Bài thuốc chữa bệnh từ đậu tương
Hạt đậu có vô vàn màu sắc đa dạng khác nhau, người ta cũng thường dựa theo màu sắc để đặt tên cho nó như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…
Nhưng trong các loại đậu tạo thành ngũ cốc thì đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng đạm dồi dào.
Cây đậu tương hoặc đậu nành là một loại cây nằm trong dòng họ Đậu, tên khoa học là Glycine max. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, đậu nành có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: chống loãng xương, giảm các triệu chứng của phụ nữ như tiền mãn kinh, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, đặc biệt là giảm nguy cơ cho bệnh tim mạch.
Trong 100g đậu nành các thành phần dinh dưỡng cơ bản bao gồm: năng lượng 173Kcal, nước 63%, protein 16,6g, carbs 9,9g, fat 9g và các vitamin. Đậu nành cung cấp các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B, C), vitamin tan trong dầu, vitamin K tốt cho quá trình đông máu, mà còn cung cấp các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm… Trong đậu nành chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho tim mạch, cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh đó, đậu nành chứa các chất có hoạt tính sinh học, giúp cơ thể chống gốc tự do, chống lão hóa, giảm cholesterol máu.
Đậu tương chứa nhiều chất xơ đặc biệt tốt cho tim mạch, cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu lạm dụng đậu nành có thể làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng tuyến giáp, hoặc gia tăng nguy cơ bị dị ứng.
Để tận dụng những giá trị dinh dưỡng tốt cũng như hạn chế tác dụng không mong muốn khi sử dụng đậu tương, cần đi khám sức khỏe định kỳ để được khám, điều trị cũng như tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người.
Trong y hoc cô truyên, cac thây thuôc đơi xưa đa rât chu trong dung đâu va cac san phâm tư đâu đơn thuân hoăc phôi hơp vơi môt sô vi thuôc khac nhăm muc đich vưa bôi bô sưc khoe vưa tri liêu bênh tât. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc môt sô phương thuôc bô dương băng đâu tương để bạn đọc tham khảo với công dụng và cách dùng cụ thể:
Video đang HOT
Bài 1: đâu tương, vưng đen, lac, đâu xanh, đâu đen, đâu đo lương băng nhau, đương trăng lương vưa đu. Cac vi sao thơm tan bôt, trôn đêu, môi ngay ăn 2 lân, môi lân 30g vơi nươc đương hoăc sưa tươi. Công dung: tư bô can thân, cương than đen toc, dung thich hơp cho nhưng ngươi thê chât suy nhươc, săc măt không tươi, toc bac sơm hoăc rung nhiêu, co thê dung lam bôt ăn dương sinh hang ngay.
Đậu tương chữa tóc bạc sớm.
Bài 2: bôt đâu tương 100g, bôt mi 100g, bôt ngô 200g, trưng ga 4 qua, đương đo 150g, sưa bo 150g. Ba thư bôt trôn đêu cung đương đo, đâp trưng va đô sưa bo vao rôi chê them nươc vưa đu, trôn ky, năn thanh nhưng chiêc banh nho, nương chin, môi ngay ăn 30-50g.
Công dung: kiên ty ich vi, tư âm bô huyêt, chuyên dung cho san phu suy nhươc, thiêu mau do thiêu săt.
Bài 3: đâu phu 200g, đâu ca chep 1 cai, khiêm thưc 25g, rau cân, hanh, gưng tươi, dâu vưng va gia vi vưa đu. Đâu ca lam sach bô đôi, ươp vơi gưng va gia vi rôi nâu sôi. Khiêm thưc ngâm nươc âm cho mêm rôi xat bo vo, đâu phu thai miêng ran vang.
Cho khiêm thưc, đâu ran, rau cân va hanh vao nôi nâu cung đâu ca cho chin, dung lam canh ăn trong ngay. Công dung: bô dương nao tuy, dung cho ngươi bi suy nhươc thân kinh, suy nhươc cơ thê.
Bài 4: đâu tương 1.000g, đan sâm 500g, mât ong 250g, đương phen 30g. Đâu tương rưa sach, ngâm nươc lanh trong 1 giơ, sau đo đô vao nôi ninh nho lưa vơi 3.000ml nươc cho như rôi tan nhuyên. Đan sâm rưa sach, ngâm nươc 1 giơ rôi săc ky 2 lân lây dich chiêt, bo ba.
Trôn dich đâu tương va dich đan sâm vơi nhau, hoa mât ong va đương phen rôi đem chưng cach thuy trong 2 giơ, đê thât nguôi rôi cho vao lo, đây kin dung dân. Môi ngay ăn 2 lân, môi lân chưng 15g.
Công dung: tư âm nhuân tao, bô ich ngu tang, thông kinh hoat lac, dung rât tôt cho nhưng ngươi suy nhươc cơ thê co vưa xơ đông mach, huyêt ap cao, viêm gan man tinh.
Chậm phát hiện ung thư phụ khoa vì lầm tưởng...
Nhiều phụ nữ do lầm tưởng dấu hiệu ung thư phụ khoa với các thay đổi sinh lý thông thường của cơ thể, dẫn tới phát hiện bệnh chậm trễ, bỏ qua thời gian vàng điều trị bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang tư vấn cho một bệnh nhân bị rong kinh kéo dài
Ung thư bị sốt lại tưởng sắp tới ngày "đèn đỏ"
Khoảng một tháng nay chị P.T.D., 35 tuổi, ngụ H.Nhà Bè, TP.HCM luôn uể oải, mệt mỏi. Chị D. cứ trong trạng thái hâm hấp sốt nên cho rằng mình sắp tới kỳ kinh nguyệt. Bởi cơ địa của chị hễ gần tới ngày "đèn đỏ" thì nhiệt độ cơ thể đều cao hơn bình thường. Chị D. không đi khám mà ráng chịu đựng, bởi khi xuất hiện kinh nguyệt là các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, chóng mặt và nóng sốt đều sẽ tự khỏi. Thế nhưng lần này, chị D. bị sốt kéo dài, chán ăn, thể trạng suy sụp thấy rõ.
