Bám bản giải cơn “khát chữ” cho trò

Theo dõi VGT trên

Không điện, không sóng điện thoại, luôn thiếu nước sạch, thời tiết khắc nghiệt quanh năm…

Bám bản giải cơn khát chữ cho trò - Hình 1

Cô Loan chăm lo cho học sinh như con em trong nhà.

Đó là những gì giáo viên cắm bản vùng đồng bào dân tộc Cống tại bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đối diện đã lâu. Song họ vẫn ngày đêm quyết tâm bám bản, bám trường gieo chữ.

Vì trò mà cố gắng

Do ảnh hưởng của mưa lũ, con đường dài chừng 30km nối trung tâm xã Pa Thơm (huyện Điện Biên) với bản Huổi Moi vốn đã khó đi nay lại càng khó khăn hơn với những con dốc trơn trượt, lổn nhổn đá hộc, hàng chục điểm sạt lở lớn nhỏ. Ấy vậy mà đây là con đường mà cô Lê Thị Loan, giáo viên Trường Mầm non Pa Thơm, phụ trách điểm bản Huổi Moi vẫn đi lại mỗi tuần để mang thực phẩm và cái chữ đến cho con em đồng bào dân tộc Cống nơi đây.

Nằm cheo leo bên sườn đồi, điểm trường Mầm non bản Huổi Moi có cơ sở vật chất đơn sơ với 2 phòng ngủ, 1 phòng học, 1 gian bếp được quây bằng tôn chống nóng và cũng chỉ vừa mới được nâng cấp từ nhà gỗ lên vào tháng 7 vừa qua. Đây là điểm trường khó khăn nhất, nhì của xã Pa Thơm, xã nằm sát đường vành đai biên giới của hai nước Việt Nam – Lào.

Cả điểm trường bản Huổi Moi có 8 học sinh và 1 giáo viên phụ trách nên cô giáo Loan vừa dạy chữ, vừa chăm lo cho bữa ăn, giấc ngủ của các con. Bước vào tuổi 51, cô Loan trải qua nhiều gian truân với hơn 17 năm đứng lớp ở các điểm bản khó khăn khác của xã Pa Thơm. Riêng điểm bản Huổi Moi này cũng là năm thứ 3.

“Dân bản họ bảo, cô đi một mình từ trung tâm về đây thế cô không sợ à, chúng em sợ lắm, chúng em đi nương hái măng, hái rau rừng phải có “Xong Cô” – là hai người đấy”, cô Loan chia sẻ.

Bữa trưa với gói mì tôm úp vội, cô Loan lại cặm cụi chất bếp lo cho đám trẻ nhỏ bữa ăn nhẹ vào cuối giờ học buổi chiều. Đầu tuần, thực phẩm mới được mang vào nên cả lớp sẽ có một bữa chè đỗ đen ngon. Với cô, lũ trẻ giờ chẳng phải học sinh nữa mà giống như con, cháu trong nhà. Đôi lúc đang dạy chữ, dạy múa, cô lại tạm ngừng để ôm các cháu vào lòng, lau đi những giọt nước mắt còn vương trên má vì nhớ bố mẹ.

Video đang HOT

Ban ngày, lớp học rộn ràng, cô trò đều vui song tối đến, trò trở về nhà, còn lại cô Loan trong căn phòng giữa heo hút rừng núi, không ít lần khiến cô chạnh lòng.

“Sóng điện thoại trong này yếu nên là phải đi hứng sóng. Nhiều khi đang gọi cho gia đình lại mất sóng nên phải dừng cuộc gọi lại để đi tìm chỗ, cứ giơ giơ lên trời, bắt được sóng chỗ nào mình gọi tiếp. Với GV cắm bản, thời điểm buồn nhất là khi dân bản ăn cơm, đoàn tụ gia đình, mình thì chẳng có gia đình ở bên. Ngày nào cũng phải khóc một lần vì buồn, nhớ nhà”, cô Loan bật khóc.

