Bài văn ‘Yêu phải chọn đẹp trai, nhà giàu’
Trong bài văn bày tỏ quan điểm về tình yêu và quà tặng, một nam sinh lớp 11 đã viết: “Có cô gái ở thời nay/Yêu là phải chọn đẹp trai, nhà giàu”.
Trước những câu chuyện nóng trong dư luận thời gian qua về chủ đề tình yêu của giới trẻ như chia tay đòi lại quà, tố cáo người yêu “đào mỏ” hay tán gái chỉ cần đi xe SH, đeo kính Rayban…, trường THPT Anhxtanh Hà Nội quyết định chọn chủ đề tình yêu – quà tặng làm bài tập ngoại khóa môn Văn dành cho học sinh toàn trường.
Đề tài như sau: “Người ta thường gửi gắm tình yêu vào những món quà tặng, nhưng tình yêu đã là môt món quà, em hãy viết bài văn ngắn về đề tài tình yêu và quà tặng”.
Thông qua hoạt động này, các thầy cô giáo của trường mong muốn học sinh bày tỏ suy nghĩ chân thực của mình về quan niệm vật chất trong tình yêu. Vì vậy, các thầy cô cho phép học sinh được tự do thể hiện bài viết của mình.
Với chủ đề này Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 11A2, THPT Anhxtanh, Hà Nội) – nam sinh từng có bài văn tả cảnh trường 20 năm sau chấn động dư luận – đã lựa chọn cách thể hiện quan điểm của mình thông qua một bài thơ.
Lương Trọng Nghĩa chọn cách làm thơ để thể hiện quan điểm của mình.
Bằng cách đưa ra rất nhiều dẫn chứng về câu chuyện tình yêu và quà tặng trong quá khứ như Mị Nương tặng nỏ thần cho Trọng Thủy, Từ Thức, Trương Sinh,nam sinh này đưa ra kết luận: “Ấy là đạo vợ chồng son sắt/Ấy là quà đắt nhất trên đời”.
Với tình yêu thời hiện đại, Nghĩa chỉ ra thực tế: “Có cô gái ở thời nay/Yêu là phải chọn đẹp trai, nhà giàu/Chàng tặng quà giá thật cao/Nàng vờ e lệ rồi trao thân liền”.
Thông qua đó, nam sinh lớp 11 này mạnh dạn bày tỏ quan điểm: “Hồn quý giá, nhưng trao không tiếc/Tình thanh cao phải biết tặng ai/Ngày đêm chẳng quản ngắn dài/Hè đông chẳng ngại nắng dai, mưa phùn/Có riêng một tấm chân tình/Có riêng một chốn cho mình với ta/Tặng nhau những tiếng thiết tha/Tặng nhau một khắc tên là bình yên”.
Nguyên văn bài thơ của Lương Trọng Nghĩa bày tỏ quan điểm về tình yêu và quà tặng:
Trăm năm trong cõi người ta
Yêu nhau thường khoái tặng quà cho nhau
Sự đời ai dễ biết đâu
Chuyện yêu lắm lúc có nhiều cái hay
Rằng: “Công chúa Mị Nương thửa trước,
Thương chồng, tặng lẫy nỏ thần
Ngờ đâu gặp kẻ vô luân
Vua cha mất nước, bản thân mất đầu”.
Rồi lại chuyện của chàng Từ Thức
Được gia ân thăm thú cõi tiên
Vài ngày du ngoạn triền miên
Thoắt đà dương thế qua liền trăm năm
Nàng sợ chàng về trần bỡ ngỡ
Tặng gói quà, dặn “chớ mở ra”
Thức vừa về đến quê nhà
Tò mò hé nắp, tóc đà trắng tinh
Già lụ khụ, da nhăn, mặt mốc
Oán trách nàng, khóc lóc tang thương
Đây quà, ngỡ lẽ bình thường
Bỗng đâu sinh chuyện dở ương thế này
Video đang HOT
Bạc tiền rõ lẽ trả vay
Nợ ân tình, dễ có ngày trả xong?
