Bài thuốc hay trị buồn nôn, nôn ói
Có hai nguyên nhân gây nôn ói:
- Khi ngộ độc thức ăn, nôn ói và kiết lỵ xảy ra đồng thời. Sau khi chất độc trong cơ thể bài tiết ra ngoài, tự nhiên sẽ khỏi bệnh.
- Trong cơ quan tiêu hóa có sự cản trở thức ăn đi qua, thức ăn trong dạ dày phải nôn ra. Khi đau bụng và nôn ói lặp đi lặp lại, có thể bị tắc ruột, không thể bỏ mặc mà không xử lý. Ngoài ra, bệnh ung thư cũng có những triệu chứng tương tự, cần sớm chữa trị.
Những bệnh có thể gây buồn nôn, nôn ói
1. Tình trạng có đau bụng
Ngộ độc thức ăn: Đột nhiên đau nhức toàn thân, xảy ra triệu chứng lạnh. Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy…
Viêm ruột cấp tính: Vùng bụng đau nhiều do co thắt, kế đến phát sốt, tiêu chảy, nôn ói.
Viêm gan: Sau khi sốt, xảy ra chán ăn và cảm giác mỏi mệt, kế đến đau âm ỉ vùng bụng trên phải, cảm giác muốn nôn.
Viêm phúc mạc cấp tính: Bụng trướng, đau bụng dữ dội, nôn ói. Lạnh người, vã mồ hôi, tụt huyết áp, thậm chí bị sốc.
Viêm ruột thừa: Cảm thấy buồn nôn, thường đau khắp bụng, nhất là vùng dưới phải.
Viêm tụy cấp tính: Bệnh phát do cuồng ăn hoặc quá mỏi mệt. Đột nhiên đau vùng bụng trên trái, kè nôn ói, kiết lỵ…
Viêm ruột cấp tính: Cảm thấy dạ dày bất ổn, sau bữa ăn thức ăn kèm dịch nôn ra.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bệnh xảy ra sau bữa ăn 2 – 3 giờ và khoảng 6 – 7 giờ. Xảy ra triệu chứng đau bụng trên; buồn nôn, dạ dày bất ổn.
Sỏi mật: Đau bụng trên, vùng lưng và vai phải.
Video đang HOT
Tắc ruột hoặc xoắn ruột: Đau dữ dội kéo dài, có tiếng óc ách trong ruột, bụng càng ngày càng to.
Sỏi đường tiết niệu: Đau dữ dội vùng bụng dưới và sau lưng, đi tiểu ra máu.
2. Tình trạng có đau đầu
Thiên đầu thống (đau nửa đầu): Chóa mắt, đau nửa đầu từng cơn. Không lâu sau bắt đầu buồn nôn, ói.
Xuất huyết não: Đột nhiên bất ổn, đau đầu, buồn nôn, thậm chí nói năng không rõ ràng. Tay chân một bên tê dại không thể cử động.
Xuất huyết mạng nhện dưới sọ: Đột nhiên xảy ra đau đầu dữ dội, co thắt, hôn mê, nôn ói…
Glaucoma: Đau mắt một bên, nhìn bóng đèn hình như phủ lên một lớp sương. Vùng đầu đau nhiều, nôn ói.
3. Tình trạng choáng váng
Chứng Meniere: Ù tai kèm hoa mắt, thính lực giảm dần. Chỉ cần cử động, tình trạng choáng váng trở nên nghiêm trọng, buồn nôn.
Những bài bài thuốc hay
Nước gừng tinh luyện:
- Khi triệu chứng buồn nôn kéo dài không dứt, dùng nước gừng tinh luyện sẽ có hiệu quả.
Cách làm: Gừng tươi 10g, nước 400 ml, mật ong vừa đủ. Gừng tươi gọt vỏ, cho vào chảo rang với lửa nhỏ 3 phút; hoặc đem phơi khô. Gừng tươi làm khô đem bào nhuyễn, giã nhuyễn, cho vào nồi, thêm nước, đun còn một nửa, để nguội. Mỗi lần dùng 2 muỗng nhỏ, nếu khó uống cho thêm mật ong.
- Nước cốt gừng loãng cũng rất hiệu quả. Gừng tươi sau khi giã nhuyễn, bọc trong vải vắt lấy nước uống. Một muỗng lớn nước gừng pha với 1 ly nước nguội.
Nước sắc xí muội khô:
Xí muội khô có tác dụng diệt khuẩn, chống lại nguồn bệnh từ vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa. Có tác dụng điều chỉnh đường ruột mạnh, cho nên đối với kiết lỵ, chán ăn, ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc và nôn ói do vi khuẩn… dùng xí muội có hiệu quả tốt.
Hạt dẻ:
Hạt dẻ tán bột, uống với nước, giúp gây nôn.
Dùng nước muối gây nôn:
Tùy tình trạng khác nhau, có lúc buồn nôn nhưng nôn không ra, không nên cố cầm nôn, cho nôn ra tự nhiên sẽ tốt hơn. Dạ dày nhét quá đầy thức ăn gây khó chịu, sau khi cho nôn, sẽ có cảm giác thoải mái.
