Bài thuốc nổi tiếng Trung Quốc hỗ trợ hạ huyết áp, giúp ngủ ngon, kéo dài tuổi thọ
Bài thuốc ngâm chân là một trong những phương pháp thủy liệu nổi tiếng của Đông y. Cách chăm sóc sức khỏe này mang lại rất nhiều lợi ích, là bí quyết dưỡng sinh của nhiều danh y.
Sống khỏe mạnh nhờ bí quyết đơn giản
Sinh năm 1916, Giáo sư Đông y Đặng Thiết Đào được xem là một trong những quốc y đại sư (một danh hiệu cao quý nhất trong ngành y học cổ truyền của Trung Quốc) vẫn vô cùng khỏe mạnh.
Giáo sư Đào cho rằng, điều quan trọng nhất để khỏe mạnh chính là chú trọng đến dưỡng tâm và dưỡng đức kết hợp hài hòa với ăn uống, sinh hoạt, thể thao.
Khi tiếp xúc với ông, hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ vì biểu hiện bề ngoài rất trẻ trung, nhanh nhẹn.
Mặc dù cao tuổi như vậy, nhưng ông vẫn đang tiếp tục làm việc. Một trong những bí quyết sống khỏe mà ông duy trì trong suốt cuộc đời của mình đó chính là ngâm chân thảo dược.
Bài thuốc này của ông rất được công chúng Trung Quốc quan tâm và học tập theo, coi đó là một cách dưỡng sinh, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe dài hạn. Ngâm chân thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp, ổn định tim mạch, ngủ ngon và duy trì sức khỏe tốt.
Vì sao nên ngâm chân?
Đông y quan niệm, chăm sóc sức khỏe toàn diện không chỉ nhờ vào ăn uống, tập luyện, mà còn cần các giải pháp trị liệu đơn giản. Ngâm chân là một trong những việc nên làm hàng tuần.
Có nhiều người khi tuổi cao bắt đầu cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, chất lượng giảm xuống, tâm trạng rất căng thẳng, buồn rầu.
GS Đào cho rằng, cùng với sự gia tăng tuổi tác, con người nên thay đổi bản thân để có một giấc ngủ tốt, mùa hè thì nên ngủ sớm dậy sớm. Trước khi ngủ nên đọc sách một lát, ngồi thiền, duy trì trạng thái tâm trạng yên tĩnh. Hãy bước vào giấc ngủ sâu vào lúc 11 giờ đêm, thời điểm âm khí đạt đến mức thấp nhất, rất có lợi cho sức khỏe.
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ, GS Đào thường xuyên ngâm chân với nước ấm, thúc đẩy tuần hoàn máu cho vùng chân.
Trong quá trình ngâm chân, 2 tay có thể xoa bóp bấm huyệt, 2 chân tự xoa bấm các huyệt dũng tuyền, huyệt lao cung cho đến khi cảm thấy nóng ấm lên là được. Là một đại sư nổi tiếng nên ông cũng rất chú trọng sử dụng các vị thuốc Đông y phù hợp. Đây là bài thuốc ngâm chân nổi tiếng của ông.
Video đang HOT
Thành phần bài thuốc:
Hoài ngưu tất (õ76;) 30 g, Xuyên khung ( ) 30g, Thiên ma ()15g, Câu đằng (“276;)30g, Hạ khô thảo (ã99;)10g, Ngô thù du ()10g, Nhục quế ()10g.
Hoài ngưu tất (õ76;) 30 g
Xuyên khung ( ) 30g
Thiên ma ()15g
Câu đằng (“276;)30g
Hạ khô thảo (ã99;)10g
Ngô thù du ()10g
Nhục quế ()10g
Cách làm:
Những vị thuốc này đun sôi sau đó ngâm chân có tác dụng bình gan, hạ huyết áp và thúc đẩy giấc ngủ ngon, từ đó duy trì phong độ ổn định, kéo dài tuổi thọ.
Mỗi lần ngâm chân từ 10-30 phút và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản như trên.