Một đời duyên phận đèo bòng
Nặng về chữ “nghĩa”, nhẹ lòng dương gian
Xót người phận gái đa đoan
Cùng đường, phẫn uất, vẫn hoàn tuyết trinh
Ai về họi hộ Trương Sinh
Có còn khắc khoải mối tình Vũ Nương
Vẹn lời thề, thủy chung sau trước
Nàng trầm mình hóa với nước non
Tặng chàng một dạ sắt son
Tặng chàng nỗi nhớ mỏi mòn đợi ai
Ngồi in bóng vách, tưởng người đâu đây
Rượu này không uống mà say
Tình này vô ảnh mà ngây ngất lòng
Ấy là đạo vợ chồng son sắt
Ấy là quà đắt nhất trần gian
Người xưa đã dạy thế rồi
Truyền cho con cháu ngàn đời về sau
“Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay”
Có cô gái ở thời nay
Yêu là phải chọn đẹp trai, nhà giàu
Chàng tặng quà giá thật cao
Nàng vờ e lệ rồi trao thân liền
Nhớ nàng Kiều tấm thân như ngọc
Bước đường cùng quyết bán chuộc cha
Chịu nhiều vùi liễu dập hoa
Vẫn là liệt nữ, vẫn là tinh anh
Mang thân đổi lấy đồng tiền
Cứu cha thoát khỏi gông xiềng, tù lao
Dẫu tàn phai, sắc hư hao
Nhưng vì chữ hiếu, dám vào hiểm nguy
Hơn nhiều cô gái ngoài kia
Vì tiền, vì bạc và vì tiếng tăm
Mang tân đổi cái danh hư ảo
Mượn tiếng “yêu” đánh tráo trái tim
Đo lòng người bởi hiện kim
Hào quang che mắt, kiếm tìm tung hô
Giữa đường đời lắm xô bồ
Như cây tầm gửi, chết khô có ngày
Nay núi này, mai trông núi nọ
Lừa bản thân, bôi nhọ nữ nhi
Biết đâu quy luật bất di
Núi cao sẽ có thứ gì cao hơn
Đến ngày phai sắc tàn hương
Bên đời chẳng có người thương cận kề
Đời dài lắm nỗi nhiêu khê
Ai mà biết được mọi bề mai sau
Hồn quý giá, nhưng trao không tiếc
Tình thanh cao phải biết tặng ai
Ngày đêm chẳng quản ngắn dài
Hè đông chẳng ngại nắng dai, mưa phùn
Có riêng một tấm chân tình
Có riêng một chốn cho mình với ta
Tặng nhau những tiếng thiết tha
Tặng nhau một khắc tên là bình yên”.
Theo Zing
4 bài văn hút hàng trăm nghìn lượt like
Trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo hay sự thật thà của các học sinh đã tạo nên những áng văn bất hủ khiến ai đọc cũng phải bật cười.
Bài văn tả trường 20 năm sau
Tháng 3/2014, một bài văn về chủ đề "Viết thư gửi tôi 20 năm sau" của Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anhxtanh, Hà Nội) đã thu hút sự chú ý của dư luận bởi trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ hài hước.
Bài văn của Lương Trọng Nghĩa dài 8 mặt giấy.
Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, chàng trai này tưởng tượng khi đó mình đã trở thành hiệu trưởng của chính nơi đang theo học.
Đây còn là thời điểm khánh thành ngôi trường mới chuẩn quốc tế hoành tráng với phòng hội nghị công nghệ 3D sức chứa 15.000 người, học sinh giáo viên được trang bị iPad 16, hệ thống nhà hàng 8 sao, nóc tòa nhà còn có sân đỗ trực thăng...
Đặc biệt, nhân dịp này, vị hiệu trưởng mới đã đọc lại bức thư của chính mình viết cách đây 20 năm nêu lý do vì sao từ một nam sinh lười học lại có thể đạt được thành công như ngày hôm nay.
Sau khi xuất hiện trên Zing.vn, bài văn này được đăng tải trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội và nhận được hàng chục nghìn lượt thích, bình luận.
