Bạn đã sẵn sàng để nuôi chó sau khi nghe chia sẻ của một “sen” ở Sài Gòn về chi phí nuôi chú Poodle tới gần 5 triệu/tháng
Nếu như bạn đang có ý định đón một chú cún về nhà thì cùng lắng nghe chia sẻ của chị Gigi (sinh năm 1995) hiện đang sở hữu một chú Poodle để tự đánh giá được điều kiện của bản thân hiện tại có thích hợp nuôi một chó cưng hay không nhé.
“ Nuôi chó cảnh khó lắm, chúng nó toàn ăn ngon, ngày nào cũng phải tắm, phải chải lông, đi dạo, tập thể dục,…”. Đó có thể là những câu nói mà bạn vẫn thường xuyên được nghe khi chia sẻ ý định muốn nuôi một chú chó cảnh.
Điều lo lắng đó không phải là không có căn cứ nhưng chắc chắn cũng chưa đúng hoàn toàn. Nếu như bạn đang có ý định đón một chú cún về nhà thì cùng lắng nghe chia sẻ của chị Gigi (sinh năm 1995) hiện đang sở một chú Poodle để tự đánh giá được điều kiện của bản thân hiện tại có thích hợp nuôi một chú chó hay không nhé.
Chị Gigi và chú Poodle có tên Milktea của mình.
Điều kiện kinh tế
Bạn không nhất thiết phải là một người giàu có để sở hữu một em chó Poodle nhưng cũng không phải quá thiếu thốn khi phải lo chi phí mua, chăm sóc và thuốc thang nếu em ấy bị bệnh. Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn cũng có thể cho chú chó của mình đi spa, chăm lông hàng tháng nếu là giống chó cần có bộ lông đẹp.
Để sở hữu một chú Poodle Trung bình 1 em sẽ có giá từ 5-7 triệu đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, giá 6-8 triệu là khoảng tiền của giá chó Tiny – Toy Poodle, Standard Poodle, Mini Poodle. Còn giá chó Teacup poodle sẽ cao hơn nhiều. Trung bình 100 em Tiny poodle sinh ra ở Việt Nam mới xuất hiện được 2-3 em Teacup. Số lượng chúng khan hiếm, giá cũng vì thế mà cao hơn, từ 12-15 triệu/ 1 em.
Ngoài ra, giống Poodle nhập khẩu cũng sẽ đắt hơn. Nếu nhập khẩu từ Thái giá sẽ từ 7-10 triệu đồng tùy vào loại chó Poodle. Còn nhập khẩu từ châu Âu sẽ đắt hơn giao động từ60-80 triệu đồng một bé (chưa tính phí vận chuyển).
Giống chó Poodle có chi phí khá cao nếu muốn sở hữu.
Chó cảnh không nhất thiết cứ phải cho ăn cao lương mỹ vị như nhiều người vẫn tưởng vậy. Hầu hết từ 3/4 chó cảnh hiện nay có thể cùng chia sẻ thức ăn với bạn. Chúng có thể ăn được cá, thịt bò, nội tạng, thịt gà, thịt lợn, trứng, rau củ quả và cơm.
Nếu cho ăn cùng gia đình, lượng thức ăn mỗi ngày sẽ khoảng từ 110 – 120 gram. Còn lại là rau củ quả xay nhỏ và cơm. Nếu mua thịt bò bạn mất khoảng 25K/ngày, thêm cơm và rau củ quả sẽ khoảng 35K/ngày. Nếu thay các thực phẩm khác rẻ hơn sẽ giảm được chi phí. Tính ra trung bình mỗi ngày mất khoảng 30K cho một chú chó.
“ Dạo gần đây mình đã cho Milktea ăn hạt. Giá hạt mua cũng ít hơn nếu so với ăn cùng gia đình lại sạch sẽ và gọn gàng. Mỗi tháng tiền hạt mình mất từ 300K – 500K“, chị Gigi chia sẻ.