Bám bản giải cơn khát chữ cho trò - Hình 2

Cô Loan cùng đám trò nhỏ trong một giờ học.

Cũng bởi nghề đã “chọn” người

Bản Huổi Moi có 31 hộ chia ra làm 2 cụm dân cư độc lập là Huổi Moi và Buôm Em với khoảng 130 nhân khẩu và chưa có hộ nào vượt qua danh sách hộ nghèo. Ở cụm dân cư Huổi Moi, vùng đất khắc nghiệt đầy nắng gió, phóng thẳng tầm mắt có thể nhìn thấy đất bạn Lào, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn từ trồng trọt đến chăn nuôi. Bởi vậy người dân trong bản luôn thấu hiểu chỉ có kiến thức, cái chữ mới đem lại tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng dân tộc Cống ít người nơi đây. Họ luôn dành mọi điều kiện thuận lợi, sự quan nhất cho những giáo viên cắm bản, mang con chữ đến cho con em mình.

“Các thầy, các cô rất tốt, nhiệt tình dạy dỗ trẻ. Con cháu học tập ngoan ngoãn, học giỏi, biết chữ mới biết làm ăn, tương lai sẽ sáng hơn. Mong cô giáo luôn mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc”, trưởng bản Huổi Moi – Lò Văn Sam nói.

Cô Vũ Thị Nhớ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên cho biết: Trường Mầm non Pa Thơm có 1 điểm trung tâm và 5 điểm trường lẻ với tổng cộng 103 học sinh là con em đồng bào dân tộc ít người. Ngoài Huổi Moi còn nhiều điểm trường khác gặp những khó khăn như: Buôm En, Púng Bon, Pa Thơm… tuy nhiên mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều nêu cao quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ gieo chữ trên miền đất này.

Những con số biết nói như tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 100%. Hơn thế, học sinh ở đây tiến bộ từng ngày trong việc nhận diện chữ viết, số. Kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của các em dần thay đổi, không còn dè dặt nhút nhát như xưa. Nhiều em đã chủ động chia sẻ được ước mơ, hoài bão về tương lai trở thành những cán bộ hay có kiến thức để trở về xây dựng và bảo vệ quê hương.

“Đây là nghề chúng tôi chọn, đã chọn rồi phải vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để từng chút, từng chút một gom nhặt kiến thức cho các con. Trước đây, học sinh điểm bản Huổi Moi không giao tiếp với cô giáo vì các con gần như không được tiếp xúc với người lạ. Thế nhưng từ khi có thầy cô về cắm bản, các em tiến bộ nhiều, mạnh dạn, tự tin hơn”, cô Vũ Thị Nhớ tâm sự.

Đưa con chữ đến với 'bản đa không' nơi biên giới Việt - Lào

25 năm công tác trong ngành giáo dục thì có gần 20 năm cô giáo Lê Thị Loan (52 tuổi, trú tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) "cắm" ở xã biên giới Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Cũng là chừng ấy năm cô lặng thầm "gieo chữ" nơi vùng biên nghèo khó này.

Vượt đèo gieo chữ

Đưa con chữ đến với bản đa không nơi biên giới Việt - Lào - Hình 1


Điểm trường Mầm non Huổi Moi do cô giáo Lê Thị Loan phụ trách có 8 học sinh (độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi), đều là con em đồng bào dân tộc Cống. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

Pa Thơm có đặc thù là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông chia cắt nên đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Hiện nay, cô giáo Lê Thị Loan đang "cắm bản" ở điểm trường Huổi Moi - Trường Mầm non Pa Thơm, thuộc bản xa nhất, khó khăn nhất và nghèo nhất so với 5 bản còn lại của xã này.

Câu chuyện "gieo chữ" của cô Loan tại vùng đồng bào dân tộc Cống thật lắm gian nan nhưng từ trong khó khăn đó, vẻ đẹp tâm hồn, trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần cống hiến của người giáo viên của cô càng được khẳng định.