Ngộ độc thức ăn cũng có tình trạng tương tự: Nhằm không cho chất độc đưa đến ruột, cơ thể sẽ phát sinh phản ứng tự nhiên gây buồn nôn. Uống nước muối có tác dụng gây nôn, các chất độc lập tức được nôn ra. Muối còn có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, dự phòng nhiễm khuẩn.
XỬ LÝ KHI NÔN ÓI
Khi nôn ói, điều trị nhanh chóng là cần thiết. Trước tiên, nhằm tránh chất nôn gây tắc nghẽn khoan mũi và khí quản, cần điều chỉnh tư thế của người bệnh.
Người bệnh sắc mặt tái xanh, khi trong miệng ngập đầy chất nôn, dùng ngón tay móc ra chất nôn. Khi người bệnh bất tỉnh, cần gọi ngay xe cấp cứu chở đi bệnh viện.
Cố gắng giảm những “ràng buộc” trên mình người bệnh. Nếu có thắt nơ và cà vạt cần cởi bỏ. Đắp chăn giúp người bệnh giữ ấm.
Khi thấy buồn nôn, không khí hít vào rất dễ đi vào thực quản, tạo kích thích gây nôn. Hít thở sâu có chủ ý sẽ làm cho tình trạng chuyển biến tốt hơn.
Sau khi nôn ói phải súc miệng, đảm bảo khoang miệng sạch. Uống nước hoặc trà để bổ sung phần nước. Khi buồn nôn, có thể ngậm một ít nước lạnh trong miệng.
Trẻ nhỏ tuổi bị nôn nhiều, dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm
Nôn ói không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ bị nôn còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân.
Ảnh minh họa
Hiện tượng nôn xảy ra khi có yếu tố kích thích trung tâm nôn ở não bộ như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hay do thuốc, do chuyển động. Nôn thường có lợi, vì nó giúp cơ thể loại bỏ các chất có thể gây hại ra khỏi cơ thể.
Một số bệnh lý có thể khiến trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài hoặc khiến trẻ bị nôn liên tục như:
Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn
Rất khó phân biệt giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus/vi khuẩn với ngộ độc thức ăn vì thông thường các tình trạng này có khởi phát bệnh khá giống nhau: trẻ có thể nôn ồ ạt, trẻ bị nôn liên tục 5 - 30 phút/lần trong 1 - 12 giờ đầu. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu để phân biệt như:
Đối với nhiễm virus, bệnh khởi phát đột ngột, trẻ nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài từ 12 - 72 giờ. Tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu tiên nhiễm bệnh hoặc ngày thứ hai. Vì vậy, trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể loại trừ khả năng viêm dạ dày do vi khuẩn/virus.
Trẻ nhỏ hoặc trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát 2 - 12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không sốt. Triệu chứng nôn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn tại nhà hàng hay khi đi dã ngoại, thường không kéo dài quá 12 giờ, có thể có hoặc không có kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt cao hoặc nôn kéo dài hơn 12 giờ thì ít khả năng là do ngộ độc thực phẩm.
Tắc ruột
Bệnh lý này xuất hiện khi ruột của trẻ bị xoắn. Tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm và cần được xử lý cấp cứu càng sớm càng tốt. Triệu chứng then chốt của tắc ruột đó là đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau bụng vừa hoặc không đau thì không nghĩ nhiều đến nguyên nhân do tắc ruột. Các triệu chứng tắc ruột bao gồm: đau bụng đột ngột, dữ dội, liên tục hoặc từng cơn; trẻ bị nôn ra mật xanh vàng, thường là nôn vọt (không bắt buộc); trẻ không kèm theo triệu chứng đi đại tiện; da dẻ nhợt nhạt, vã mồ hôi; tình trạng bệnh ngày càng xấu đi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu trẻ sốt cao trong vài ngày và thỉnh thoảng có kèm theo nôn ói, đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu của trẻ có mùi khó chịu thì phụ huynh cần cân nhắc nguyên nhân này. Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể loại trừ nguyên nhân này.
Ngoài ra, một số bệnh lý nguy hiểm xuất hiện khi có dấu hiệu nôn mửa như: Lồng ruột, hẹp phì đại môn vị, trào ngược dạ dày thực quản,...
Tùy vào từng triệu chứng đi kèm với nôn nhiều ở trẻ mà cha mẹ đưa ra phán đoán, xử lý. Nếu trong trường hợp bé nôn những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể để bé theo dõi tại nhà đồng thời bù nước và điện giải cho bé. Nhưng nếu bé có những triệu chứng bất thường khác như đau bụng, bỏ ăn, lừ đừ..., cần đưa đến bệnh viện ngay.
Ăn cháo bồ câu, 9 học sinh mầm non Hà Tĩnh nhập viện cấp cứu Sau khi ăn cháo bồ câu bữa chiều, 9 cháu bé học lớp mầm non 3 và 4 tuổi ở Hà Tĩnh có dấu hiệu đau bụng, nôn và đi ngoài, được nhập viện cấp cứu. Chiều 12/11, trả lời VTC News, ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, đơn...