Bài tập cho người bệnh rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Bởi vậy, việc tập luyện giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh, tránh bệnh chuyển biến nặng hơn…
1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh rối loạn hoảng sợ
Người bệnh trong cơn hoảng loạn nếu không được kiểm soát và hỗ trợ đúng cách sẽ xuất hiện các hành vi bốc đồng, kích động, làm hại đến bản thân và những người xung quanh. Các triệu chứng rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào.
Bản thân người bệnh có thể nhận thấy nỗi hoảng sợ của họ là vô lý nhưng không làm cách nào để kiểm soát được. Một số người sẽ né tránh việc ra ngoài để không làm bùng phát cơn hoảng sợ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tinh thần, công việc và các mối quan hệ của người bệnh.
Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Bởi vậy, người bệnh cần duy trì những bài tập dành cho người rối loạn hoảng sợ để cải thiện tình trạng bệnh, tránh bệnh chuyển biến nặng hơn. Luyện tập được coi là rất quan trọng để duy trì thể lực tinh thần và có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện sự tỉnh táo và tập trung, cũng như tăng cường chức năng nhận thức tổng thể.
Luyện tập và các hoạt động thể chất khác tạo ra endorphin – hóa chất trong não hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên – và cũng cải thiện khả năng ngủ, do đó làm giảm căng thẳng.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh rối loạn hoảng sợ
Luyện các bài tập thở sâu
Thực hành thở sâu hàng ngày có thể giúp bạn giảm bớt áp lực và lo âu. Hơn nữa, động tác thở sâu khi xảy ra cơn hoảng sợ có thể giúp bạn đứng vững và vượt qua các triệu chứng nhanh hơn. Hiện tượng thở quá nhanh và ngắn thường xảy ra trong cơn hoảng sợ. Thực hiện bài tập thở bụng có thể giúp bạn chế ngự cảm giác cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi, đồng thời có thể ngăn chặn những cơn hoảng sợ trong tương lai.
Ngồi thẳng người trên một chiếc ghế dựa thoải mái. Đặt bàn tay lên bụng. Hít vào một hơi dài và chậm qua mũi và đếm từ một đến bốn.
Bạn phải cảm thấy bụng phồng lên. Nín thở khi đếm đến hai. Tiếp đó thở ra qua miệng khi đếm đến bốn. Chú ý bụng phải xẹp xuống dưới bàn tay đang đặt trên bụng. Thực hiện bài tập này mỗi ngày hai lần trong 5 – 10 phút để giúp giảm stress hiệu quả hơn.
Người bệnh cần duy trì hoạt động tích cực.
Duy trì hoạt động tích cực
Tập luyện thể dục thể thao cũng rất tuyệt vời để giải tỏa stress. Căng thẳng có thể khiến bạn dễ bị cơn hoảng loạn tấn công, do đó việc giảm stress và biết cách xử lý stress theo cách lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện cơn hoảng sợ. Vận động đem lại tâm trạng tích cực và tạo ra “chất giảm đau tự nhiên” gọi là endorphins. Hoạt động thể chất cũng được chứng minh là giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hãy chọn một hoạt động tập luyện mà bạn yêu thích và tham gia cùng với những người khác để cùng giảm stress.
Video đang HOT
Duy trì giấc ngủ điều độ
Giấc ngủ và sự lo âu cùng tồn tại, tương tác lẫn nhau. Mất ngủ có thể khiến khả năng xử lý stress giảm sút, mức stress tăng cao sẽ gây mất ngủ. Dường như những người lo âu kinh niên lại càng bị chứng thiếu ngủ tác động mạnh hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người bị rối loạn hoảng sợ và lo âu có thể giảm được các triệu chứng nếu giấc ngủ được hồi phục.
Cố gắng ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm
Ngoài ra, bạn nên duy trì đồng hồ sinh học ổn định bằng cách sinh hoạt và giờ giấc ngủ điều độ. Hạn chế thức uống có cồn và caffeine.
Như vậy bạn có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Nếu lạm dụng rượu bia và caffeine chất lượng giấc ngủ giảm sút đáng kể. Caffeine có thể làm gia tăng các triệu chứng lo âu, nếu được uống vào thời gian muộn trong ngày sẽ ngăn cản giấc ngủ của bạn.