Do chị D. hay bị rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh lúc ít, lúc nhiều, không thể tự tính được ngày nào sẽ có kinh nên chị quyết định đi khám phụ khoa ở Bệnh viện Hùng Vương. Lúc đó, chị nghĩ bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, sau khi xem kết quả siêu âm, bác sĩ đã xác định nội mạc bệnh nhân bất thường.
Chị D. lập tức được chỉ định làm xét nghiệm nạo sinh thiết buồng tử cung thì xác định bị ung thư nội mạc tử cung. Bệnh đã vào giai đoạn nghiêm trọng, tế bào ung thư xâm lấn vào lớp mô cơ của tử cung và các tổ chức lân cận. Bệnh nhân cho biết hay cảm thấy những cơn đau nhẹ, chằn bụng dưới nhưng lại tưởng đau do sắp tới chu kỳ kinh nguyệt.
Không chỉ chị D. nhầm lẫn dấu hiệu báo bệnh ung thư phụ khoa với thay đổi sinh lý của cơ thể, bà H.T.M., 52 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM cũng ngỡ ngàng khi được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung. Đang ở độ tuổi tiền mãn kinh, bà M. thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. Tìm hiểu các thông tin trên mạng, bà M. nghĩ rằng đó chỉ là thay đổi bình thường trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Khoảng nửa năm nay, kinh nguyệt của bà M. ra rất ít, nhưng mỗi tháng kéo dài tới cả chục ngày.
Khi bà M. chia sẻ với bạn bè thì một số người nói rằng huyết kinh đang ra ít dần rồi sẽ tắc hẳn nên không cần lo ngại. Gần đây, bà M. đưa con gái đi khám thai tại bệnh viện, tiện thể đăng ký khám tình trạng rong kinh của mình. Đến lúc này, bà mới té ngửa khi kết quả sinh thiết tế bào cổ tử cung của mình là ác tính.
Đa số ca bệnh trong độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đăng Quang, Trưởng khoa Phụ - Ngoại ung bướu Bệnh viện Hùng Vương, cho biết: Thống kê năm 2020 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ được phát hiện ung thư nội mạc cổ tử cung tại khoa này là 108 ca, ung thư cổ tử cung 58 ca, hơn chục trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn phải chuyển qua Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM để kết hợp điều trị đa mô thức (ngoại khoa, xạ trị, hóa trị).
Những bệnh nhân ung thư phụ khoa kể trên đa phần nằm trong độ tuổi tiền mãn kinh, hiếm gặp hơn ở tuổi sinh sản. Ngoài các lý do như hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì không ít người ban đầu khi tới khám mang suy nghĩ chủ quan hoặc lầm tưởng dấu hiệu báo bệnh ung thư với thay đổi sinh lý thông thường của cơ thể.
"Họ không biết lượng kinh nguyệt thế nào là nhiều, thế nào là ít, màu sắc thế nào là bất thường. Trừ khi các vấn đề xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống, còn không họ vẫn bỏ lơ, cho rằng rong kinh chút ít cũng chẳng sao", bác sĩ Quang nói.
Bác sĩ Quang nhắn nhủ tới phái nữ những điểm cần đặc biệt lưu ý để phân biệt giữa thay đổi sinh lý và thay đổi bệnh lý của cơ thể, từ đó nhằm phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa ác tính để điều trị kịp thời: Vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên nhưng chỉ một đến hai ngày là hết. Một số bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt nhưng sẽ là sốt kéo dài kèm theo cơ thể suy nhược, chán ăn, sụt cân.
Kỳ kinh nguyệt thông thường diễn ra từ 3-8 ngày, kéo dài trên 8 ngày thì gọi là rong kinh. Nếu bị rong kinh mà lượng máu ra ít, ra máu sau quan hệ tình dục, đột nhiên ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt thì phải đi khám phụ khoa ngay.
Ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt hay bị rối loạn. Mặc dù đi khám đã loại trừ những nguyên nhân thực thể như u xơ, bệnh tuyến cơ tử cung, rối loạn đông máu, bệnh nội khoa (tuyến giáp, tuyến yên...) nhưng điều trị nội khoa xuất huyết âm đạo bất thường thất bại (đặc biệt lứa tuổi sinh sản và bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao ung thư nội mạc) thì vẫn không được chủ quan, vì chưa thể loại trừ nguyên nhân do bệnh lý ác tính.
Do khi thực hiện thủ thuật nạo sinh thiết có khả năng nhỏ lúc lấy bệnh phẩm xét nghiệm chỉ lấy được mô lành nên kết quả phản ánh không chính xác. Cần tái khám làm sinh thiết lại hay kết hợp thêm xét nghiệm cận lâm sàng khác như nội soi buồng tử cung chẩn đoán.
Quan trọng nhất chị em cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm PAP (xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung) mỗi năm ít nhất một lần. Bởi có những bệnh ung thư phụ khoa giai đoạn đầu tiến triển âm thầm, đến khi xuất hiện dấu hiệu thì đã nặng.
Giảm nguy cơ ung thư với những đồ ăn quen thuộc của người Việt Cà rốt, súp lơ, cà chua... là những thực phẩm quen thuộc với người Việt có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Khoa học chứng minh, chế độ ăn uống có sức ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của ung thư. Vì vậy, lựa chọn những thực phẩm chứa thành phần có lợi giúp giảm khả năng mắc và phát triển...