Những bài văn ngoài sức tưởng tượng của học sinh cấp ba
Muốn trở thành hiệu trưởng ngôi trường có sân bay trực thăng, khuyên Thúy Kiều lấy đại gia hay chuyển thể tác phẩm Chí Phèo thành thơ là những bài văn độc đáo của học trò.
Bài thơ về Chí Phèo, Thị Nở
Với đề bài mở “Nếu em là người dân làng Vũ Đại”, Trần Thế Hoàng Phước (học sinh lớp 11 Hóa 2, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu) đã sáng tác bài thơ lục bát dài 70 câu kể lại câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo và mối tình với Thị Nở (hai nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao).
Bài thơ viết về Chí Phèo, Thị Nở nhận điểm 9 của nam sinh chuyên Hóa.
Trong bài kiểm tra này, đoạn miêu tả Chí Phèo từ một người lương thiện trở thành kẻ chỉ thích rạch mặt, ăn vạ khiến dân làng khiếp sợ đã được nam sinh này thể hiện bằng thơ rất thành công: “Suốt ngày xỉn rượu say sưa/ Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai/Trong tay sẵn có mảnh chai/Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần/Đến nhà cụ Kiến mấy lần/Tiền kia đổi lại một phần lương tâm”.
Hay đoạn tả cảnh Chí Phèo, Thị Nở gặp nhau trong vườn chuối cũng được xây dựng bằng ngôn ngữ hài hước: “Ngờ đâu say rượu một lần/Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi/Sau lần ngả ngớn lả lơi/ Chí Phèo lại thấy thành thơi muôn phần”.
Với cách làm độc đáo, chủ nhân của bài kiểm tra này đã nhận được điểm 9 của giáo viên kèm theo lời phê cũng được phóng tác thành thơ: “Thơ em viết thật là hay/Khiến cô cũng thấy vui lây thế nào/Thấm tình Thị Nở, Chí Phèo/Càng thương tình cảnh đói nghèo, lầm than/Dù đôi ý có lan man/Lại thêm chưa sát với đề cô cho/Nhưng công sáng tạo ra trò/Con trai – chuyên Hóa giờ còn mấy ai?/Độc đáo, lại cũng có tài/ Cô liền họa bút chẳng sai: chín tròn”.
Trần Thế Hoàng Phước chia sẻ bài thơ này được hoàn thành chỉ trong 90 phút, gần như không phải chỉnh sửa nhiều. Yêu thơ ca từ nhỏ, nhưng đến năm lớp 10, Phước mới có tác phẩm đầu tay. “Chỉ khi nào có cảm hứng, mình mới làm thơ nên số lượng không nhiều”, nam sinh tâm sự.
Bài Văn tưởng tượng 20 năm sau
Với đề bài: “Viết thư gửi tôi 20 năm sau”, Lương Trọng Nghĩa (học sinh lớp 10A2, trường THPT Anh-xtanh, Hà Nội) đã sáng tác một bài văn thú vị và hài hước. Mở đầu bài làm là hình ảnh của lễ buổi khai giảng năm 2034, chàng trai này tưởng tượng khi đó mình đã trở thành hiệu trưởng của chính nơi đang theo học.
Video đang HOT
Bài văn tưởng tượng 20 năm sau của Lương Trọng Nghĩa.
Đây còn là thời điểm khánh thành ngôi trường mới chuẩn quốc tế hoành tráng với phòng hội nghị công nghệ 3D sức chứa 15.000 người, học sinh giáo viên được trang bị iPad 16, hệ thống nhà hàng 8 sao, nóc tòa nhà còn có sân đỗ trực thăng…
Đặc biệt, nhân dịp này, vị hiệu trưởng mới đã đọc lại bức thư của chính mình viết cách đây 20 năm nêu lý do vì sao từ một nam sinh lười học lại có thể đạt được thành công như ngày hôm nay. Với ngôn ngữ hài hước, trí tưởng tưởng phong phú, bài văn khiến người đọc không khỏi bật cười.
