Bài thuốc bổ trung ích khí
Theo Đông y: Tâm (tim) là chủ của lục phủ ngũ tạng, là nguồn gốc của sinh mạng; Tâm chủ huyết mạch, khi huyết đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh, sức sống dồi dào.
Khi tâm huyết kém thì cơ thể gầy yếu, nhịp tim chậm, có khi loạn nhịp, người mệt mỏi và sinh ra nhiều chứng bệnh. Nguyên nhân do tỳ vị hư hấp thụ thức ăn kém, dẫn đến khí huyết suy, huyết dịch không đủ để cung cấp cho tim hoạt động.
Biểu hiện cơ thể gầy yếu, người mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, tiểu đêm nhiều lần, huyết áp thấp (thường 100/60 có khi 90/60). Nhịp tim thường 45 lần/phút, khi mệt quá có thể xuống 40 hoặc 35 lần/phút.
Triệu chứng: Thể trạng gầy yếu, ăn uống kém, người mệt mỏi, đại tiện khi táo khi lỏng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nhưng có khi đi tiểu ít cả về số lần và số lượng nước tiểu, đau lưng, lưỡi khô ráp, mạch trầm tế vô lực, nhịp mạch đập chậm… Điều trị: Kiện bổ tỳ vị, bổ thận ích tinh, bồi bổ khí huyết.
Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia vị: hoàng kỳ (chích) 20g, nhân sâm 16g (chúng tôi dùng bạch sâm Cao ly Hàn Quốc), bạch truật 20g, xuyên quy 12g, thăng ma 12g, trần bì 12g, cam thảo (chích) 8g, sài hồ 4g, gia: thục địa 16g, nhục quế 12g (dùng quế tâm), hắc phụ tử (chế) 8g, can khương 6g…
Một số vị thuốc trong bài thuốc Bổ trung ích khí trị rối loạn nhịp tim.
Bài thuốc có tác dụng kiện bổ tỳ vị, bổ thận tráng dương, bồi bổ khí huyết. Điều trị chứng: Tỳ vị khí hư, ăn kém, tinh thần mệt mỏi, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, khí hư huyết kém, tâm huyết không đủ, nhịp tim chậm.
Video đang HOT
Cách dùng: Bệnh nhân uống 7 thang đầu nhịp tim lên 65 lần/phút, uống tiếp đợt 2 nữa, nhịp tim tăng lên 80 lần/phút. Sau đó giảm nhục quế xuống 6g, hắc phụ tử xuống 4g, can khương xuống 4g. Uống tiếp 20 thang, các triệu chứng khác cũng thuyên giảm và khỏe mạnh, bệnh nhân sinh hoạt, làm việc bình thường, nhịp tim luôn duy trì 80- 82 lần/phút. Sau khi điều trị cho 5 bệnh nhân đều có kết quả như nhau.
Vị trí huyệt thần môn.
Châm cứu các huyệt: A thị huyệt liên sườn 3-4 châm xiên, nội quan, thần môn, khí hải, túc tam lý, tam âm giao. Châm 2 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày, mỗi lần châm lưu kim 30 phút.
BS. Nguyễn Văn Nguyên
Theo SK&ĐS
Bệnh đau đầu khi nào nguy hiểm?
Đau đầu là chứng bệnh của rất nhiều nguyên nhân như: căng thẳng thần kinh, huyết áp thấp hoặc cũng có thể là những tổn thương của tổ chức trong hộp sọ, bệnh của mạch máu não... Vậy, khi nào đau đầu sẽ là nguy hiểm, cần đi khám?
Theo PGS. TS Kiểu Đình Hùng, Thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu, BV Bạch Mai; Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội, sai lầm người bị đau đầu thường gặp phải là uống quá nhiều thuốc, chữa ở nhiều nơi không phải là chuyên khoa.
Những cơn đau đầu phần lớn đều chữa khỏi tuy hơi lâu một chút. Đau đầu cần tìm nguyên nhân và dùng thuốc hợp lý và giảm dần thuốc, đau cấp tính thì việc điều trị ngắn hơn mạn tính (não chưa bị tổn thương). Vì thế, không nên lạm dụng thuốc, không nên nghe theo người khác mách bảo, theo Sức khỏe & Đời sống.
Bệnh nhân đau đầu thường xuyên cần khám bác sĩ.