Từ trung tâm xã Pa Thơm để tới được Bản Huổi Moi chỉ có một con đường độc đạo vắt vẻo lưng chừng núi với vô số vực sâu, dốc cao, mặt đường lổn nhổn đá, đầy ổ gà, ổ voi.

Phải mất hơn 2 giờ đồng hồ, vượt qua tầm 30 km đường ấy, chúng tôi mới đặt chân đến vùng đất khó này.

Bản Huổi Moi là 1 trong 2 bản trên địa bàn xã Pa Thơm có người Cống sinh sống. Cả bản có 31 hộ, hơn 150 nhân khẩu, sinh sống biệt lập ở thành 2 điểm dân cư (Huổi Moi và Buôm En), cách nhau khoảng 4 km đường rừng. Riêng tại Huổi Moi, cộng đồng người Cống có 16 hộ, sống trong những ngôi nhà trên triền núi, xuôi xuống cạnh đường biên giới, cách nước bạn Lào 1 dòng suối cạn.

Đưa con chữ đến với bản đa không nơi biên giới Việt - Lào - Hình 2


Điểm trường Huổi Moi (Trường Mầm non Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nằm ở vành đai biên giới Việt- Lào, cách trung tâm xã Pa Thơm hơn 30km. Đây là nơi sinh sống của 16 hộ dân thuộc cộng đồng dân tộc Cống. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

Từ trên đỉnh con dốc cao đầu bản, dễ dàng nhận ra điểm trường Mầm non Huổi Moi, bởi điểm trường là công trình xây dựng kiên cố, khang trang nhất so với 16 ngôi nhà dựng bằng gỗ, lợp mái tôn trong bản.

Đang đầu giờ chiều, dù bản làng được bao bọc giữa đại ngàn nhưng trong bản không có cây xanh nên nắng nóng đổ xuống như muốn hong khô mọi thứ.

Theo lời cô giáo Loan: Hàng chục năm trước, điểm trường là công trình dựng bằng gỗ, nền đất, quanh năm nắng, gió thông thốc thổi qua các thưng ván cong vênh, thiếu hụt. Từ tháng 7/2020, điểm trường được xây mới với dãy nhà cấp 4, có 3 phòng, vừa đủ để phân ra các phòng chức năng. Điểm trường Huổi Moi, hiện có 8 học sinh từ 2 đến 5 tuổỉ theo học, trong đó có 7 em là người dân tộc Cống, 1 em là người dân tộc Khơ-mú.

Ngoài điểm trường Huổi Moi, còn có 5 điểm trường "vệ tinh" khác ở các bản Buôm En, Xa Cuông... thuộc cộng đồng dân tộc Cống, Lào, Khơ-mú đều "rơi" vào tình trạng "bản đa không": không điện lưới quốc gia, không nguồn nước sạch...; giao thông bị chia cắt mạnh bởi rừng, đồi núi, sông suối nên người dân đi lại rất khó khăn, vất vả.

Cô Loan tâm sự: Năm 1988, khi tốt nghiệp Trường sơ cấp nuôi dạy trẻ Lai Châu, cô đi làm ở Nông trường Điện Biên. Đến năm 1995, cô vào nghề giáo, công tác tại các trường mầm non ở các xã Pa Thơm, Thanh Yên (huyện Điện Biên). Từ tháng 4/2003, cô trở lại xã Pa Thơm công tác. Quãng thời gian này, những khó khăn, vất vả ở địa bàn các bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cô Loan đều được nếm trải.

Cô Lê Thị Loan cho biết, Huổi Moi có khí hậu rất khắc nghiệt, nền nhiệt luôn chênh lệch từ 2 đến 3 độ C so với khu vực trung tâm xã, nắng thì nóng bức, hanh khô như đổ lửa, mùa đông thì lạnh tê cóng chân tay. Việc dạy học ở đây cũng gặp vô vàn trở ngại bởi học sinh là người dân tộc, bất đồng ngôn ngữ.

