Bài thuốc ‘vàng’ từ hoa thiên lý chữa 7 bệnh hay gặp
Hoa thiên lý không những là những giàn hoa lý tỏa hương thơm làm mát cả thềm nhà, mà đây còn là loại thực phẩm – thuốc rất lý tưởng.
Hoa là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hèHoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonkin creeper hay Chinese violet. Tên khoa học của thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Là loại cây có nguồn gốc từ các nước thuộc Đông Nam Á. Ngày nay đã lan rộng, không những tại Hoa Kỳ mà còn nhiều nước khác nữa trên thế giới cũng trồng thiên lý.
Thiên lý là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Cây có lá đơn nguyên, mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài. Hoa thơm về đêm nên mới có tên gọi là “dạ lý hương”. Mùa hoa nở chủ yếu vào hè.
Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamine như C, B1, B2, PP và tiền vitamine A (carotene), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phosphor, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.
Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và viêm mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, hoa trị giun kim.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
Video đang HOT
1. Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
2. Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
3. Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.
4. Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
5. Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
6. Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
7. Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Bài thuốc 2 vị dân dã trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Ít người biết rằng rau muống còn được dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Rau muống còn có tên khác là bìm bìm nước, được trồng trong các ao hồ, ruộng nước, những nơi đất ẩm. Có hai loại: rau muống nước và rau muống cạn. Thân rỗng, dày, có nhiều đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá màu lục, hình đầu mũi tên. Hoa màu trắng hay hồng tím, ống hoa màu tím nhạt, hình cái phễu. Quả hình cầu, hạt có lông, màu hung.
Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2... và nhiều chất nhầy. Ngoài công dụng là thực phẩm giải nhiệt trong mùa nóng, rau muống còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt,... Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh sử dụng rau muống:
Thanh nhiệt, giải độc, phòng chống say nắng, say nóng: Dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng. Có thể dùng thường xuyên trong mùa hè.
Giải độc (say sắn nhẹ): Lấy rau muống một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt (khoảng 150ml) uống. Hoặc lấy 100g rau muống, rửa sạch, cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống Nếu sau khi uống mà không đỡ phải đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.
Đau dạ dày với triệu chứng nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói sẽ đỡ các triệu chứng trên.
Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
Nhuận tràng: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Các món ăn từ rau muống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng.
Chữa dị ứng, rôm sảy, mẩn ngứa: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn. Hoặc: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Những trường hợp bị suy nhược nặng, hư hàn không nên ăn nhiều rau muống. Người có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, ăn nhiều rau muống có thể làm sẹo lồi xấu. Không dùng nếu đang uống một số loại thuốc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc.
Trí Thức Trẻ
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy. Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi...