Bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của ngày hôm nay vì không sở hữu thói quen này
Một ngày của bạn sẽ rất dễ bị phá hỏng nếu bạn không xác định những việc ưu tiên. Kết quả cuối cùng thường là bạn sẽ tập trung vào những công việc đem lại giá trị thấp và không tạo ra được những kết quả nào đáng kể.
Vậy đâu là giải pháp? Rất đơn giản: Hãy tạo ra thói quen liên hệ mọi công việc với một mục tiêu. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu một việc gì đó, hãy tự hỏi bản thân liệu công việc đó có phù hợp với kế hoạch dài hạn của bạn không. Nếu nó liên quan trực tiếp đến một mục tiêu đã được viết ra, thì bạn hãy dành thời gian để thực hiện nó. Song, nếu nó không hề liên quan đến một mục tiêu cụ thể nào, thì đừng ngần ngại ủy quyền hay bỏ qua nó hoàn toàn.
Bạn có thể áp dụng thói quen này bằng cách thường xuyên đặt ra những mục tiêu S.M.A.R.T., là viết tắt của: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Có thể đạt được (Attainable), Liên quan (Relevant) và Giới hạn thời gian (Time-bound).
Đây là cách nó vận hành:
Cụ thể
Bạn có 6 câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Cái nào và Tại sao. Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ cung cấp cho bạn cách nhanh nhất để tạo ra một mục đích rõ ràng với một kết quả có thể đo lường được:
* Ai: Ai có liên quan?
* Cái gì: Bạn muốn đạt được cái gì?
* Ở đâu: Bạn sẽ hoàn thành mục tiêu ở đâu?
* Khi nào: Khi nào bạn muốn thực hiện nó?
* Cái nào: Những yêu cầu và hạn chế nào có thể xuất hiện khi bạn thực hiện nhiệm vụ? * Tại sao: Tại sao bạn làm nó?
Đây là một ví dụ điển hình về một mục đích cụ thể:
“Vào ngày 16 tháng 5, tôi sẽ gửi đến cấp trên của tôi một bài thuyết trình vô cùng ấn tượng kéo dài 15 phút, trong đó cập nhật về dự án Nexus.”
Ví dụ này cực kỳ rõ ràng. Đến cuối ngày 16, bạn sẽ biết bạn có đạt được nó hay không. Đo lường được.
Khía cạnh thứ hai trong việc đặt ra mục tiêu S.M.A.R.T. là tạo ra một kết quả có thể đo lường được. Một lúc nào đó, bạn muốn biết – mà không hề nghi ngờ – rằng bạn đã đạt được mục tiêu.
Ví dụ, “Thuyết trình” không phải là một kết quả có thể đo lường được. Trong khi đó, “Thuyết trình 15 phút” lại có thể đo lường.
Video đang HOT
Hãy cụ thể hóa hết mức có thể những mục tiêu của bạn. Đừng chỉ nói bạn sẽ “học cách nói trước đám đông.” Thay vào đó, hãy tạo ra hàng loạt thước đo mà tập trung vào sự cải thiện liên tục.
Có thể đạt được
Hãy chắc rằng những mục tiêu của bạn là những mục tiêu có thể đạt được. Hãy đặt ra những mục tiêu mang tính thách thức, nhưng có thể được hoàn thành nếu nỗ lực. Với ví dụ trên, bạn không nên đặt ra mục tiêu thuyết trình tại một hội nghị quốc gia trong một khoảng thời gian quá ngắn nếu bạn chưa bao giờ diễn thuyết trước đám đông. Một mục tiêu khả quan hơn đó là hãy trình bày thật tốt trước một lượng khán giả nhỏ hoặc trong một sự kiện nhỏ tại địa phương.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh theo đuổi những mục tiêu lớn. Mỗi khi hoàn thành một
nhiệm vụ gì đó, hãy tạo ra mục tiêu mới, thách thức hơn. Hãy liên tục thúc đẩy bản thân bằng những việc mà bạn nghĩ rằng nó khả thi với cuộc sống của bạn. Có thể chỉ một năm, bạn sẽ thấy bản thân mình đang đứng trên bục diễn giả của một hội nghị quốc gia ấy chứ.