Đưa con chữ đến với bản đa không nơi biên giới Việt - Lào - Hình 3


Cô giáo Lê Thị Loan chăm sóc, chải tóc cho học sinh của mình.Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

Đối với cô Loan, thời điểm buồn nhất trong ngày là lúc học sinh được bố mẹ đón về hết, điểm trường trở lại vắng vẻ, một mình cô lặng lẽ với việc bếp núc, chuẩn bị bữa cơm chiều. Nhiều lần cô đã khóc vì chạnh lòng, vì nhớ nhà khi chứng kiến những gia đình ở gần điểm trường sum vầy bên mâm cơm tối.

Ở Huổi Moi có những sự lạ lắm, cả bản không có sóng điện thoại nhưng trong điểm trường lại có duy nhất một vị trí sóng điện thoại "vươn" đến. Vị trí này nằm bên hiên lớp học nhưng điện thoại phải đặt ở độ cao nhất định, cách mặt đất nửa mét mới "hứng" được sóng. Vì vậy nên cả ngày cô Loan phải đặt chiếc điện thoại "cục gạch" ở vị trí đó để có thể nhận biết được cuộc gọi đến của người thân, đồng nghiệp. Vị trí bắt sóng điện thoại này được cô giáo tiền nhiệm "chỉ điểm" cho Loan trước khi chuyển địa bàn công tác.

Cái lạ nữa là ở bản Huổi Moi đêm xuống thật nhanh. Ban ngày, chỉ hơn 16 giờ là bản làng tắt nắng do núi, đại ngàn bao quanh che chắn ánh sáng và không lâu sau thì cả bản chìm vào tĩnh lặng. Chỉ còn đâu đó tiếng chim gọi bầy trên đường về tổ...

Thương lắm học trò vùng cao

Đưa con chữ đến với bản đa không nơi biên giới Việt - Lào - Hình 4


Cô giáo Lê Thị Loan chăm sóc các cháu học sinh trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

Công việc hàng ngày của cô Loan tại điểm trường Huổi Moi bắt đầu từ sáng sớm với việc quét dọn trường lớp, sắp xếp lại bàn ghế, chỉnh trang khuôn viên trường, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh rồi mở cửa đón học sinh.

Ngoài giờ đứng lớp, khi học sinh ngủ trưa, cô tranh thủ giặt giũ quần áo cho cô, trò; chăm sóc vườn rau. Ít khi cô ngủ trưa, bởi sợ các em thức giấc sẽ đi chơi xa, vào rừng, ra sông suối tắm.

Tại điểm trường, các bữa ăn chính của học sinh được phụ huynh giúp nấu. Nguồn lương thực, thực phẩm sử dụng hàng ngày trong cả tuần được cô Loan mua, chở từ ngoài thành phố vào bằng xe máy trên cung đường đèo dốc dài mấy chục km. Để có rau xanh, cô tự tay cải tạo một khoảnh đất trong khuôn viên trường để trồng.

Nhà cô Loan cách bản Huổi Moi hơn 60 km, cứ vào chiều thứ 6, cô vượt hành trình ngược, xuôi những con dốc bằng xe máy để về nhà. Chiều Chủ nhật, cô vào lại điểm trường, chở theo nguồn lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu ăn, sinh hoạt của cô và trò trong một tuần.

Nhìn cô giáo Loan say sưa tập múa, tập hát, tắm rửa, chải tóc và giặt giũ quần áo cho học sinh, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ của học sinh, chúng tôi càng cảm nhận được sự tận tụy với nghề, tình yêu thương mà cô đã dành cho học trò nơi đây. "Các em cũng như con cháu của mình vậy. Nhìn các em, mình thấy thương lắm!", cô Loan cho biết.

Theo cô Loan, niềm vui, động lực để cô yêu nghề, nỗ lực cống hiến là thấy được học sinh của mình khôn lớn. Mong muốn của cô là sau này các em được đi học cao hơn để có kiến thức, cơ hội thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ mà bố mẹ, ông bà các em đã phải chịu.

