của con, chị Nguyễn Hương - ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM - cho biết các con chị bị cận thị mà việc ngồi trên máy tính nhiều quá sẽ gây căng thẳng mắt, căng não nên chị rất lo lắng khi đi làm vào lúc này.
"Tôi có 3 đứa con, một bé lớp 2, một bé lớp 6 và một bé lớp 9 nhưng tôi phải kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình của chúng vì thực tế con học trực tuyến có giới hạn về thời gian nhưng lại phải lấy bài tập (nhất là bạn lớp 9) nhiều môn từ trên các kho dữ liệu, tự hoàn thiện các bài tập và up lên các nền tảng học trực tuyến đó. Nếu không có người lớn ở nhà, con dễ không kiểm soát được việc dùng máy tính, điện thoại" - chị Hương cho biết.
Có chung những nỗi lo lắng như các phụ huynh ở trên, chị Phi - ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM - người có hai con một lớp 3 và một lớp 7 cho biết chị còn lo lắng thêm việc do không gian học trực tuyến ở nhà hạn hẹp, các con thường ngồi yên một chỗ (dù đã được ba mẹ dặn dò phải đi lại sau mỗi tiết học) dễ gây béo phì nếu không có người lớn nhắc nhở phải vận động và kiểm soát thức ăn vào cơ thể.
"Tôi lo lắm, 4 tháng giãn cách con nhỏ nhà tôi từ đứa trẻ cân nặng chỉ 30kg nay lên 37kg. Con tôi giờ đã tiệm cận với việc béo phì nên tôi thật sự lo lắng khi để trẻ học trực tuyến mà không có người lớn ở nhà" - chị Phi chia sẻ.
Vẫn cần có người lớn
Là một người có con đang độ tuổi đầu của bậc tiểu học, TS Trần Đức Thuận, phó trưởng khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết gia đình ông cũng có những lo lắng tương tự nếu để con học trực tuyến ở nhà mà không có người lớn.
"Trẻ con dù được cha mẹ, thầy cô trang bị kiến thức, kỹ năng sinh hoạt nhiều đến đâu vẫn dễ xảy ra những sai lầm mà việc không ở cùng không gian trực tiếp rất khó kiểm soát, như về điện, về an toàn ở nơi sinh hoạt (leo, trèo, nước sôi...).
Nên tôi cho rằng với những trẻ ở độ tuổi tiểu học trở xuống, các con vẫn nên học trực tuyến trong sự kiểm soát trực tiếp của người lớn. Đối với trẻ lớp 6 trở lên tùy vào tình hình thực tế của từng gia đình và kỹ năng của các con mà cha mẹ thay thế sự có mặt của người lớn bằng các loại công nghệ hiện đại hiện nay như camera..." - TS Thuận nói.
Để dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả Dạy và học trực tuyến là lựa chọn tối ưu khi TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dạy và học trực tuyến đặt ra nhiều thách thức, khó khăn mà ngành giáo dục thành phố cần khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục trên không gian mạng. Một học...