Video đang HOT
Căn phòng riêng được chị Gigi trang trí và thiết kế cho Milktea của mình.
Nếu bạn nuôi một chú chó lông ngắn thì chi phí chăm sóc lông sẽ không cần bàn tới. Nhưng với dòng Poodle mà chị Gigi đang nuôi thì chăm sóc lông là khá quan trọng.
Chi phí cho việc chăm sóc lông của dòng này cũng khá tốn kém hơn. Như phải mua vitamin và bổ lông chưa kể phải cắt tỉa nhưng việc này chỉ cần vài tháng 1 lần.
Chi phí cắt tỉa khoảng 300K/lần. Vitamin bổ lông thực phẩm chức năng khoảng 600K – 700K cho 1 tháng.
Mỗi tháng tùy vào số lượng tắm của bạn mà chai dầu gội có thể dùng được lâu hay nhanh. Một chai dầu gội bình thường có giá: 100K.
Chi phí chăm sóc sức khỏe
Nếu mua chó con từ 2,5 tháng tuổi, bạn sẽ mất thêm chi phí tiêm phòng vac-xin. Sẽ có loại 2-3 mũi cho 5-7 loại bệnh. Đây là chi phí bắt buộc, mỗi nơi sẽ có giá khác nhau, có thể dao động từ 150K – 200K/mũi.
“ Tuy nhiên, nếu mua chó ở các cửa hàng thì thường đã được tiêm ít nhất 1 mũi vac-xin là tẩy giun. Bạn có thể trao đổi với cửa hàng để giảm bớt lượng mũi tiêm. Như mình thì số tiền tiêm vac-xin định kỳ hàng năm, phòng dại và tẩy giun thường không quá 300K“, chị Gigi cho biết.
Một vài phí khác
Theo chị Gigi để chăm sóc một chú Poodle bạn cũng sẽ mất thêm các khoản chi phí khác như quần áo, spa, tã lót, một số vật dụng vệ sinh. Ngoài ra còn có cả đồ ăn vặt.
Những chi phí này chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng không thể thiếu được với các em Poodle.
Tủ đồ quần áo riêng của Milktea.
Milktea được chị Gigi sắm cho giường ngủ riêng, có tủ quần áo riêng và các vật dụng sinh hoạt đầy đủ khác.
Chi phí nuôi Poodle của chị Gigi trong một tháng:
Hạt: 300K-500k
Vitamin bổ lông thực phẩm chức năng: 600K – 700K
Tỉa lông: 300K
Dầu gội: 100K
Quần áo: 100K – 120K/bộ. Mỗi tháng là hơn 10 bộ mới: 1 triệu đồng
Pate và đồ ăn vặt: 500K – 700K
Spa mỗi lần: 400K – 450k
Tiêm phòng: 300K
Tã lót và 1 số vật dụng vệ sinh tầm: 300K – 400K tháng
5 tuyệt chiêu tiết kiệm dành cho các mẹ bầu để sinh con mà không quá áp lực về kinh tế
Nếu biết cách chi tiêu tiết kiệm và quản lý tài chính cẩn thận thì việc chào đón thành viên mới của gia đình cũng sẽ khiến bạn không quá lo lắng trong vấn đề tiền bạc.
Quá trình mang thai và sinh con là khoảng thời gian khá dài mà các mẹ cần tốn rất nhiều chi phí. Từ việc chăm sóc thai kỳ, khám thai, mua đồ sơ sinh, tiền sinh con đến chăm sóc con sau sinh,...
Có vô vàn những công việc không tên khác cần sử dụng đến tiền để mang tới cho bé cuộc sống tốt nhất. Nếu nguồn thu nhập của hai vợ chồng ở mức trung bình hoặc thấp nếu không có kế hoạch tiết kiệm cụ thể, hợp lý thì những khó khăn tài chính sẽ khiến bạn căng thẳng, chưa kể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
1. Tận dụng lại đồ cũ
(Hình minh họa).