"Các em ngoan, biết vâng lời cô giáo, bố mẹ, ông bà, biết nói tiếng phổ thông, không còn sợ, rụt rè trước người lạ vào bản. Đó là một sự chuyển biến rất tích cực đối với những học sinh dân tộc Cống nơi đây", cô Loan tâm sự.

Mặc dù ở địa bàn khó khăn nhưng tại điểm trường Huổi Moi, các em học sinh luôn được theo dõi và đánh giá bằng các biểu đồ tăng trưởng; bữa ăn hằng ngày luôn được đảm bảo chất lượng, vệ sinh, cơ cấu chất dinh dưỡng hợp lý. Công tác giáo dưỡng hàng ngày đều được xây dựng phù hợp, sát với nhu cầu nhận thức thực tiễn của trẻ ở địa phương.

Đưa con chữ đến với bản đa không nơi biên giới Việt - Lào - Hình 5


Ngoài thời gian đứng lớp, cô giáo Lê Thị Loan chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên điểm trường để tạo cảnh quan cho điểm trường thêm xanh-sạch- đẹp. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN

Năm 2006, cô Loan bị trật đốt sống, phải phẫu thuật. Bởi vậy, cung đường dài gần 60 km từ nhà đến điểm trường mỗi tuần luôn là sự thử thách đối với cô, nhất là khi trời mưa, trên cung đường rất dễ xảy ra sạt lở, trơn trượt. Mặc dù vậy, cô Loan luôn biết tự chăm sóc mình, giải quyết hài hòa việc gia đình để hoàn thành tốt việc chuyên môn. Việc "cõng" lương thực, thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày của học trò vẫn được cô duy trì đều đặn.

Ông Lò Văn Sam, Trưởng bản Huổi Moi, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vui mừng: Được cô giáo nuôi dạy từ nhỏ trong sự yêu thương, quan tâm nên trẻ em dân tộc Cống khôn lớn hơn, nhận biết được nhiều điều hay, lẽ phải, biết nói thành thạo tiếng Việt, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, không còn rụt rè, sợ người lạ nữa. Người dân trong bản rất vui và an tâm về tương lai của con em mình.

Cô giáo Vũ Thị Nhớ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Pa Thơm (xã Pa thơm huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Trường Mầm non Pa Thơm có một khu trung tâm và 5 điểm trường lẻ với tổng số 103 học sinh. Đặc biệt, 100% học sinh đều là người dân tộc Cống, Khơ-mú, Lào.

Dù công tác tại những điểm trường nằm ở vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn nhưng không chỉ cô Loan, mỗi cán bộ, giáo viên đều luôn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

"Chúng tôi đã cùng động viên nhau quyết tâm cố gắng, cố gắng thật nhiều để truyền dạy kiến thức, kỹ năng sống, định hình tâm hồn, tính cách cho học sinh. Đã có nhiều thế hệ giáo viên đến vùng khó này thực hiện nhiệm vụ. Là thế hệ đến sau nên chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiếp bước, dựng xây để xứng đáng với những hy sinh, cống hiến của các thế hệ đi trước", cô giáo Vũ Thị Nhớ khẳng định.