3. Chăm sóc người bệnh rối loạn hoảng sợ tại nhà
Cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn để giảm lo âu
Những bữa ăn cân bằng, giàu vitamin và dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng. Cố gắng ăn thực phẩm tự nhiên không chế biến như thịt nạc và protein, carbohydrates phức hợp như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo.
Người bệnh cần tránh các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
Ăn carbohydrates phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau. Các thức ăn này khi được tiêu hóa sẽ kích thích cơ thể tiết ra serotonin, một hóa chất có tác dụng giảm stress.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung các thức ăn giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt và thức ăn giàu magiê như rau xanh và đậu nành.
Vitamin C được cho rằng giúp giảm mức cortisol, một hormone gây stress. Bổ sung nước cho cơ thể với 8 ly nước (ly 240 ml) hoặc nhiều hơn mỗi ngày.
Tâm sự với người thân, bạn bè
Chỉ cần nói chuyện với ai đó về những lo âu hoặc vướng mắc trong lòng, chúng ta cũng có thể cảm thấy nhẹ lòng. Những ý nghĩ âu lo luẩn quẩn trong đầu khiến chúng ta tin đó là thật. Tâm sự với bạn thân hoặc một người có thể cho bạn lời khuyên sẽ là điều hữu ích giúp bạn thoát khỏi các suy nghĩ lo âu thiếu thực tế. Khi nói ra thành lời, bạn có thể thấy những lo lắng của mình có vẻ không thực tế hoặc ngớ ngẩn, hoặc người bên ngoài có thể giúp người bệnh thấy được rằng những lo lắng đó không có cơ sở.
Ngoài ra, việc tự chăm sóc và tự điều trị tại nhà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý rối loạn hoảng sợ. Điều quan trọng cần nhớ là những người mắc vấn đề tâm lý thường có nghị lực yếu và tổn thương tâm lý. Vì vậy nếu không có sự thay đổi trong quá trình tự điều trị thì tình trạng bệnh có thể tái phát dễ dàng, các cách vượt qua rối loạn hoảng sợ đều khó đạt hiệu quả cao.
Gia đình, người thân là nguồn hỗ trợ vững chắc mà người bệnh có thể dựa vào để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng.
Nhìn nhận tích cực hơn: Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, từng bước vượt qua những cảm xúc khó khăn của bản thân.
Chia sẻ cảm xúc: Không ngần ngại chia sẻ cảm xúc và lo lắng với người thân hoặc bạn bè để tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần.
Tránh sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng hoảng loạn.
8 chất dinh dưỡng hỗ trợ chống lại triệu chứng trầm cảm
Không nên bỏ qua những dấu hiệu căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Thay đổi lối sống và tham khảo những chất dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể.
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần thường gây ra cảm giác trống rỗng, buồn bã, không cảm nhận thấy niềm vui... mà không có lý do rõ ràng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bệnh tật, tàn tật trên toàn thế giới. Trầm cảm có nguy cơ làm suy yếu các mối quan hệ của một người, khiến công việc và duy trì sức khỏe tốt trở nên rất khó khăn, trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến tự tử. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em.
Theo BS. Nguyễn Thanh Bình, Khoa thần kinh và bệnh Alzheimer, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, mặc dù các chất bổ sung vitamin và khoáng chất không thể điều trị trầm cảm nhưng chúng có thể giúp giảm các triệu chứng.
Để điều trị trầm cảm thường dùng thuốc, trị liệu hoặc kết hợp cả hai, cùng với bổ sung chế độ ăn uống chứa những thực phẩm hỗ trợ cho phương pháp điều trị truyền thống để giúp giảm các triệu chứng. Lưu ý, trường hợp dùng chất bổ sung phải theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ.
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới.
Dưới đây là 8 chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và chất bổ sung giúp tăng cường sức khỏe tinh thần, giảm triệu chứng trầm cảm:
1. Selen giúp kiểm soát triệu chứng trầm cảm
Một số nhà khoa học đã gợi ý rằng việc tăng lượng selen có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, điều này giúp kiểm soát trầm cảm dễ dàng hơn.
Selenium có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, hải sản, gan...