Liên quan
Mọi mục tiêu đều cần phải liên quan đến những gì bạn muốn. Bạn không nên làm chúng theo nguyện vọng của bố mẹ, chồng/vợ hoặc bạn bè. Chúng chỉ nên tập trung vào những kết quả mà bạn thực sự mong mỏi mà thôi.
Bạn sẽ cần phải trở thành người thích hành động. Khi các mục tiêu xuất phát từ đam mê cá nhân thì hoàn thành chúng hàng ngày sẽ dễ hơn nhiều.
Giới hạn thời gian
Hãy ép những mục tiêu của bạn vào một khung thời gian cụ thể. Bạn có thể đặt ra hai mục tiêu: Một mục tiêu ngắn hạn cho tháng tới và một mục tiêu dài hạn cho ba tháng. Việc đặt ra mục tiêu sẽ giúp chúng luôn được xếp vị trí hàng đầu trong tâm trí bạn và tăng khả năng thành công của chúng.
Một mục tiêu không phải là, “Tôi sẽ thuyết trình.” Thay vào đó, nó phải giống như: “Vào ngày 16 tháng 5, tôi sẽ thuyết trình một bài ấn tượng dài khoảng 15 phút cho sếp của tôi.”
Không phải chỉ nên đặt ra mục tiêu trong công việc. Trên thực tế, nó nên là một phần trong mọi quyết định mà bạn đưa ra trong cuộc sống. Hãy nhớ, bạn đang cố gắng vượt qua sự trì hoãn, vì vậy, bạn cần phải nhìn vào mỗi nhiệm vụ và xem liệu nó có phù hợp với những kế hoạch dài hạn của bạn hay không. Điều này có nghĩa là bạn nên thiết lập những mục tiêu cho từng điều sau đây: Học tập, Kinh doanh, Sức khỏe, Sở thích và giải trí, Những mối quan hệ, Tài chính,…
Bạn không cần phải tập trung vào tất cả những điều trên cùng một lúc. Thay vào đó, sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra những mục tiêu cho từng lĩnh vực trong cuộc sống mà hiện tại có một ý nghĩa mang tính cá nhân.
Cuối cùng, bạn nên hiểu sự khác nhau giữa hai dạng mục tiêu và cách chúng tác động đến khả năng hoàn thành mọi việc của bạn.
Dạng mục tiêu đầu tiên là mục tiêu thành tích, trong đó bạn tập trung vào sự cố gắng, chứ không phải kết quả. Mặc dù bạn muốn đạt được một cột mốc cụ thể nào đó, bạn cũng không coi là thất bại nếu không đạt đến được nó. Ví dụ, một mục tiêu hiệu suất sẽ kiểu như sau: “Vào ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách hoàn chỉnh gồm 15.000 từ được xuất bản trên nền tảng Kindle của Amazon.”
Dạng thứ hai là mục tiêu kết quả, trong đó bạn muốn đạt được một kết quả cụ thể, có thể đo lường được. Mặc dù thành tích cũng rất quan trọng, nhưng mối quan tâm chính của bạn sẽ là đạt được con số đó. Nếu bạn không đạt được, thì mục tiêu của bạn coi như thất bại. Lấy một ví dụ, bạn có thể điều chỉnh ví dụ trên như sau: “Vào ngày 1 tháng 6, tôi sẽ có một cuốn sách trên Amazon Kindle với doanh số trung bình 10 cuốn một ngày.”
Những bước cần làm ngay để thoát vòng luẩn quẩn "viêm màng túi"
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của "viêm màng túi", bạn cần bắt đầu bằng cách nhận ra mình đang ở đâu. Khi bạn có thể đối mặt với sự thật, thừa nhận rằng mình đang bị nghèo và cần tiến lên, bạn sẽ sẵn sàng thực hiện 10 bước sau để xây dựng sự giàu có.
1. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát
Thay vì nhìn vào bức tranh lớn và nghĩ "Mình sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi tình cảnh này", hãy nhìn vào những điều nhỏ hơn mà bạn có thể kiểm soát. Ví dụ, bạn không thể kiểm soát bao giờ mình ốm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát những gì bạn chi tiêu ngoài những nhu cầu cần thiết.
Khi bạn đang học cách thoát khỏi cái nghèo, bạn phải tập trung vào những điều có thể kiểm soát được trong cuộc sống của mình. Bằng cách tập trung vào những điều này, bạn sẽ cảm thấy chắc chắn hơn về bản thân và sẵn sàng thực hiện những bước quan trọng hơn để thoát cảnh "viêm màng túi".