Ở Huổi Moi và những bản làng xa xôi khu vực biên giới Pa Thơm này còn rất nhiều khó khăn. Trong vô số sự "cần" ở miền đất khó này thì "con chữ" và những ước mơ về tương lai của các em học sinh là điều trăn trở nhất. Những ước mơ này đã và đang được những giáo viên "cắm bản" như cô Loan từng ngày bất chấp khó khăn, vất vả, vượt qua mọi gian nan và nỗi nhớ nhà, nhớ quê xa để quyết tâm, thắp sáng cho các em.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt đăng quang lúc 16 tuổi bán nhà lãi 900 cây vàng: Ở dinh thự 400 tỷ, cho con học trong lâu đài AnhHoa hậu Việt đăng quang lúc 16 tuổi bán nhà lãi 900 cây vàng: Ở dinh thự 400 tỷ, cho con học trong lâu đài Anh
06:53:54 23/04/2025
Nóng: Dior bất ngờ đăng lại hình Thuỳ Tiên, báo hiệu hoa hậu genZ trở lại?Nóng: Dior bất ngờ đăng lại hình Thuỳ Tiên, báo hiệu hoa hậu genZ trở lại?
06:57:32 23/04/2025
Người phụ nữ rạch pano tuyên truyền ở Hà Nội có biểu hiện tâm thầnNgười phụ nữ rạch pano tuyên truyền ở Hà Nội có biểu hiện tâm thần
06:29:42 23/04/2025
Trưa về chăm con ốm, vô tình nghe lén được cuộc điện thoai của mẹ chồng, tôi sốc khi biết bí mật của bà và chồng mìnhTrưa về chăm con ốm, vô tình nghe lén được cuộc điện thoai của mẹ chồng, tôi sốc khi biết bí mật của bà và chồng mình
05:13:29 23/04/2025
Sát ngày cưới thì bố chồng gặp nạn, tôi túc trực ở viện chăm 4 ngày nhưng lại được ông giới thiệu bằng "chức danh" không ngờSát ngày cưới thì bố chồng gặp nạn, tôi túc trực ở viện chăm 4 ngày nhưng lại được ông giới thiệu bằng "chức danh" không ngờ
05:21:57 23/04/2025
Sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế dậy thì gây ngỡ ngàng, tuổi 15 thành bản sao "nam thần đẹp trai nhất thế giới"Sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế dậy thì gây ngỡ ngàng, tuổi 15 thành bản sao "nam thần đẹp trai nhất thế giới"
06:46:14 23/04/2025
Lạ đời cặp đôi ngôn tình ghét nhau như kẻ thù, nhất quyết không chụp ảnh chung khiến MXH dậy sóngLạ đời cặp đôi ngôn tình ghét nhau như kẻ thù, nhất quyết không chụp ảnh chung khiến MXH dậy sóng
05:55:56 23/04/2025
Nỗi đau còn lại sau vụ nữ sinh Hà Nội nhập đoàn 'quái xế' đâm 1 người tử vongNỗi đau còn lại sau vụ nữ sinh Hà Nội nhập đoàn 'quái xế' đâm 1 người tử vong
07:20:19 23/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Vua côn tay' mới của Anh quốc động cơ 349cc, giá gần 49 triệu đồng, khiến Honda Winner X và Yamaha Exciter phải dè chừng

'Vua côn tay' mới của Anh quốc động cơ 349cc, giá gần 49 triệu đồng, khiến Honda Winner X và Yamaha Exciter phải dè chừng

Xe máy

08:48:51 23/04/2025
Royal Enfield - thương hiệu mô tô danh tiếng đến từ Anh quốc chuẩn bị khuấy đảo thị trường xe côn tay khi tung ra bản nâng cấp toàn diện của dòng Hunter 350.
Á hậu hàng đầu có động thái lạ, nghi vạch mặt chồng đại gia sau vụ lộ ảnh thân mật ở bar

Á hậu hàng đầu có động thái lạ, nghi vạch mặt chồng đại gia sau vụ lộ ảnh thân mật ở bar

Sao châu á

08:47:57 23/04/2025
Sự xuất hiện bên nhau của cặp đôi không những không dập tắt được tin đồn trục trặc hôn nhân mà còn khiến dư luận xôn xao bàn tán về mối nghi ngờ này.
Hot: Vợ Bùi Tiến Dũng hạ sinh quý tử, "nam thần" lấy vợ sớm nhất dàn U23 Việt Nam nay đã là bố 3 con

Hot: Vợ Bùi Tiến Dũng hạ sinh quý tử, "nam thần" lấy vợ sớm nhất dàn U23 Việt Nam nay đã là bố 3 con