Tiêu biểu, trên fanpage 3,4 triệu like của ca sĩ Khởi My, bài văn này nhận được 29.000 lượt thích, hàng trăm chia sẻ và bình luận. Nhiều thành viên cũng có chung quan điểm với ca sĩ Khởi My và dành tặng lời khen cho bài văn độc đáo này.
Bài văn nhận lời phê "ngoài sức tưởng tượng"
Trước đó, bài văn viết thư cho người bạn học cũ trong lần về thăm trường sau 20 năm của Vũ Tường An, học sinh lớp 9A1 trường THCS Trần Phú - Hải Phòng cũng được dư luận chú ý. Đặc biệt, cậu học sinh này còn khiến giáo viên phải ngỡ ngàng và đặt bút phê "Bài viết của em ngoài sức tưởng tượng của cô".
Bài văn tưởng tượng khiến giáo viên cũng phải ngỡ ngàng.
Một đoạn văn thú vị trong bài làm này: "Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033
Khánh thân mến !
Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không? Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy.
Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt.
Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc. Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường".
Sau khi đăng tải trên một diễn đàn dành cho giới trẻ, bài văn nhận được hơn 100.000 lượt xem, bình luận. Trên Zing.vn bài văn này cũng được hơn 41.000 lượt thích.
Bài văn "không có gì tả"
Với đề bài tương tự: "Hãy tưởng tượng cảnh trường em 10 năm sau", trong thời gian 45 phút học trò này chỉ viết được vỏn vẹn một mặt giấy nhưng vẫn thu hút được sự chú ý của dân mạng.
Bài văn vừa mở đầu đã kết thúc.
Bài làm được mở đầu bằng một cuộc điện thoại giữa hai người bạn xưng hô mày - tao để dẫn dắt câu chuyện trở về thăm ngôi trường xưa sau 10 năm.
Nhưng với việc tưởng tượng ra cảnh "cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về cát bụi", học sinh này đã đưa ra kết luận: "Không còn gì tả!" và kết thúc bài làm.
Măc dù đây chỉ là trò đùa của các học sinh, nhưng ngay sau khi xuất hiện trên Facebook T.T, bức ảnh này đã được đăng tải lại trên một diễn đàn dành cho giới trẻ và thu hút hơn 40.000 lượt xem. Trên Facebook của một hot blogger, bài văn nhận được hơn 86.000 lượt thích, gần 6000 bình luận và 3.800 chia sẻ.
Bài văn tả bố lười chỉ thích nằm ườn
Không chỉ có những học trò cấp 2, 3 mới có thể sáng tác những áng văn bất hủ, cậu bé Đỗ Hồng Anh (8 tuổi, Hà Nội) cũng đã có một "tác phẩm để đời" khi miêu tả ông bố của mình "lười, chỉ thích nằm ườn".
Bài văn thật thà của cậu bé này khiến người lớn rất thích thú.
Bài viết có nội dung như sau: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả gia đình cùng dọn, bố trả (chả) dọn rồi xuống chat Za lô (Zalo) với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm ô xin nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Sau khi bài văn được anh Đỗ Mạnh Hà (ông bố trong bài viết) đăng tải trên mạng đã được rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải và thu hút hàng trăm nghìn lượt thích, bình luận.
Ngay say khi bài văn lan truyền trên mạng, ông bố "lười, chỉ thích nằm ườn" đã chia sẻ Hồng Anh từng viết một bài văn tốt nhưng không thật về mình, sau khi được nhắc nhở, cậu bé đã làm lại và miêu tả đúng như thực tế.
Theo Zing
Điểm lại 6 bài văn điểm 0 "bá đạo" gây bão Thời gian qua, có rất nhiều bài văn, thật, giả tung lên mạng, nhưng chí ít vẫn đem lại tiếng cười cho độc giả. Bài văn về tình thầy trò Năm 2011, dư luận xôn xao về bài văn dài hơn 2.800 chữ, kín 10 trang giấy thi nhưng vẫn bị điểm 0 vì hoàn toàn lạc đề. Điều khiến bài kiểm tra...