Do đó, PGS Kiều Đình Hùng khuyến cáo, nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tìm nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà phòng ngừa khác nhau, ví dụ ai hay đau đầu, chóng mặt thông thường máu lên não hơi ít nên khuyến nghị là cần chơi thể thao, bởi khi chơi thể thao tim đập mạch hơn, máu lên não tốt hơn và sẽ hạn chế được đau đầu do nguyên nhân đó.
Cũng theo PGS. Hùng, đau đầu có nhiều loại, người ta hay đau đầu chóng mặt, đặc biệt là phụ nữ tuổi từ trung niên trở lên bệnh hay gặp nhất là thiếu máu lên não, bệnh này do máu nuôi não không đủ nên đau đầu, chóng mặt, ngủ hay mơ thời gian sau quên, hay lẫn.
Bệnh này hay gặp nguyên nhân do huyết áp thấp, hai là hẹp động mạch nuôi não như động mạch cảnh, động mạch đốt sống và nguyên nhân nữa là do thoái hóa cột sống cổ, chúng ta biết hai mạch nuôi phần sau của não là chui vào phần sau đốt sống cổ vì thế khi thoái hóa cột sống cổ nó phải phì đại các động mạch ấy và nó gây ra các triệu chứng như thường gặp.
Loại hai hay gặp là bệnh của cao huyết áp, tăng huyết áp máu lên não nhiều cũng nguy hiểm nhưng THA không biết điều trị đôi khi vỡ mạch máu não.
Cho nên, bác sĩ khuyến cáo người trẻ đau đầu nên đi chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch não để xem có bệnh dị dạng hay không. Ngoài ra, cần phòng bệnh đột quỵ ở người trẻ. Ví dụ có nhiều người trẻ đang rất khoẻ thì vỡ mạch máu não ra và xuất huyết não và nhẹ thì đau đầu vào viện có thể xử trí kịp có trường hợp liệt nửa người và tử vong.
Hiện nay, những phương pháp để phát hiện tổn thương ở não và mạch não thì cộng thưởng từ là tốt nhất, mặc dù các nước nghèo đến nước giàu người ta cũng không dám dùng cộng hưởng từ để tầm soát vì nó rất đắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân thì chỉ định chụp cộng hưởng từ là phương án tối ưu nhất.
Một số biện pháp làm giảm đau đầu:
Người ta thường nghĩ rằng khi bị đau đầu, chỉ có thuốc mới có tác dụng làm giảm đau, nhưng có một số cách cực kỳ hiệu quả để giảm đau đầu mà không cần dùng đến thuốc.
- Châm cứu: Trên đầu có một số huyệt vị nếu châm vào sẽ làm giảm ngay các cơn đau đầu, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế. Châm cứu có tác dụng ngay và có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu của bạn, tuy nhiên khi châm cứu cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.
- Massage: Mặc dù chưa được nghiên cứu sâu, nhưng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, massage có thể làm giảm số lượng các cơn đau đầu ở một số người. Ngoài ra massage còn có thể giảm bớt căng thẳng, đau đầu thông thường.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B2 và magiê có thể giúp bạn ít đau nửa đầu hơn. Hay hợp chất coenzyme Q10 giúp cả người lớn và trẻ em ít đau nửa đầu, tuy nhiên phải uống loại thực phẩm chức năng này nhiều lần trong 1 tháng mới thấy có tác dụng. Để đi đến quyết định uống bất cứ thực phẩm chức năng hay vitamin nào bạn cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
- Thư giãn: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nửa đầu là những căng thẳng trong cuộc sống, nên các chuyên gia y tế khuyên rằng việc thư giãn là một cách hiệu quả để chữa bệnh. Bạn có thể áp dụng phương pháp như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Với những cách đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể xử lý được tình trạng căng thẳng để giảm đau đầu.
- Tập thể dục: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp giảm đau đầu.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Tập thể dục sai cách: Bệnh nhẹ hóa nặng Nghe theo lời hướng dẫn của bạn bè, hoặc tập theo các bài tập phát trên internet, nhiều cụ ông, cụ bà đã phải nhập viện bởi càng tập, xương khớp càng đau nhiều hơn. Mỗi cơ thể một chế độ tập khác nhau BS. Phan Vương Huy Đổng - giảng viên Bộ môn Y học Thể thao ĐH. Y khoa Phạm Ngọc...