Từng thử sức với những đề bài tương tự khi còn học cấp 2, nhưng Lương Trọng Nghĩa thú nhận chưa bao giờ “chém gió ngoài sức tưởng tượng” như vậy. Tuy nhiên, bài văn còn có nhiều chi tiết là sự thật mà Nghĩa đã từng trải qua và trong đó còn gửi gắm ước mơ, mong muốn của nam sinh này.
Bài Văn hóa thân thành Thúy Kiều
Với đề bài “Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến). Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?”, các học sinh khác của lớp 10A4, THPT Anhxtanh (Hà Nội) cũng đưa ra nhiều giải pháp bất ngờ.
Tiêu biểu là bài viết của nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Yến. Không đồng tình với cách làm của Thúy Kiều, Yến đã đưa ra một giải pháp khác: “Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra”.
Bài kiểm tra Văn hóa thân thành Thúy Kiều của nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Yến.
Câu trả lời của Yến đã được thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên ra đề) nhận xét tốt và dành điểm 9 cho nữ sinh này.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh khác của lớp 10A4 cũng đưa ra các giải pháp khác khiến giáo viên bất ngờ như Thúy Kiều có thể bán đất, bán nhà lấy tiền cứu cha, hay góp vốn làm ăn cùng Kim Trọng, lấy sắc đẹp thi tuyển vợ đại gia, làm thiếp của quan phủ…
Một học sinh khác khuyên Thúy Kiều nên thi tuyển vợ của các đại gia để có tiền chuộc cha.
Chia sẻ về đề thi này, thầy Hùng cho biết: “Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân”.
Theo TTVN
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới
Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới.
Đề thi môn Ngữ văn:
Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Sở này cũng đưa ra hướng gợi ý ra đề. Theo đó, phần đọc hiểu văn bản (3 điểm). Các câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính của văn bản; các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản;
Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Khi xây dựng bộ câu hỏi, hạn chế câu hỏi nhận biết, tăng cường câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thôn gtin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã học; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Điểm đáng lưu ý là ở phần này, có thể chọn một văn bản văn học không có trong chương trình, sách giáo khoa nhưng cùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học.
Phần II (7 điểm) gồm 2 câu hỏi. Câu 1 (3 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội; câu 2 (4 điểm) yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ, văn xuôi hoặc kịch.
Để thi phần II được yêu cầu vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vẫn đề theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh; chú ý đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề.
Đề thi môn tiếng Anh
Với đề thi môn tiếng Anh, Sở GD&ĐT gợi ý các trường làm đề thi cấu trúc 2 phần, số lượng 30 câu với tổng điểm từ 7 đến 7,5 điểm.
Nội dung chính gồm: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai, điền từ cho sẵn vào đoạn văn và đọc hiểu.
Phần biết và tự luận gồm viết lại câu (4 câu, 1 điểm) và viết đoạn văn tối đa khoảng 100 - 120 từ về một trong các chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh. Phần này chiếm 1,5 điểm.
Đề tự luyện, Sở yêu cầu các trường gửi về phải có hướng dẫn chấm cả 2 môn Văn và tiếng Anh. Sở GD&ĐT sẽ biên tập lại các đề do trường gửi đến và gửi lại cho giáo viên của trường tham khảo, sử dụng ôn tập cho học sinh.
Theo GDTĐ
Bài Văn điểm 9 khuyên Thúy Kiều đi làm thêm cứu cha Với câu hỏi nếu được trở thành Thúy Kiều, em có chọn cách bán mình cho Mã Giám Sinh hay không, một nữ sinh lớp 10 đã cho rằng Kiều nên đi làm thêm để kiếm tiền cứu cha. Đề kiểm tra Văn về tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) của lớp 10A4, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) đã khiến học sinh rất...