2. Vitamin D cải thiện triệu chứng trầm cảm
Theo một phân tích tổng hợp năm 2019, Vitamin D có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Mọi người nhận được hầu hết vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời, nhưng nguồn thực phẩm cũng rất quan trọng.
Thực phẩm có thể cung cấp vitamin D bao gồm: cá hồi, cá mòi, sản phẩm sữa tăng cường, gan bò, trứng...
3. Acid béo omega-3 giúp điều trị chứng rối loạn trầm cảm
Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy acid béo omega-3 có thể giúp điều trị chứng rối loạn trầm cảm.
Ăn acid béo omega-3 có khả năng làm giảm nguy cơ rối loạn tâm trạng và các bệnh về não bằng cách tăng cường chức năng não, bảo tồn vỏ myelin bảo vệ các tế bào thần kinh.
Nguồn cung cấp acid béo omega-3 tốt bao gồm: cá nước lạnh (cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu), hạt lanh, dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó...
4. Vitamin B giảm nguy cơ và triệu chứng rối loạn tâm trạng
Vitamin B12 và B9 (folate hoặc acid folic) giúp bảo vệ và duy trì hệ thần kinh, bao gồm cả não. Vitamin này có thể giúp giảm nguy cơ và triệu chứng rối loạn tâm trạng.
Nguồn vitamin B12 bao gồm: trứng, thịt, gia cầm, cá, hàu, sữa, một số loại ngũ cốc tăng cường, thực phẩm có chứa folate (rau lá sẫm màu, trái cây, nước ép trái cây, quả hạch, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm, hải sản, trứng).
5. Chất chống oxy hóa giảm các triệu chứng lo âu
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là một trong những cách có thể làm giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát.
Vitamin A (beta carotene), C và E chứa các chất gọi là chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, là chất thải của các quá trình cơ thể tự nhiên có thể tích tụ trong cơ thể.
Nếu cơ thể không thể loại bỏ đủ các gốc tự do, stress oxy hóa có thể phát triển dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, trong đó có lo lắng và trầm cảm.
Tiêu thụ các vitamin cung cấp chất chống oxy hóa làm giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát.
Thực phẩm tươi, có nguồn gốc thực vật như quả mọng, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, đậu nành, các sản phẩm thực vật khác có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm liên quan đến căng thẳng.
6. Kẽm giúp thuốc chống trầm cảm hoạt động hiệu quả hơn
Kẽm giúp cơ thể cảm nhận được vị giác, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch... Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng nồng độ kẽm ở những người bị trầm cảm thấp hơn và việc bổ sung kẽm có thể giúp thuốc chống trầm cảm hoạt động hiệu quả hơn.
Kẽm có trong ngũ cốc nguyên hạt, hàu, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, đậu, các loại hạt như hạt bí ngô...
7. Protein
Protein giúp cơ thể phát triển và sửa chữa nhưng nó cũng giúp ích cho những người bị trầm cảm. Cơ thể sử dụng một loại protein, acid amin thiết yếu gọi là tryptophan để tạo ra serotonin, loại hormone "cảm thấy dễ chịu".
Thịt gà, cá ngừ, trứng, đậu, đậu xanh, hạt bí ngô, hạt vừng, hạt điều, quả óc chó, yến mạch, gạo lứt, hạt diêm mạch, đậu, khoai tây, dứa, chuối là một số ví dụ về thực phẩm chứa nhiều tryptophan và dễ hấp thụ.
8. Probiotic
Các thực phẩm như sữa chua và kefir có thể tăng cường lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Theo một phân tích tổng hợp năm 2016, hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể làm giảm các triệu chứng và nguy cơ trầm cảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng lactobacillus và bifidobacteria hỗ trợ giảm nguy cơ trầm cảm.
Các chất dinh dưỡng tốt trong nguồn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh tâm trạng. Trường hợp chế độ ăn không đáp ứng, có thể bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trước khi bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho chứng trầm cảm, cần phải nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc nào đang dùng.
Mất khứu giác: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Mất khứu giác là khi người mắc mất đi khả năng phân biệt, nhận biết mùi. Tình trạng này có thể diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn với nhiều nguyên nhân, đôi khi do bẩm sinh. 1. Mất khứu giác là gì? Mất khứu giác là tình trạng không ngửi được mùi, có thể xảy ra mất khứu giác một phần hoặc...