Tiết kiệm luôn là bài toán khó nhưng không phải là không thực hiện được. Nhiều gia đình sẽ có tâm lý muốn dành sự tốt nhất cho đứa con đầu lòng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, trẻ trong giai đoạn sơ sinh sẽ lớn nhanh từng ngày. Nhiều thứ đồ dùng cho trẻ em, như quần áo, nôi, cũi, địu, ... thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
Thay vì mua đồ liên tục trong thời gian ngắn nên mẹo là có thể tận dụng đồ sơ sinh cũ từ gia đình người thân hoặc bạn bè. Đây là cách làm giúp các mẹ tiết kiệm được một khoản kha khá trong việc mua sắm quần áo sơ sinh cho trẻ.
2. Mua ít đồ và chất lượng
Để tránh chi tiêu lãng phí, chị em chỉ nên mua ít và mua hàng chất lượng. Không nên ham rẻ, mua phải hàng kém chất lượng, thời gian sử dụng bị hạn chế. Hơn nữa, trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, vì thế cũng cần lựa đồ kỹ càng để bảo vệ sức khỏe tốt cho bé.
3. Tiết kiệm chưa đủ, hãy nghĩ cách gia tăng thu nhập
Việc mua đồ chất lượng, tận dụng đồ cũ,... giúp các mẹ hạn chế được khoản chi tiêu đáng kể. Nhưng không vì thế mà bạn được lơi là và nghĩ là đã đủ. Việc cố gắng gia tăng thu nhập mỗi tháng cũng là cách để chuẩn bị tài chính tốt hơn khi sinh con.
Việc này giúp vợ chồng chuẩn bị sẵn sàng về tài chính, phòng tránh những trường hợp phát sinh trong quá trình sinh và nuôi con.
4. Cắt giảm danh sách mua sắm
Tâm lý mua sắm càng nhiều càng ít, mua nhầm còn hơn bỏ sót là tâm lý chung của rất nhiều bà mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, đừng quá sa đà vào việc mua sắm khi trẻ em sẽ lớn nhanh mỗi ngày.
Với hình thức mua sắm nhanh và dễ dàng như hiện nay, bạn chỉ cần lên danh sách đồ cần mua cần thiết. Sau đó đến khi em bé chào đời vẫn có thể bổ sung những thứ phát sinh khác.
Nhờ cách này, bạn sẽ đo lường được cái gì là thật sự cần, cái gì không. Từ đó, danh sách các đồ cần mua cho mẹ và bé sẽ giảm đi đáng kể.
Thêm nữa, với một em bé sơ sinh bên cạnh, bạn sẽ không thể la cà shopping online. Vì thế chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá nữa.
5. Hỏi các đại lý/phòng khám nhi về sản phẩm dùng thử
Ở nhiều phòng khám nhi khoa hoặc các đại lý lớn về sản phẩm dành cho bé, thường có sản phẩm dùng thử. Từ bỉm, sữa cho đến các loại kem chống hăm... bạn đều có thể nhận được hàng dùng thử ở các địa điểm này nếu biết săn các chương trình khuyến mại. Nhờ đó mà tiết kiệm được một khoản cho các sản phẩm đắt tiền.
7 điều cần đặc biệt ghi nhớ dành cho các cặp đôi khi đi đặt thiệp cưới để tiết kiệm chi phí, nhất là điều số 7 không thể bỏ qua Thiệp cưới là một phần không thể thiếu trong đám cưới, giúp cô dâu chú rể thông báo kế hoạch hôn lễ tới người thân, bạn bè. Ở phần này tuy chi phí không quá lớn, nhưng không thể không tính toán kỹ lưỡng nếu bạn muốn tối ưu chi phí đám cưới. 1. Xác định ngân sách Trên thị trường hiện nay,...