Bấm huyệt dũng tuyền kết hợp với ngâm chân
Theo Tri Thức Trẻ/soha
4 "kẻ thù" lặng lẽ phá hủy thận nặng nề, hãy ghi nhớ để tránh xa
Đông y cho rằng, thận chính là gốc của sức khỏe. Nếu thận yếu thì cơ thể không thể phong độ. Đây là 4 tác nhân phá hoại sức khỏe của thận bạn nên hạn chế, đặc biệt là nam giới.
Thận hư, thận yếu là nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh, chẳng hạn như làm cho khuôn mặt bị lão hóa sớm, mất ngủ, hay quên, xanh xao, mệt mỏi và các chứng bệnh khác.
Sau đây là một số tác nhân gây tổn thương thận mà các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng luôn cảnh báo người dùng cần hạn chế. Đã đến lúc chúng ta nên quyết tâm hạn chế ăn uống để giữ gìn sức khỏe cho thận.
1. Nước ngọt, đồ uống có ga
Như chúng ta đều biết, một số loại đồ uống đa phần chứa lượng axit cao, nếu uống trong một thời gian dài sẽ âm thầm làm thay đổi độ pH của cơ thể.
Đặc biệt là các loại nước uống chuyên dụng để cho người chơi thể thao, nước ngọt có ga, nếu uống quá mức sẽ trở thành gánh nặng cho thận. Do thận là cơ quan quan trọng điều chỉnh độ pH cơ thể, và do đó có thể gây tổn hại cho thận. Hãy nhớ hạn chế uống nước ngọt càng triệt để càng tốt.
2. Món ăn quá mặn/quá ngọt
Nhiều người rất thích ăn uống với khẩu vị đậm đà, nên đa số đều ăn những món ăn có mùi vị rõ như cay, mặn. Những món ăn phổ biến được ưa chuộng như dưa chua, các món ăn vặt ngâm tẩm sấy hoặc là sẽ quá mặn, hoặc quá ngọt.
Nếu ăn thừa đường hay thừa muối đều có thể gây ra nhiều loại bệnh, dẫn đến huyết áp cao, thận không thể duy trì thể tích máu bình thường, dẫn đến bệnh thận.
3. Trà đặc
Trà đặc chứa lượng florua cao, trong khi thận chính là cơ quan bài tiết chính của chất này, khi tiêu thụ vượt trội số lượng cho phép, sẽ vượt quá khả năng bài tiết của thận, dẫn đến tích tụ flo trong cơ thể, làm hư hại thận. Càng uống trà đặc như vậy, thận càng bị tổn thương nặng nề hơn theo thời gian.
Vì thế, hãy uống trà ấm với cách pha loãng vừa phải, vừa tận dụng tốt lợi ích của trà mà không gây áp lực cho thận.
4. Uống thuốc
Với sự tiến bộ và phát triển của công nghệ y tế, ngày càng có nhiều loại thuốc được cho là có tác dụng hỗ trợ sức khỏe. Vì thế nhiều người thích uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên ở góc độ khác, uống thuốc đa phần lợi ít hại nhiều. Khi có bệnh, uống thuốc sẽ giúp khỏi bệnh. Nhưng khi chưa có bệnh, uống thuốc bổ không đúng cách sẽ làm hại tận, bắt thận làm việc quá sức, dẫn đến hư thận.
Thậm chí, nhiều người còn lạm dụng thuốc, tự mua thuốc uống, không những không tốt cho cơ thể, mà còn làm hỏng thận, thậm chí suy thận.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Bác sỹ khuyên: Mộc nhĩ ăn cùng thứ này còn tốt hơn đông trùng hạ thảo! Bảo vệ tim mạch và phòng chống ung thư Theo Đông y, chế biến món ăn từ mộc nhĩ và súp lơ là sự kết hợp tuyệt vời, giúp cùng lúc hỗ trợ điều trị 3 loại bệnh quan trọng: Bảo vệ tim mạch, giảm nhớt máu và phòng ung thư. Mộc nhĩ từng được nhiều nhà dinh dưỡng học tôn vinh là "siêu thực phẩm" vì những công dụng tuyệt vời...