Sao thể thao

08:46:41 23/04/2025
Chiều 22/4, trung vệ Bùi Tiến Dũng hạnh phúc chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh khi bà xã anh hạ sinh con thứ 3. Tiến Dũng xúc động khi đón cậu quý tử chào đời sau bao ngày tháng mong chờ, tiết lộ luôn biệt danh của con trai cưng.
Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Tin nổi bật

08:46:28 23/04/2025
Hộp thoại Run là một công cụ cốt lõi của Windows, giúp người dùng truy cập nhanh vào ứng dụng và cài đặt hệ thống bằng dòng lệnh.
Sao nhí giàu nhất Trung Quốc dậy thì ngoạn mục sau 30 năm, không đóng phim vẫn sống sung sướng với 35.000 tỷ

Sao nhí giàu nhất Trung Quốc dậy thì ngoạn mục sau 30 năm, không đóng phim vẫn sống sung sướng với 35.000 tỷ

Hậu trường phim

08:41:57 23/04/2025
Hiện tại, vì danh tiếng của Thích Tiểu Long không còn như xưa, nhưng anh vẫn thích theo đuổi dòng phim võ thuật, nên nam diễn viên tự mình đầu tư tiền sản xuất phim theo mong muốn của anh.
Khoảnh khắc siêu đáng yêu: Các chiến sĩ "thả tim" ngay trên xe diễu binh giữa tiếng hò reo của hàng vạn người dân TP.HCM

Khoảnh khắc siêu đáng yêu: Các chiến sĩ "thả tim" ngay trên xe diễu binh giữa tiếng hò reo của hàng vạn người dân TP.HCM

Netizen

08:38:47 23/04/2025
Tối 22/4, rất nhiều người dân đã đổ chào đón đoàn xe chiến sĩ tiến về buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ukraine lập kỳ tích: Ra lò số vũ khí hiện đại bằng cả châu Âu cộng lại

Ukraine lập kỳ tích: Ra lò số vũ khí hiện đại bằng cả châu Âu cộng lại

Thế giới

08:36:00 23/04/2025
Ukraine đẩy nhanh sản xuất vũ khí trong nước, đáp ứng được 1/3 nhu cầu vũ khí của quân đội. Trong đó, sản lượng lựu pháo nội địa ra lò bằng toàn bộ châu Âu cộng lại.
Đối thủ của Mazda CX-5, Honda CR-V giảm giá gần 100 triệu đồng tại Việt Nam

Đối thủ của Mazda CX-5, Honda CR-V giảm giá gần 100 triệu đồng tại Việt Nam

Ôtô

08:35:04 23/04/2025
Diện mạo của Mitsubishi Outlander đầy phong cách với ngôn ngữ thiết kế Dynamic Shield đặc trưng, nay được bổ sung thêm các chi tiết ngoại thất ấn tượng nhưng vẫn giữ được nét lịch lãm vốn có.
Huyền thoại Rock diễn Coachella không 1 tiếng hò reo, khán giả sượng trân cho thấy một thế hệ nghe nhạc đã hoàn toàn khác!

Huyền thoại Rock diễn Coachella không 1 tiếng hò reo, khán giả sượng trân cho thấy một thế hệ nghe nhạc đã hoàn toàn khác!

Nhạc quốc tế

08:32:35 23/04/2025
Phản ứng nhạt nhẽo, không một tiếng hò reo phát ra từ đám đông phần nào phản ánh rõ khoảng cách thế hệ và bối cảnh nghe nhạc.
Nghi phạm cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội bị bắt

Nghi phạm cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội bị bắt

Pháp luật

08:29:38 23/04/2025
Qua điều tra, truy xét, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ thành công đối tượng cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Thế giới số

08:12:32 23/04/2025
Dự án hợp tác này nhằm đáp ứng nhu cầu băng thông ngày càng tăng của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML), giúp phát triển các giao diện 3,2 terabit (Tbps) tiết kiệm năng lượng cho mạng trung tâm dữ liệu trong tương lai.