2. Ngừng so sánh bản thân với người khác
Khi muốn thoát cảnh nghèo hiện tại, bạn cần ngừng nhìn sang hàng xóm, đồng nghiệp, bạn bè hoặc thậm chí là anh chị em của bạn và ghen tị với những gì họ có. Đừng để đồ đạc vật chất xác định giá trị của bạn. Điều gì xảy ra nếu hàng xóm của bạn lái một chiếc xế hộp vài tỷ đồng trong khi bạn đi xe máy? Họ sẽ thích bạn hơn nếu bạn lái một chiếc xe đẹp hơn ư? Nếu vậy thì họ không phải là một người bạn thật sự.
Hãy tập trung vào những gì bạn nghĩ thay vì những gì người khác nghĩ. Nếu bạn bè và gia đình của bạn đều mua những món đồ hàng hiệu còn bạn hoàn toàn thoải mái với những món đồ thông thường với giá phải chăng hơn, hãy cứ làm điều đó.
Đừng cố gắng theo kịp những gì người khác làm vì bạn không thể biết tình hình tài chính của họ thế nào. Ngay cả khi họ luôn xuất hiện với những bộ cánh đắt tiền, check in tại các nhà hàng sang trọng, rất có thể họ đang gánh đống nợ trên vai mà bạn không biết.
Thay vào đó, tập trung vào bạn và chỉ bạn. Nếu người khác thích bạn, điều đó thật tuyệt. Nếu họ tránh lại gần bạn vì bạn không chi tiêu như họ hay sở hữu những chiếc túi giống họ, nhớ rằng người đó không thuộc về cuộc đời bạn.
3. Xác định những người quanh bạn
Bạn là trung bình của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Hãy nghĩ về những người mà bạn ở bên nhiều nhất. Họ thường đưa ra các quyết định chi tiêu thế nào?
Rất có thể, những điều họ làm, bạn cũng sẽ làm trong tiềm thức. Bạn có thể nói rằng mình muốn thoát cảnh "viêm màng túi" nhưng khi ở cùng "cạ" của mình, hành động của bạn lại ngược lại. Bởi vậy, hãy để xung quanh mình là những người có cùng lý tưởng với bạn.
Khi bạn ở bên những người có các quyết định tài chính thông minh, trong tiềm thức, bạn cũng sẽ như vậy. Khi bạn đã đưa ra được những quyết định tài chính khôn ngoan, bạn sẽ phá vỡ vòng nghèo đói một cách rất tự nhiên, không hề thấy gò bó.
4. Thiết lập kế hoạch bằng cách xác định vị trí của bản thân
Để trở nên rủng rỉnh hơn, bạn phải biết mình đang đứng ở đâu. Bước này không dễ dàng vì nó đòi hỏi bạn phải thành thật với chính mình. Bạn cần xem xét các tài khoản ngân hàng của mình và so sánh chúng với các khoản nợ phải trả và xem tình hình cụ thể thế nào. Chỉ khi nhận thức được hoàn cảnh của mình, bạn mới có thể lập được kế hoạch tốt hơn để tiến về phía trước.
Bạn có thể sử dụng bảng tính Excel hoặc đơn giản là một cây bút và cuốn sổ để theo dõi dòng tiền vào ra. Bạn có đang chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được không? Bạn có gặp khó khăn để trang trải hóa đơn mỗi tháng không? Hãy phân loại chi tiêu để tìm ra nơi bạn nên cắt giảm và thực hiện từng bước một.
Bạn có thể mắc sai lầm và điều đó không sao hết. Quan trọng là bạn học hỏi từ đó và rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm. Những chuỗi ngày "làm đồng nào xào đồng đó" sẽ kết thúc và mở ra tương lai tài chính tự do.
5. Đặt mục tiêu
Bạn không thể thoát cảnh "viêm màng túi" nếu không có mục tiêu. Hãy đảm bảo rằng bạn thực sự muốn thay đổi hoàn cảnh của mình. Viết mục tiêu một cách cụ thể ra giấy và dán vào những nơi bạn hay ghé như gương phòng tắm, tủ lạnh. Đó có thể là tiết kiệm 50 triệu trong vòng 1 năm tới hay 500 triệu trong 5 năm cho căn nhà tương lai. Mục tiêu càng cụ thể sẽ càng thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ để phá vỡ vòng luẩn quẩn của cái nghèo.
6. Bận rộn để tăng thu nhập
Nếu thu nhập trong thời gian hành chính của bạn chưa đủ cho nhu cầu sinh hoạt, hãy nghĩ đến những công việc bán thời gian khác. Bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu một công việc phụ như viết lách tự do, xe ôm công nghệ, làm sản phẩm thủ công, dịch thuật, trông trẻ, dọn nhà theo giờ... Bận rộn hơn để gia tăng thu nhập chính là cách để bạn tiến lên giàu có.
7. Đầu tư vào bản thân
Bạn có biết 1 trong những khoản đầu tư hàng đầu mà bạn có thể thực hiện chính là vào bản thân mình? Bạn cũng không cần nhiều tiền để có thể đầu tư vào bản thân, cải thiện sự nghiệp. Đôi khi, đó chỉ là vấn đề về thời gian. Nhiều công ty sẵn sàng hỗ trợ nhân viên của mình các khóa học nhằm nâng cao nghiệp vụ. Việc tìm kiếm cơ hội và tận dụng chúng là tùy thuộc vào bạn. Hãy đầu tư vào bản thân và dành thời gian để đào tạo bản thân, đưa sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
8. Chi tiêu một cách khôn ngoan, cắt giảm những khoản có thể
Ngân sách là công cụ giúp bạn tiến về phía trước và bạn cần xem xét chi tiêu để tối ưu những đồng tiền của mình. Nếu bạn là người hay mua sắm bốc đồng, hãy chọn một người để bản thân phải chịu trách nhiệm giải trình về các giao dịch trước người đó.
Khi có ai đó đặt ra các câu hỏi và bạn phải trả lời, bạn có thể sẽ suy nghĩ kỹ hơn trước khi quyết định mua hàng. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải ép mình dừng chi tiêu, quan trọng là bạn tiêu cho cái gì.
9. Xóa nợ
Việc phá vỡ vòng luẩn quẩn "viêm màng túi" chỉ có thể thực hiện được nếu bạn có khả năng trả nợ. Nợ thẻ tín dụng lãi suất cao chính là chi phí cơ hội cho bất kỳ việc sử dụng tiền nào khác của bạn. Hãy tìm ra một chiến lược trả nợ phù hợp nhất với mình. Đó có thể là trả theo ưu tiên lãi suất, khoản nợ nào có lãi suất cao thì trả trước hoặc ưu tiên trả theo số dư nợ, khoản nợ nào ít thì trả trước. Không có một phương pháp nào là hoàn hảo nhất cho tất cả mọi người, hãy tìm cho mình phương pháp phù hợp.
10. Đầu tư và tiết kiệm nhiều nhất có thể
Hãy coi tiết kiệm như một khoản chi phí hàng tháng của bạn. Bạn nên dành 20% ngân sách của mình để tiết kiệm và trả nợ song khi bạn đang cố gắng thoát khỏi vòng đói nghèo, điều này có thể khó thực hiện.
Làm việc theo cách của bạn, tích cực hơn trong việc tiết kiệm để tối đa hóa số tiền mình có thể gửi vào đó. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy tập trung vào một con số cụ thể như tiết kiệm 10 triệu đồng đầu tiên chẳng hạn. Khi bạn đạt được mục tiêu đó, bạn có thể lập kế hoạch để tiết kiệm nhiều hơn.
Học cách để thoát khỏi cảnh "viêm màng túi" không khó như người ta vẫn tưởng. Những gì bạn cần là sự tận tâm, kiên nhẫn và thấu hiểu. Bạn sẽ mắc sai lầm và điều đó không sao cả. Quan trọng là bạn biết rút ra bài học cho mình và bước tiếp thay vì mãi chăm chăm nhìn vào đó.
Muốn giàu có bất chấp thu nhập, tránh ngay kiểu đặt mục tiêu như này Đa phần mọi người có xu hướng nêu các mục tiêu tài chính của họ là muốn nhiều hơn nữa thay vì làm rõ mọi thứ. Đây chắc chắn không phải là một mục tiêu THÔNG MINH. (*) Bài viết là chia sẻ của Eric Roberge, chuyên gia hoạch định tài chính, người sáng lập Beyond Your Hammock và người dẫn chương trình...